Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói về đẩy mạnh kiểm định chất lượng GDĐH

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết như vậy tại buổi họp trực tuyến với hơn 400 trường ĐH, CĐ trong toàn quốc qua 7 cầu truyền hình trực tuyến tổ chức hôm Thứ Bảy, ngày 29/10.

Ông đưa ra số liệu chứng thực: “ Năm 2006, cả nước có 18 trường được thành lập, trong đó, 6 trường thành lập mới, còn lại là nâng cấp lên. Trong 2 năm 2006-2007, trung bình mỗi năm có 20 trường được thành lập, còn từ năm 2008 đến nay, trung bình 11 trường/năm”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước đó, theo “Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo” của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII thì từ năm 1998 đến năm 2009, đã có 312 trường ĐH, CĐ được thành lập. Nghĩa là trung bình cứ 2 tuần, lại có 1 trường ĐH, CĐ ra đời. Kết quả, tính đến tháng 9/2009, cả nước có 440 trường ĐH, CĐ, trong đó, có 77 trường ngoài công lập.

Theo đề nghị của Phó Thủ tướng, phải kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo; đồng thời có cơ chế giám sát, đẩy mạnh kiểm định chất lượng GDĐH.

Tuy nhiên, hứa hẹn về  cơ quan kiểm định chất lượng ĐH đang ở “thì tương lai”: Bộ GD – ĐT đã dự kiến trong ba năm, kể từ 2010, phải cho ra đời được ba đơn vị kiểm định chất lượng giáo dục ĐH. Nay, đã gần hết năm 2011 vẫn chưa hình thành được đơn vị nào.

Trả  lời Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD-ĐT sẽ đẩy mạnh rà soát, kiểm tra các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ trong năm học 2011-2012.

Ông dẫn chứng quy định mới của Bộ: “Trường được cấp phép đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ khi bảo đảm số giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên tham gia giảng dạy ít nhất 70% chương trình đào tạo và có ít nhất năm giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành.”

Và ông khẳng định: “Các trường không đạt được  điều kiện tối thiểu này chắc chắn sẽ bị  đình chỉ tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngay lập tức.”

Bên cạnh đó, Thứ  trưởng cũng cho biết một số thông tin liên quan đến kiểm soát chất lượng của một số ĐH, CĐ: năm 2010-2011, Bộ kiểm tra cho thấy việc thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường này vẫn còn quá mỏng, cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo các tiêu chí tối thiểu.

Đối với các trường này, Bộ sẽ xử lý ở các mức: Thu hồi quyết định mở ngành, giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ hoạt động đào tạo và trình cấp có thẩm quyền xem xét đình chỉ hoạt động và giải thể trường.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói sẽ hoàn thiện hướng dẫn 3 “công khai” cho nhà trường, đặc biệt sẽ loại bỏ kẽ hở trong GDĐH.

Sau những kiến nghị  về đổi mới tuyển sinh, đặc biệt là các  đề xuất của Hiệp hội các trường ngoài công lập, tại buổi sơ kết, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết vẫn thực hiện thi và tuyển sinh viên ĐH, CĐ theo hình thức “ba chung” nhưng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung hợp lý theo hướng mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu…

Đối với các hệ  đào tạo lâu nay bị hoài nghi về chất lượng và bị nhiều hội đồng tuyển dụng tẩy chay như tại chức, liên thông, liên kết, Bộ sẽ kiểm tra, thanh tra chặt chẽ. Đồng thời, năm 2011-2012, chỉ tiêu không chính quy và trung cấp chuyên nghiệp trong các trường ĐH-CĐ sẽ bị cắt giảm.

Các trường ĐH-CĐ được nhắc nhở phải lưu ý đến quy hoạch nguồn nhân lực quốc gia đã có để đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp, tránh tình trạng đào tạo ra không có việc làm.

Nguyễn Hường

(Theo vietnamnet)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo bố trí kinh phí phổ cập giáo dục mầm non

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trong tháng 11/2011 ban hành hướng dẫn bố trí kinh phí cho phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở các địa phương đã đăng ký hoàn thành vào năm 2012.

Đối với các tỉnh hiện chưa có kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương làm việc với các tỉnh này để hỗ trợ, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, kịp báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua vào dịp họp cuối năm nay.

Sớm có hướng dẫn bố trí kinh phí phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ en 5 tuổi

Sớm có hướng dẫn bố trí kinh phí phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ en 5 tuổi

Phó Thủ tướng lưu ý, trong trường hợp tỉnh không có biện pháp triển khai xây dựng kế hoạch trong tháng 11 này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần phối hợp truyền thông để giới thiệu, tuyên truyền các địa phương làm tốt, đạt kết quả tích cực trong việc triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Dự kiến, tháng 1/2012 sẽ tổ chức họp trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.

Đức Nam


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015.

Xây dựng Kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp

Xây dựng Kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp

Kế hoạch phải được trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2011, trong đó phải có phần đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2006 – 2010.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có nhân lực trình độ cao cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Ngành. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực theo quy định của Chính phủ trong quý IV/2011.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong quý IV/2011, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm giai đoạn 2000 – 2010, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Quốc Hà


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện: Quán triệt Chỉ thị 296 về giáo dục đại học

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến sơ kết việc triển khai Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010 – 2011 khối các trường ĐH, CĐ diễn ra ngày 29/10.

Chỉ thị 296 giúp tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo

Gần 2 năm thực hiện Chỉ thị 296 và Nghị quyết số 05 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học (GDĐH) giai đoạn 2010-2012, ngành ĐH đã nỗ lực huy động các nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, lấy đổi mới quản lý làm khâu đột phá để nâng cao chất lượng GDĐH.

Chỉ thị 296 đi vào cuộc sống và bước đầu tạo chuyển biến trong nhận thức lãnh đạo các cơ sở GDĐH về tầm quan trọng của việc đổi mới quản lý trong nâng cao chất lượng đào tạo.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại đầu cầu Hà Nội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại đầu cầu Hà Nội.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay có 344 trường ĐH, CĐ thành lập Ban chỉ đạo đổi mới công tác quản lý giai đoạn 2010-2012 (đạt tỷ lệ 83,9%); 270 trường ĐH, CĐ  xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo (65,2%); 294 trường ĐH, CĐ xây dựng cam kết chất lượng đào tạo (71%).

Bộ đã ban hành các văn bản quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trong GDĐH, động thái thể hiện sự kiên quyết trong việc đổi mới quản lý, đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở, tách bạch công tác chuyên môn và công tác quản lý nhà nước về GDĐT.

Các địa phương, các trường đã chấp hành nghiêm túc và thực hiện đúng các quy định mở ngành mới góp phần đáng kể trong nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện cả nước có 35 Chương trình tiên tiến triển khai tại 23 trường ĐH với 3.620 sinh viên. Năm 2010 – 2011, các trường đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo của trường, gắn đào tạo với thực tiễn xã hội; chú trọng thực hiện công tác cải tiến và nâng cao chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá.

Tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các trường ĐH đều cho rằng, qua gần 2 năm thực hiện Chỉ thị 296 đã tạo ra sự thông thoáng, sự chủ động hơn cho các cơ sở GDĐH về xây dựng chương trình, nguồn lực, quy mô đào tạo.

Bộ GD&ĐT đã giao các cơ sở đào tạo tiến sỹ trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình đào tạo; giao các cơ sở GDĐT trực tiếp kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế mở ngành, tự thẩm định chương trình đào tạo, tự chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

Việc đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH, CĐ đã tạo không khí mới để các trường phát triển mạnh mẽ hơn, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, ông Đặng Kim Vui cho biết như vậy.

Ông Hoàng Văn Cẩn, Phó Hiệu trường Trường ĐHSP TP.HCM cho rằng, Chỉ thị 296 đã tạo điều kiện và trở thành động lực để giúp các trường mạnh dạn, tự tin tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng GDĐT.

Phát triển quy mô GDĐH phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo

Phát biểu tại hội nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh cần tiếp tục quán triệt tinh thần của Chỉ thị 296, đó là phát triển quy mô GDĐH phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo, kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo.

Đồng thời coi việc đổi mới quản lý GDĐH và quản lý các cơ sở GDĐT là khâu đột phá để tạo ra đổi mới toàn diện GDĐH.

Theo Phó Thủ tướng, đây cũng là vấn đề được nhiều cử tri quan tâm tại kỳ họp Quốc hội lần này, nhất là công tác giám sát việc thành lập các trường ĐH mới.

Phó Thủ tướng cho biết, từ năm 2006 – 2007 có 39 trường ĐH được thành lập, trong đó có 16 trường thành lập mới (bình quân thành lập 20 trường/năm); từ năm 2008 đến nay có 45 trường được thành lập, (bình quân thành lập 11 trường/năm). Như vậy, mức độ thành lập mới các trường giảm đi gần một nửa.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến đổi mới hoạt động GD là phải đổi mới hoạt động sư phạm. Các cơ sở GDĐH phải là nơi có môi trường sư phạm thể hiện sự trung thực, kỷ cương, khách quan, công bằng, sáng tạo.

“Phải có cơ chế giám sát, đẩy mạnh kiểm định chất lượng GDĐH. Tiếng nói của giáo viên, sinh viên phải được lãnh đạo nhà trường lắng nghe, đây chính là nguyên tắc dân  chủ cơ sở”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị các trường thực hiện 4 nội dung cụ thể. Đó là tiếp tục phần đấu hoàn thành những nội dung của Chỉ thị 296; thứ hai là cần thảo luận chuyên đề trong toàn ngành liên quan đến vấn đề thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia gắn với tuyển sinh của toàn ngành và các trường.

Thứ ba là triển khai thí điểm từng bước thực hiện dân chủ cơ sở: sinh viên tham gia đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá lãnh đạo nhà trường, các Sở GD&ĐT, các trường ĐH đánh giá hoạt động của Bộ GD&ĐT.

Cuối cùng là chuẩn bị tích cực các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật GDĐH.

Mai Chi


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt Hiệp định hợp tác nghiên cứu Thụy Điển-Việt Nam

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý phê duyệt nội dung Văn bản sửa đổi bổ sung Hiệp định Tiếp tục và hoàn tất hợp tác nghiên cứu giữa Chính phủ Thụy Điển và Chính phủ Việt Nam giai đoạn từ 1/7/2008 đến 31/12/2011 cho việc gia hạn hoạt động đối với Văn phòng Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển đến 30/6/2012.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Bộ Khoa học và Công nghệ giám sát, chỉ đạo Văn phòng Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển tổ chức thực hiện các hoạt động theo đúng quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

Được biết, chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam – Thụy Điển bắt đầu từ năm 1977. Cơ quan điều phối Chương trình về phía Việt Nam là Bộ Khoa học và Công nghệ và về phía Thụy Điển là Cục Hợp tác nghiên cứu với các nước đang phát triển (SAREC) thuộc Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida).

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học, công nghệ ưu tiên của đất nước, qua đó tạo dựng môi trường nghiên cứu hiệu quả và bền vững. Mục tiêu này được thực hiện thông qua cung cấp kinh phí và các nguồn lực khoa học để tiến hành các đề tài nghiên cứu, kết hợp đào tạo cán bộ nghiên cứu,giảng dạy ở bậc tiến sĩ, thạc sĩ và tương đương; nâng cao năng lực quản lý các hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ áp dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.

Đức Nam

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu đẩy mạnh quảng bá, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long

0 nhận xét

Để công tác vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đạt kết quả tốt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu nhắn tin ủng hộ Vịnh Hạ Long tại cuộc họp về việc động viên lực lượng tham gia bầu chọn cho Vịnh Hạ Long, ngày 18/10/2011

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu nhắn tin ủng hộ Vịnh Hạ Long tại cuộc họp về việc động viên lực lượng tham gia bầu chọn cho Vịnh Hạ Long, ngày 18/10/2011

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long. Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí cần chủ động phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi và truyền hình một số hoạt động tiêu biểu bầu chọn Vịnh Hạ Long; khẳng định việc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới là việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, các trường dạy nghề trong cả nước hưởng ứng cuộc vận động và trực tiếp tham gia bầu chọn Vịnh Hạ Long.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng thì ngành giáo dục cần có kế hoạch để toàn bộ học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân trực tiếp tham gia bầu chọn vào các ngày thứ 2 và thứ 6 hàng tuần; phấn đấu có từ 300.000 phiếu bầu trở lên qua hệ thống tin nhắn tổng đài 147 và mạng Internet để bầu chọn Vịnh Hạ Long.

Bên cạnh đó, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tích cực hưởng ứng cuộc vận động và trực tiếp tham gia bầu chọn, phấn đấu có từ 50.000 phiếu bầu trở lên; riêng tỉnh Quảng Ninh phấn đấu có từ 20.000 phiếu bầu trở lên để bầu chọn Vịnh Hạ Long…

Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi với các doanh nghiệp viễn thông để có biện pháp cổ vũ các thuê bao tham gia bầu chọn Vịnh Hạ Long qua tin nhắn.

Vận động bạn bè quốc tế bầu chọn Vịnh Hạ Long

Đặc biệt, Bộ Ngoại giao cần chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam thiết kế kênh chương trình bằng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Trung Quốc…) trên kênh phát ra nước ngoài và chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tích cực tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế bầu chọn Vịnh Hạ Long.

Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch chỉ đạo Tổng cục Du lịch triển khai vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long tại các cuộc triển lãm, xúc tiến du lịch trong, ngoài nước và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn.

Quốc Hà

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cung cấp thông tin chính thống

0 nhận xét

Ngày 27/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký văn bản số 7568/VPCP-TH truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cung cấp thông tin chính thống cho báo chí.

Một buổi họp báo Chính phủ thường kỳ.

Một buổi họp báo Chính phủ thường kỳ.

Thời gian qua, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm thực hiện việc tổ chức họp báo, chủ động tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu được thông tin kịp thời, chính thống của báo chí, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, vẫn không ít cơ quan thực hiện công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí còn hình thức, chưa thường xuyên; người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và người được cử làm Người phát ngôn chưa chủ động, thậm chí có trường hợp còn né tránh việc cung cấp thông tin, nhất là các vấn đề được dư luận rộng rãi quan tâm hoặc cần định hướng, dẫn đến tình trạng phải thụ động cung cấp thông tin giải thích, đính chính.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện nghiêm Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1390/QĐ-TTg ngày 29/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý các cơ quan nhà nước cử Người phát ngôn có đủ trách nhiệm, phẩm chất, kỹ năng tổng hợp xử lý thông tin;

Hàng tháng tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thống kịp thời, chính xác, minh bạch (trừ các thông tin mật được pháp luật quy định), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí nắm bắt thông tin chính thống tuyên truyền kịp thời, đưa tin chính xác trên các phương tiện thông tin truyền thông; tăng cường sử dụng hình thức thông cáo báo chí, giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Công Thông tin điện tử Chính phủ;

Khi có vấn đề thuộc bộ, ngành, địa phương mình được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng, người đứng đầu, cấp phó được ủy quyền hoặc Người phát ngôn chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí;

Cử cán bộ có trách nhiệm, đủ thẩm quyền cung cấp thông tin đầy đủ tại giao ban báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì khi được Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 và Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1390/QĐ-TTg ngày 29/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp nhằm đưa công tác phát ngôn và phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí đạt kết quả cao, bảo đảm quyền được thông tin của tổ chức, công dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong xã hội. Kết quả tổng kết, sơ kết các Quyết định nêu trên cùng các kiến nghị phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2011.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp dân lập

0 nhận xét

Trao đổi với VnExpress về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp đại học dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là quyết định của địa phương, không phải sự chỉ đạo của Chính phủ. Để đánh giá chất lượng của người lao động cần phải có quá trình. Hiệu quả hoạt động của công chức một phần do đào tạo, phần còn lại do thực tiễn. Ở các nước tiên tiến, một người có bằng cấp qua một thời gian làm việc nếu không đạt hiệu quả có thể bị sa thải.

“Ở Việt Nam không có sự phân biệt bằng cấp công lập – dân lập. Nếu địa phương không tuyển chọn người tốt nghiệp đại học dân lập thì phải có cơ sở để lý giải”, ông Nhân nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Chính phủ không chủ trương phân biệt bằng cấp. Ảnh: Hoàng Hà.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Chính phủ không chủ trương phân biệt bằng cấp. Ảnh: Hoàng Hà.

Bộ trưởng Nội Vụ Nguyễn Thái Bình cũng cho biết đang cho Vụ chuyên môn nghiên cứu việc Nam Định không tuyển người học liên thông, tốt nghiệp ngoài công lập.

“Hiện đội ngũ công chức có cả tốt nghiệp chính quy, dân lập, tại chức. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào đánh giá, so sánh hiệu quả công việc của cán bộ tốt nghiệp đại học dân lập và công lập”, ông Bình cho hay.

Trước đó, trong đợt thi công chức diễn ra vào ngày 16-17/10, tỉnh Nam Định thông báo công khai danh sách thí sinh dự thi, nhưng có năm người dù nộp hồ sơ vẫn không được tham dự. Lý do khiến họ bị loại là tốt nghiệp trường dân lập và một người tốt nghiệp ngành học không đúng yêu cầu.

Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cho hay, ở những vị trí này cần tuyển người giỏi, còn những người học dân lập chưa tạo được lòng tin. Trước đó, Đà Nẵng là thành phố không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Việt Anh – Hoàng Thùy


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng BCĐ CT phát triển sản phẩm quốc gia

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1893/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Các Ủy viên Ban Chỉ đạo bao gồm Thứ trưởng của các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ của Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp để thực hiện Chương trình cho từng thời kỳ…

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Đức Nam

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý điều chỉnh Dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM

0 nhận xét

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý về nguyên tắc việc bổ sung, điều chỉnh Dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Quy hoạch Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Quy hoạch Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng và lấy ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc trình sửa đổi, bổ sung Quy hoạch 1/2000 Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (phê duyệt tại Quyết định số 660/QĐ-TTg ngày 17/6/2003) và tổng nhu cầu vốn đầu tư Dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (phê duyệt tại công văn số 892/CP-KG ngày 29/7/2002) theo đúng quy định hiện hành.

Về Dự án xây dựng ký túc xá sinh viên tại Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh thành lập Ban quản lý ký túc xá theo Thông tư số 13/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 và Thông tư số 17/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo và UBND TP Hồ Chí Minh hướng dẫn, giúp đỡ Đại Quốc gia TP Hồ Chí Minh hoàn thiện các thủ tục trình về việc bổ sung, điều chỉnh các dự án nêu trên theo quy định.

Được biết, Dự án Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được phê duyệt với diện tích trên 640 ha (trong đó có 522 ha thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và 121,7 ha thuộc quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).

Theo quy hoạch, Trường được xây dựng thành một khu đô thị khoa học, khu đô thị đại học hiện đại, bao gồm cả đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cảnh quan môi trường và dịch vụ hỗ trợ.

Quốc Hà

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Chính sách mới phát triển giáo dục mầm non

0 nhận xét

Giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non.

Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 120.000 đồng/tháng

Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ 120.000 đồng/tháng

Đây là một trong những nội dung của Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015.

Theo đó, giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập còn được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Bên cạnh đó, giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Hỗ trợ 120.000 đồng/tháng với trẻ em 3 và 4 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

Ngoài chính sách đối với giáo viên mầm non, theo Quyết định, trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn trưa tại trường.

Đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.

Trẻ em mẫu giáo dân tộc ít người được hưởng chinh sách theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giao đoạn 2010 – 2015.

Ưu đãi để khuyến khích phát triển trường mầm non ngoài công lập, đặc biệt ở khu công nghiệp, chế xuất

Quyết định nêu rõ, UBND các địa phương bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non.

Nhà nước đầu tư thông qua Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, đồng thời lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và các nguồn kinh phí khác để xây dựng cơ sở vật chất các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, sân chơi và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành.

Ưu tiên thành lập và xây dựng mới các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng nông thôn, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và các xã, phường có mức sống thấp của thành phố, thị xã.

Thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng, về thuế để khuyến khích phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và những nơi tập trung đông dân cư.

Quyết định 60/2011/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2011.

Hoàng Diên

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Deputy PM Nguyen Thien Nhan receives Acting President of Democratic Party of Japan

0 nhận xét

Japan is willing to assist Việt Nam in training medical staffs, said Acting President of the Japanese Democratic Party Seongoku Yoshito while meeting with Deputy PM Nguyễn Thiện Nhân on October 24.

Deputy PM Nguyễn Thiện Nhân (R) welcomes Acting President of Democratic Party of Japan, Hà Nội, October 24, 2011

Deputy PM Nguyễn Thiện Nhân (R) welcomes Acting President of Democratic Party of Japan, Hà Nội, October 24, 2011

Mr. Seongoku Yoshito also said Japan wished to support the Southeast Asian country in developing a nuclear power plant, and in building a university specializing in high tech and auxiliary industries.

He took the occasion to thank Việt Nam’s assistance to Japanese victims of the twin natural disasters-earthquake and tsunami.

Deputy PM Nhân hoped that Japan would continue its support for Việt Nam in perfecting market economy mechanisms, heightening workforce quality, developing infrastructure to accelerate economic restructuring and growth model renovation.

The Deputy PM asked the Japanese side to recognize Việt Nam’s market economy status.

By Hải Minh


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →