Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn nong thon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nong thon. Hiển thị tất cả bài đăng

Ông Nguyễn Thiện Nhân triển khai Đề án dạy nghề lao động nông thôn

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý  trong thời gian tới các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, thực hiện đủ 4 có, 4 biết trong quá trình triển khai Đề án dạy nghề lao động nông thôn.

Đào tạo nghề giúp nông thôn phát triển nhanh, bền vững

Đào tạo nghề giúp nông thôn phát triển nhanh, bền vững

Phó Thủ tướng yêu cầu việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, tức là gắn kết người dạy, người học và chính quyền địa phương; thực hiện đủ 4 có là Ban Chỉ đạo, quy hoạch nguồn nhân lực, danh sách cơ sở dạy nghề, giới thiệu chương trình dạy nghề trên truyền hình địa phương đối với địa phương .

Cùng với đó việc đào tạo nghề nông thôn cần bảo đảm 4 biết đối với người dân thực hiện Đề án, đó là địa chỉ làm sau khi học nghề, địa chỉ dạy nghề gắn với việc làm tốt, các chính sách hỗ trợ, địa chỉ cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

Tiếp tục thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa, Bến Tre

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức tốt việc thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa và Bến Tre.

Bộ này cũng chuẩn bị tổng kết, báo cáo kết quả thí điểm trên tại Hội nghị sơ kết xây dựng mô hình điển hình toàn quốc.

Được biết, năm 2011 – năm thứ 2 triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tới tháng 6/2011, đã có 52 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án này ở cấp tỉnh. Các địa phương đã triển khai thí điểm mô hình dạy nghề triển khai nối tiếp năm 2010 ở các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới,…

Kế hoạch năm 2011 đặt ra là dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo.

Quốc Hà

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Quyết tâm triển khai dạy nghề lao động nông thôn

0 nhận xét

Ngày 29/8, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện trong 6 tháng đầu năm và xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm nay về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020,” Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định rằng những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Đề án đã tạo nên những chuyển biến cơ bản trong hoạt động của ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh để Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, rất cần sự quyết tâm triển khai của cấp ủy, chính quyền địa phương, cũng như sự vào cuộc của các vị lãnh đạo cao nhất tại địa phương.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, các địa phương cần tiếp tục đảm bảo 4 có gồm: Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã và chương trình hành dộng giai đoạn 2011-2015; quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, điều tra hàng năm nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; danh sách các cơ sở dạy nghề của tỉnh và các tỉnh giáp ranh cần huy động tham gia để dạy nghề cho địa phương; chương trình dạy nghề và hỗ trợ việc làm trên địa bàn qua chương trình riêng về dạy nghề cho lao động nông thôn tiếp sóng qua truyền hình địa phương định kỳ trong tuần.

Đồng thời, các địa phương cần đảm bảo “4 biết” của người lao động nông thôn như biết địa chỉ cơ sở dạy nghề thuộc nghề mình định học, biết nội dung và chính sách hỗ trợ của đề án qua các phương tiện thông tin và tờ thông tin gửi tới tận người dân ở xã, biết địa chỉ các cơ sở dạy nghề liên quan đến nghề mình muốn học và biết địa chỉ có thể làm việc sau khi học nghề và thu nhập khi làm việc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách Xã hội và các bộ rà soát, đánh giá hiệu quả cơ chế quản lý tài chính để có điều chỉnh phù hợp. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sớm hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí đánh giá và có báo cáo đánh giá khái quát hiện trạng triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án tại các địa phương…

Hội nghị xác định, 6 tháng cuối năm nay, các cơ quan Trung ương ban hành Thông tư hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án cho đối tượng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã có liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án. Các cơ quan hoàn thành xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu, danh mục thiết bị dạy nghề và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn.

Cùng với hoàn thành, tổng kết các mô hình đang và đã triển khai, các cơ quan Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương.

Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn thông qua các chuyên đề, chuyên mục trên cơ quan thông tin đại chúng; hoàn thành việc lập và tăng cường các điều kiện đảm bảo cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện, tăng cường huy động các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác; tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tập trung ở địa bàn các xã nông thôn mới, các vùng chuyên canh, doanh nghiệp trên địa bàn, huyện điểm, huyện nghèo xuất phát từ nhu cầu thực tế của lao động nông thôn và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, cần chú trọng hoàn thành có chất lượng việc biên soạn các bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đạt được yêu cầu nâng cao kiến thức năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế-xã hội theo chức danh, vị trí việc làm cho đội ngũ cán bộ công chức xã đến năm 2015; tổ chức cho giảng viên nguồn của các trường, các trung tâm, học viện đào tạo, bồi dưỡng công chức của các bộ, ngành tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đi đào tạo, nghiên cứu mô hình quản lý của chính quyền nông thôn ở một số nước để mở rộng tư duy, tầm nhìn, vận dụng vào công tác tập huấn đội ngũ giảng viên nòng cốt…

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho hơn 267.030 người theo chính sách của Đề án, đạt 53% kế hoạch năm; trong đó 48,4% học các nghề nông nghiệp, 51,6% học các nghề phi nông nghiệp. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi là người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác chiếm 32,7%, đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo chiếm 10,6%, còn lại là đối tượng lao động nông thôn khác.

Ngoài việc được dạy các kỹ năng nghề, một số lớp các học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo dựng các mối quan hệ cộng đồng, làng xóm… Một số lao động nông thôn sau học nghề đã trở thành chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại 63 điểm cầu trực tuyến./.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì buổi giao ban truyền hình trực tuyến toàn quốc

0 nhận xét

Sáng 29/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhânđã chủ trì buổi giao ban truyền hình trực tuyến toàn quốc nhằm kiểm điểm việc thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi giao ban

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi giao ban

Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Hướng tới nhiều mục tiêu lớn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn

Năm 2011 là năm thứ 2 thực hiện Quyết định 1956. Sau 6 tháng đầu năm, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho 267.032 lao động nông thôn (đạt 53% kế hoạch cả năm), bao gồm các nghề về nông nghiệp (48,4% số người học), nghề phi nông nghiệp (51,6%). Các đối tượng học nghề có 32,7% là đối tượng 1 (người có công, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác); 10,6% thuộc hộ cận nghèo, còn lại là đối tượng lao động nông thôn khác. Tỷ lệ người có việc làm gắn với nghề được đào tạo đạt 70% (ở hơn 50 tỉnh); đạt dưới 70% (khoảng hơn 10 tỉnh).

Xu hướng lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp tăng. Lao động nông thôn đã tận dụng được thời gian nông nhàn đề sản xuất, một bộ phận lao động đã chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, rất nhiều số hộ dân đã chính thức thoát nghèo.

Các mô hình thí điểm đã dần dần rõ nét và nhiều mô hình có thể tổng kết, nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Ngoài việc học nghề, học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng  “mềm” khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo dựng, gắn kết các mối quan hệ cộng đồng, làng xóm.

Nhiều đại biểu tham dự buổi giao ban cho rằng, Đề án không chỉ hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, mà còn thực hiện được nhiều mục tiêu lớn hướng tới nhóm đối tượng lao động ở khu vực nông thôn toàn quốc.

Các yêu cầu cụ thể tiếp theo

Tại buổi giao ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956 khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2011, việc triển khai Quyết định 1956 đã tạo được chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu một số yêu cầu cụ thể. Đó là đến tháng 12/2011, tất cả các cấp chính quyền từ cấp xã phải tổ chức hội nghị phổ biến Quyết định 1956. Phải xây dựng chuyên mục riêng về Đề án với nhiều gương tiêu biểu trong quá trình thực hiện tại các đài truyền hình địa phương và trung ương.

Trong tháng 9/2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai Quyết định 1956 của 63 tỉnh/thành phố. Sau đó có đánh giá, xếp hạng và gửi cho Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố tham khảo. Các tỉnh, thành phố cũng cần có hướng dẫn chính thức tới các huyện, xã về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956. Tại tất cả các tỉnh, huyện, xã cần bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện Quyết định này.

Ban Chỉ đạo Trung ương cần bố trí thời gian tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 1956 tại các địa phương. Sẽ tổ chức hội nghị điển hình vào tháng 11/2011 và tổ chức tổng kết 2 năm thực hiện Quyết định 1956 vào tháng 1/2012.

Về công tác tuyên truyền, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan báo chí cần phát huy tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao trước dư luận trong việc tuyên truyền cho Đề án.

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia tuyên truyền Đề án quan trọng này.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →