Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào tạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào tạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đột phá lĩnh vực giáo dục và đào tạo bắt đầu từ quản lý

0 nhận xét

Phó Thủ tướng thừa nhận, đối với giáo dục phổ thông, chương trình đang vận hành được thông qua từ năm 2006 còn nặng về giáo dục kiến thức mà còn hạn chế giáo dục kỹ năng cũng như hoạt động ngoài xã hội.

Từ năm 2007 – 2008, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan trong nước và nước ngoài thiết kế một chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm áp dụng cho giai đoạn sau năm 2015.

PPTNguyenthiennhan Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đột phá lĩnh vực giáo dục và đào tạo bắt đầu từ quản lý

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Ngành GD&ĐT đã xác định quản lý giáo dục là khâu đột phá.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành một số điều chỉnh  như giảm tải chương trình, hạn chế lối học thuộc lòng; tăng cường giáo dục kỹ năng trong giờ hoạt động xã hội; bổ sung  ngay những nội dung cấp thiết như trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong 10 năm tới…

Đối với giáo dục đại học, Phó Thủ tướng thừa nhận, trong một thời gian dài chúng ta chưa làm rõ chuẩn sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt kỹ năng gì, năng lực cụ thể như thế nào. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học phải công bố chuẩn đầu ra, đến nay có trên 50%  số trường đã công bố.

Đối với học sinh – sinh viên vùng sâu, vùng xa, vùng có đời sống khó khăn, ngành đã có chính sách hỗ trợ ưu tiên, trong đó có ưu tiên về điểm, song vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo xét điểm chặt chẽ hơn  nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Cũng theo Phó Thủ tướng, ba năm trở lại đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xác định quản lý giáo dục là khâu đột phá của hệ thống giáo dục.

Theo đó, quy hoạch giáo dục bậc đại học, phổ thông và dạy nghề  được phân cấp trách nhiệm. Ngành cũng hoàn chỉnh quy chế quản lý Nhà nước, trên cơ sở đó đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến giáo  dục đại học.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng và coi đây là điều kiện tiên quyết bởi các nhà trường chỉ có thể mới đổi mới được khi các hiệu trưởng có tinh thần đổi mới. Trong 3 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng 28 nghìn hiệu trưởng.

Liên quan đến vấn đề đầu tư, Phó Thủ tướng cho biết, dù Nhà nước đã dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng thực tế nhu cầu vẫn còn rất lớn và tăng nhanh. Một ví dụ là nếu năm 2000, 100 học sinh tốt nghiệp phổ thông chỉ có 16 em vào đại học, thì năm 2011, con số này tăng lên 55 em.

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đang xây dựng Đề án về vấn đề chi phí và giá các dịch vụ xã hội dịch vụ công, trong đó có giáo dục. Một mặt, xây dựng định mức giá thành với chi phí đầy đủ, mặt  khác có chính sách đảm bảo cho các đối tượng khó khăn được hỗ trợ trực tiếp để có thể thụ hưởng các dịch vụ công.

Riêng với giáo dục, định hướng là sẽ tiếp tục có hỗ trợ cho học sinh, sinh viên các vùng khó khăn, đồng thời quan tâm hơn tới giáo viên với những chính sách cụ thể về lương, chính sách thâm niên…

Tổng hợp chung các ý kiến xung quanh phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nhiều bạn đọc khẳng định, với nguồn lực của đất nước hiện nay, mặt bằng về giáo dục và đào tạo đã được cải thiện, các cử tri bày tỏ đồng tình và chia sẻ với Chính phủ về những tồn tại của ngành giáo dục và đào tạo.

Theo đó, các cử tri đề nghị cần đẩy mạnh giám sát việc công bố chuẩn đầu ra của sinh viên, đề nghị ngành giáo dục cần đôn đốc các nhà trường phải thực thi nghiêm túc hơn nữa để xã hội biết rõ chất lượng của từng nhà trường. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của ngành giáo dục và đào tạo.

Nhiều độc giả cũng đồng tình với kế hoạch nâng cao chất lượng về dạy và học ngoại ngữ trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt, bạn đọc bày tỏ tin tưởng Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 7/2011 sẽ được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Linh Đan – Từ Lương

Ảnh: Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “Biến ngoại ngữ thành một thế mạnh”

0 nhận xét

Hôm nay 19/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự Hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực tuyến qua 5 điểm cầu truyền hình là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và Thái Nguyên.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Học ngoại ngữ giỏi là cho gia đình và cho sự phát triển của đất nước

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Học ngoại ngữ giỏi là cho gia đình và cho sự phát triển của đất nước

Mục tiêu lớn của đề án dạy và học ngoại ngữ là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân để đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một số điểm nổi bật mà đề án đặt ra là xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết, gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế. Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc, học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác. Xây dựng và triển khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho môn Toán và một số môn học phù hợp khác ở các trường trung học phổ thông.

Đề án dạy và học ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 là một đề án lớn, kéo dài nhiều năm, liên quan đến nhiều địa phương, bộ, ngành, chi phối trực tiếp đến 80.000 giáo viên và hơn 20 triệu học sinh, sinh viên. Khác với các đề án, dự án khác, đề án này áp dụng chuẩn đánh giá kết quả đầu ra cho giáo viên và học sinh, sinh viên theo khung chuẩn năng lực ngoại ngữ châu Âu.

Vì vậy, thời gian đầu, công tác khởi động còn nhiều lúng túng trong khâu điều hành và phối hợp thực hiện, các chính sách và chế độ ưu đãi với đội ngũ chuyên gia, chuyên trách trong nước và quốc tế vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng và chưa rõ ràng. Nhưng với quyết tâm cao và sự chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự tham gia tích cực của các đơn vị và địa phương toàn quốc, đến nay đề án đã đi vào nề nếp, hoạt động nhịp nhàng và đạt được yêu cầu cơ bản.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, ngoài tiếng Anh, các dự án dạy tiếng Pháp, thí điểm dạy tiếng Nhật và tiếng Đức vẫn đang thực hiện hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các địa phương mở rộng dạy tiếng Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung Quốc ở nhiều nơi có điều kiện và nhu cầu như là môn ngoại ngữ 1 hoặc ngoại ngữ 2.

Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia đã kiến nghị, đóng góp với những kinh nghiệm hay trong quá trình đào tạo ngoại ngữ, đào tạo tiếng Anh chuyên ngành, các đại biểu 3 miền cũng nêu rõ, phản ánh khá sinh động bức tranh dạy và học ngoại ngữ ở các trình độ và vùng miền khác nhau. Theo đó, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ còn rất thiếu, nhà trường vẫn chưa tạo động lực học ngoại ngữ cho học sinh, nhất là ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, giáo trình dạy tiếng Anh ở cấp phổ thông hiện nay còn nhiều lạc hậu, thiếu hẳn yếu tố giao lưu, giao tiếp, tranh luận mà đang nghiêng nhiều theo hướng hàn lâm, câu chữ, ngữ pháp khô khan, học sinh thi xong là không muốn học ngoại ngữ nữa.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ tính cấp thiết của việc học ngoại ngữ giai đoạn sắp tới trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chấm dứt đánh giá trình độ ngoại ngữ theo cách làm truyền thống là A, B, C mà phải theo cách đánh giá theo chuẩn châu Âu là 1, 2, 3.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn về biên chế đối với giáo viên tiếng Anh trong các trường phổ thông.

Đẩy mạnh việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học có khoa ngoại ngữ sớm trở thành những “máy cái” để đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ ngoại ngữ hoàn chỉnh hơn.

Phó Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước cùng tham gia viết các phần mềm dạy tiếng Anh để cung cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sớm hình thành hệ thống giáo viên tình nguyện để giúp các địa phương ở vùng khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để thống nhất các phương án phổ cập đề án dạy ngoại ngữ cho khối dạy nghề.

Sau 3 năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án dạy và học ngoại ngữ, còn 18 địa phương vẫn chưa xây dựng đề án dạy ngoại ngữ tại địa phương mình, chậm nhất quý 1/2012 phải hoàn thành, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị cần tuyên truyền làm thay đổi nhận thức đối với giáo viên, học sinh và sinh viên trong việc học và làm chủ ngoại ngữ. “Học giỏi ngoại ngữ là học cho chính mình, làm phong phú kho kiến thức của mình. Học ngoại ngữ giỏi là cho gia đình và cho sự phát triển của đất nước”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Từ Lương

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân triển khai Đề án dạy nghề lao động nông thôn

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý  trong thời gian tới các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, thực hiện đủ 4 có, 4 biết trong quá trình triển khai Đề án dạy nghề lao động nông thôn.

Đào tạo nghề giúp nông thôn phát triển nhanh, bền vững

Đào tạo nghề giúp nông thôn phát triển nhanh, bền vững

Phó Thủ tướng yêu cầu việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, tức là gắn kết người dạy, người học và chính quyền địa phương; thực hiện đủ 4 có là Ban Chỉ đạo, quy hoạch nguồn nhân lực, danh sách cơ sở dạy nghề, giới thiệu chương trình dạy nghề trên truyền hình địa phương đối với địa phương .

Cùng với đó việc đào tạo nghề nông thôn cần bảo đảm 4 biết đối với người dân thực hiện Đề án, đó là địa chỉ làm sau khi học nghề, địa chỉ dạy nghề gắn với việc làm tốt, các chính sách hỗ trợ, địa chỉ cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

Tiếp tục thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa, Bến Tre

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức tốt việc thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa và Bến Tre.

Bộ này cũng chuẩn bị tổng kết, báo cáo kết quả thí điểm trên tại Hội nghị sơ kết xây dựng mô hình điển hình toàn quốc.

Được biết, năm 2011 – năm thứ 2 triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tới tháng 6/2011, đã có 52 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án này ở cấp tỉnh. Các địa phương đã triển khai thí điểm mô hình dạy nghề triển khai nối tiếp năm 2010 ở các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới,…

Kế hoạch năm 2011 đặt ra là dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo.

Quốc Hà

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ưu tiên đào tạo nhân lực lĩnh vực năng lượng nguyên tử

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nhấn mạnh yêu cầu này tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo chiều 19/7.

nguyen thien nhan

Hình minh họa

Phiên họp đầu tiên này có sự tham gia của lãnh đạo một số Bộ, ngành nhằm xác định những nhiệm vụ trước mắt và dài hạn của Ban Chỉ đạo.

Năng lượng nguyên tử ở nước ta là lĩnh vực hoàn toàn mới. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ lĩnh vực này còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu làm chủ và phát triển lĩnh vực đặc biệt này.

Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, mỗi năm sẽ đào tạo 65 kỹ sư, cử nhân, 35 thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2020 đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ cử 500 lượt các nhà quản lý, khoa học đi khảo sát, học tập kinh nghiệm và tham gia các khóa bồi dưỡng tại các nước phát triển về năng lượng nguyên tử.

Kinh phí thực hiện Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được phê duyệt là 3.000 tỷ đồng ( trong đó ngân sách nhà nước chi 2.000 tỷ đồng, 1.000 tỷ đồng do EVN chi trả).

Giai đoạn 2011-2015, kinh phí thực hiện Đề án là 2.000 tỷ đồng, dành để xây dựng văn bản về cơ chế, chính sách ưu tiên đối với giảng viên, học viên, người làm việc trong lĩnh vực nguyên tử. Đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chuyên ngành thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử, các thiết bị đo hạt nhân, vật tư thiết bị phục vụ chế tạo mẫu, hệ mô phỏng lò phản ứng…và các yêu cầu đào tạo đa dạng khác.

Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần tạo nhiều điều kiện, thêm nhiều cơ chế khuyến khích đối với những cán bộ, kỹ sư tham gia phục vụ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao EVN rà soát và nêu chi tiết yêu cầu nhân lực tại các nhà máy điện hạt nhân, trên cơ sở đó phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ để lên kế hoạch, lập danh sách gửi cán bộ đào tạo tại nước ngoài.

Đối với các cơ sở đào tạo trong nước, Phó Thủ tướng đề nghị cần phân loại những cơ sở hội đủ các điều kiện cần thiết để đào tạo nhân lực phục vụ lĩnh vực năng lượng nguyên tử, từ đó sẽ có cơ chế đầu tư thích hợp.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các cơ quan liên quan cần quan tâm tới những chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ đặc thù đối với những người tham gia phục vụ trong lĩnh vực đặc biệt này.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tháng 9/2011 trình phương án sơ bộ về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hoàn chỉnh chương trình năng lượng hạt nhân giai đoan 2011-2016 trong tháng 12/2011.

Tại buổi giao ban, Phó Thủ tướng đã cho ý kiến để sửa đổi quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nguyên tử. Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ tổ chức giao ban phiên toàn thể lần thứ 2 vào tháng 9/2011.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục chủ trì chương trình làm việc tại Đồng Tháp

0 nhận xét

Ngày 17/7, Phó Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận tiếp tục chủ trì chương trình làm việc của Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg; Sơ kết 3 năm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Tổng kết năm học 2010-2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu toàn ngành Giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng việc phát huy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 33.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến tham luận đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm hay sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 33 và 3 năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị.

Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP HCM chia sẻ, Chỉ thị 33 đã nhận được sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên và các em học sinh. Qua đó, lan tỏa toàn xã hội.

Còn theo ông Trương Kim Minh Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai, tinh thần của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo ra làn gió mới, tác động mạnh mẽ tới ngành Giáo dục Lào Cai, đặc biệt là với công tác hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bớt khó khăn.

Vì vậy, ngành Giáo dục Lào Cai đã được nhân dân và học sinh cả nước ủng hộ quần áo ấm, chăn, màn, sách, vở, đồ dùng học tập trị giá hàng chục tỷ đồng. Những món quà tình nghĩa này đã được gửi tới học sinh ở những huyện, xã  xa nhất, khó khăn nhất của Lào Cai.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, ngành Giáo dục tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 33 và sơ kết phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự là vinh dự rất to lớn.

Phó Thủ tướng yêu cầu toàn ngành Giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ bằng việc thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình, trong đó phát huy mạnh mẽ hơn nữa những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện tinh thần Chỉ thị số 33.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện Chỉ thị 33.

Chia sẻ với 500 đại biểu ngành Giáo dục dự Hội nghị, Phó Thủ tướng đã nêu những bài học kinh nghiệm quý báu sau 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ và 3 năm phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phó Thủ tướng cũng nêu lại những kỷ niệm khó quên trong giai đoạn đầu tiên bắt tay vào hoạt động chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục (phong trào “Hai không”) năm 2006 khi ông còn là Bộ trưởng GDĐT.

Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình đổi mới giáo dục phải bám sát các quy luật sau: quy luật sư phạm, quản lý hệ thống, quy luật kinh tế thị trường, quy luật ứng dụng khoa học công nghệ. Chính các quy luật này sẽ tác động và chi phối trực tiếp đến quá trình sư phạm.

nguyen thien nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu dự Hội nghị.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí với chức năng định hướng dư luận trong khi tuyên truyền về phong trào “Hai không” trong giáo dục, qua đó tạo được sự đồng thuận cao của xã hội về nhiệm vụ này suốt 4 năm qua.

Về một số nhiệm vụ trước mắt, Phó Thủ tướng giao Bộ GDĐT nhanh chóng rà soát lại kết quả tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm 2010-2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8. Tập trung hoàn thiện chiến lược giáo dục và đào tạo 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2011. Tập trung thực hiện dứt điểm mục tiêu “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 115, trên cơ sở đó các địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện ở địa phương mình. Thành lập tổ công tác chuyên trách xây dựng Đề án xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong quý I/2012.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục chủ trì chương trình làm việc tại Đồng Tháp

0 nhận xét

Ngày 17/7, Phó Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận tiếp tục chủ trì chương trình làm việc của Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg; Sơ kết 3 năm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Tổng kết năm học 2010-2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu toàn ngành Giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng việc phát huy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 33.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến tham luận đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm hay sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 33 và 3 năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị.

Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP HCM chia sẻ, Chỉ thị 33 đã nhận được sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên và các em học sinh. Qua đó, lan tỏa toàn xã hội.

Còn theo ông Trương Kim Minh Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai, tinh thần của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo ra làn gió mới, tác động mạnh mẽ tới ngành Giáo dục Lào Cai, đặc biệt là với công tác hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bớt khó khăn.

Vì vậy, ngành Giáo dục Lào Cai đã được nhân dân và học sinh cả nước ủng hộ quần áo ấm, chăn, màn, sách, vở, đồ dùng học tập trị giá hàng chục tỷ đồng. Những món quà tình nghĩa này đã được gửi tới học sinh ở những huyện, xã  xa nhất, khó khăn nhất của Lào Cai.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, ngành Giáo dục tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 33 và sơ kết phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự là vinh dự rất to lớn.

Phó Thủ tướng yêu cầu toàn ngành Giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ bằng việc thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình, trong đó phát huy mạnh mẽ hơn nữa những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện tinh thần Chỉ thị số 33.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện Chỉ thị 33.

Chia sẻ với 500 đại biểu ngành Giáo dục dự Hội nghị, Phó Thủ tướng đã nêu những bài học kinh nghiệm quý báu sau 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ và 3 năm phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phó Thủ tướng cũng nêu lại những kỷ niệm khó quên trong giai đoạn đầu tiên bắt tay vào hoạt động chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục (phong trào “Hai không”) năm 2006 khi ông còn là Bộ trưởng GDĐT.

Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình đổi mới giáo dục phải bám sát các quy luật sau: quy luật sư phạm, quản lý hệ thống, quy luật kinh tế thị trường, quy luật ứng dụng khoa học công nghệ. Chính các quy luật này sẽ tác động và chi phối trực tiếp đến quá trình sư phạm.

nguyen thien nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu dự Hội nghị.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí với chức năng định hướng dư luận trong khi tuyên truyền về phong trào “Hai không” trong giáo dục, qua đó tạo được sự đồng thuận cao của xã hội về nhiệm vụ này suốt 4 năm qua.

Về một số nhiệm vụ trước mắt, Phó Thủ tướng giao Bộ GDĐT nhanh chóng rà soát lại kết quả tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm 2010-2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8. Tập trung hoàn thiện chiến lược giáo dục và đào tạo 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2011. Tập trung thực hiện dứt điểm mục tiêu “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 115, trên cơ sở đó các địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện ở địa phương mình. Thành lập tổ công tác chuyên trách xây dựng Đề án xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong quý I/2012.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục chủ trì chương trình làm việc tại Đồng Tháp

0 nhận xét

Ngày 17/7, Phó Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận tiếp tục chủ trì chương trình làm việc của Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT-TTg; Sơ kết 3 năm phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Tổng kết năm học 2010-2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tại Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu toàn ngành Giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng việc phát huy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 33.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến tham luận đóng góp, chia sẻ những kinh nghiệm hay sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 33 và 3 năm thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị.

Ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP HCM chia sẻ, Chỉ thị 33 đã nhận được sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên và các em học sinh. Qua đó, lan tỏa toàn xã hội.

Còn theo ông Trương Kim Minh Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai, tinh thần của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo ra làn gió mới, tác động mạnh mẽ tới ngành Giáo dục Lào Cai, đặc biệt là với công tác hỗ trợ giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bớt khó khăn.

Vì vậy, ngành Giáo dục Lào Cai đã được nhân dân và học sinh cả nước ủng hộ quần áo ấm, chăn, màn, sách, vở, đồ dùng học tập trị giá hàng chục tỷ đồng. Những món quà tình nghĩa này đã được gửi tới học sinh ở những huyện, xã  xa nhất, khó khăn nhất của Lào Cai.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, ngành Giáo dục tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 33 và sơ kết phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự là vinh dự rất to lớn.

Phó Thủ tướng yêu cầu toàn ngành Giáo dục đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ bằng việc thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình, trong đó phát huy mạnh mẽ hơn nữa những thành quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện tinh thần Chỉ thị số 33.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện Chỉ thị 33.

Chia sẻ với 500 đại biểu ngành Giáo dục dự Hội nghị, Phó Thủ tướng đã nêu những bài học kinh nghiệm quý báu sau 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ và 3 năm phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Phó Thủ tướng cũng nêu lại những kỷ niệm khó quên trong giai đoạn đầu tiên bắt tay vào hoạt động chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục (phong trào “Hai không”) năm 2006 khi ông còn là Bộ trưởng GDĐT.

Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình đổi mới giáo dục phải bám sát các quy luật sau: quy luật sư phạm, quản lý hệ thống, quy luật kinh tế thị trường, quy luật ứng dụng khoa học công nghệ. Chính các quy luật này sẽ tác động và chi phối trực tiếp đến quá trình sư phạm.

nguyen thien nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu dự Hội nghị.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí với chức năng định hướng dư luận trong khi tuyên truyền về phong trào “Hai không” trong giáo dục, qua đó tạo được sự đồng thuận cao của xã hội về nhiệm vụ này suốt 4 năm qua.

Về một số nhiệm vụ trước mắt, Phó Thủ tướng giao Bộ GDĐT nhanh chóng rà soát lại kết quả tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm 2010-2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8. Tập trung hoàn thiện chiến lược giáo dục và đào tạo 2011-2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2011. Tập trung thực hiện dứt điểm mục tiêu “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 115, trên cơ sở đó các địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện ở địa phương mình. Thành lập tổ công tác chuyên trách xây dựng Đề án xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trong quý I/2012.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt đề án đào tạo cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực VHNT

0 nhận xét

Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao trong lĩnh vực VHNT, giai đoạn 2011 – 2020″ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ thực hiện việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ theo hình nhiều hình thức với mục tiêu cụ thể: đào tạo tại các trường Đại học có uy tín của nước ngoài khoảng 500 thạc sĩ và 300 tiến sĩ. Đào tạo theo hình thức liên kết giữa các trường ĐH đào tạo VHNT ở Việt Nam và nước ngoài khoảng 300 thạc sĩ và 120 tiến sĩ. Đào tạo trong nước khoảng 4.000 thạc sĩ và 500 tiến sĩ.

Múa sạp-điệu múa phổ biến của một số dân tộc, đặc biệt là dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Ảnh minh họa

Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 65% giảng viên đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) trong các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật (VHNT) đạt trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có khoảng 30% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2011 – 2020 đào tạo ĐH ở nước ngoài khoảng 350 người nhằm tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên có trình độ cao hơn.

Ngoài ra, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trình độ cao thuộc các nhóm ngành: Văn hóa, Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc.

Theo Đề án, đối tượng tuyển chọn đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ là giảng viên các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ chuyên môn, có độ tuổi không quá 45 tuổi đang hoạt động trong lĩnh vực VHNT.

Đối tượng tuyển chọn đào tạo ĐH ở nước ngoài là sinh viên các trường ĐH, CĐ VHNT. Ưu tiên tuyển sinh đào tạo cán bộ, giảng viên và sinh viên ở các vùng kinh tế – xã hội khó khăn, vùng núi, hải đảo.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến khoảng 1.015 tỉ đồng.

Hoàng Diên


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →