Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc với cử tri quân đội

0 nhận xét

Ngày 27-11, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ , đại biểu Quốc hội khóa XIII (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang) đã đến tiếp xúc cử tri là cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 (Quân khu 1) và Sư đoàn 365 (Quân chủng Phòng không – Không quân). Tham gia đoàn còn có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thanh, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân.

271111dungcn21222044234 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc với cử tri quân đội

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 365.

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã thông báo đến cử tri Bắc Giang, trong đó có các cử tri quân đội kết quả của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII .

Các ý kiến cử tri đã đề cập đến vấn đề nhà ở cho cán bộ, sĩ quan trong quân đội và những quy định cụ thể về việc gọi công dân nhập ngũ sao cho bảo đảm chất lượng; giải quyết việc làm cho thanh niên xuất ngũ; giải pháp ngăn chặn việc dạy thêm, học thêm…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã cảm ơn các cử tri đã ủng hộ và giúp đỡ các thành viên trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang hoàn thành trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp thu, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hứa sẽ trực tiếp xem xét, đề nghị các bộ, ngành, cơ quan chức năng Trung ương xem xét, giải quyết theo chức trách, thẩm quyền trong thời gian tới.

Lê Xuân Đức

(Theo QDND)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri tại Bắc Giang

0 nhận xét

Ngay sau khi kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII kết thúc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã tiếp xúc cử tri ở một số đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh.

PTT tra loi cac cu tri tai Su doan 365 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri tại Bắc Giang

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trả lời các ý kiến của cử tri Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không - Không quân. Ảnh: Chinhphu.vn



Thông báo với các cử tri là cán bộ, chiến sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 3 Sao Vàng (Quân khu 1) và Sư đoàn Phòng không 365 (Quân chủng Phòng không – Không quân) đóng quân ở huyện Lạng Giang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, ông Thân Văn Khoa cho biết tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới và năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm 2012; Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và một số quyết định quan trọng khác.

PTT trao đổi với sĩ quan chỉ huy Sư đoàn 3 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri tại Bắc Giang

Phó Thủ tướng trao đổi với các sĩ quan chỉ huy Sư đoàn 3. Ảnh: Chinhphu.vn



Tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giải đáp thêm một số ý kiến của cử tri về chủ quyền biển, đảo của quốc gia, về giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại vùng nông thôn, công tác nắm bắt nhu cầu và đào tạo nghề cho thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, việc đầu tư dành quỹ đất và quỹ nhà cho cán bộ thuộc lực lượng vũ trang…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định quan điểm Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước trên thế giới nhưng cũng kiên định lập trường bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích của đất nước.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm doanh trại của cán bộ, chiến sĩ tại Đoàn An Lão, Sư đoàn Bộ binh số 3; thăm Sở chỉ huy và công tác sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn Phòng không 365.

Tham noi o cua tan binh thoc Đoàn An Lão Sư đoàn 3 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri tại Bắc Giang

Phó Thủ tướng thăm nơi ở của chiến sĩ mới Sư đoàn 3. Ảnh: Chinhphu.vn



Phó Thủ tướng đã dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ thuộc Sư đoàn 3 Anh hùng và các liệt sỹ thuộc Sư đoàn Phòng không 365 đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Khoa học công nghệ đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ASEAN

0 nhận xét

Sáng nay, 26/11, Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 14 (AMMST 14) và Hội nghị Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 62 (COST – 62) đã khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và phát biểu. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân.

Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của mình trên trường quốc tế sau khi nước ta thể hiện thành công vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2010. Hơn nữa, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN COST nhiệm kỳ 2011-2012, điều này sẽ góp phần tăng cường hơn nữa vai trò của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong bối cảnh khu vực đang ngày càng đẩy mạnh tiến trình hội nhập trên tất cả các lĩnh vực.

MG 9748 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Khoa học công nghệ đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ASEAN

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các Trưởng đoàn dự Hội nghị

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng vai trò của khoa học và công nghệ, coi đây là giải pháp đột phá để quyết định thành công trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước trong 10 năm tới.

Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, KHCN chính là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng của ASEAN, là yếu tố quyết định giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh về kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ASEAN  cũng như nâng cao năng lực của Hiệp hội ứng phó với các biến đổi toàn cầu.

Việt Nam cần tạo ra những chuyển biến đột phá trong đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, trong đó đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế toàn diện trong lĩnh vực KHCN với khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN được xem là giải pháp hết sức quan trọng”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ.

nguyen thien nhan MG 9712 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Khoa học công nghệ đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ASEAN

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ thảo luận đến các vấn đề KHCN “nóng bỏng” của khu vực như đánh giá các kết quả đã được về triển khai các chương trình hợp tác về KHCN giữa các nước ASEAN kể từ Hội nghị Bộ trưởng KHCN ASEAN không chính thức lần thứ 6 được tổ chức vào tháng 12/2010 tại Krabi, Thái Lan; kế hoạch hành động KHCN của ASEAN – APAST giai đoạn 2012-2017 với việc thực hiện 6 chương trình ưu tiên phát triển của ASEAN đã được các nước ASEAN nhất trí thông qua tầm nhìn và lộ trình thực hiện đến năm 2015 bao gồm các vấn đề sau: vấn đề an ninh lương thực (đến năm 2013), hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm nhẹ thiên tai, nhiên liệu sinh học, ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở, biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2015.

Bên lề hội nghị ASEAN COST còn có cuộc họp tham vấn ASEAN – Hoa Kỳ về hợp tác khoa học và công nghệ.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Có nhiều căn cứ để xây dựng Luật Biểu tình”

0 nhận xét

Lúc 9 giờ 55 phút sáng nay, 25-11, sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc ngân hàng nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn báo cáo bổ sung và trực tiếp trả lời chất vấn. Sáng nay có 22 ĐB đặt câu hỏi chất vấn với thủ tướng.

Mở đầu, ĐB Lê Bồ Lĩnh (An Giang) hỏi về đối ngoại và an ninh quốc gia: “Trong bối cảnh diễn biến Biển Đông phức tạp, quan điểm và chủ trương của Chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo?”. ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) cũng chất vấn về vấn đề chủ quyền biển đảo và an toàn cho ngư dân khi đánh bắt trên biển Đông.

ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), hỏi các giải pháp về vấn đề chủ trương về kinh doanh vàng và sử dụng vàng của người dân. Quan điểm của thủ tướng về Luật Biểu tình.

ong nguyen tan Dung Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Có nhiều căn cứ để xây dựng Luật Biểu tình”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đặt vấn đề về những sai phạm nghiệm trọng của Vinashin trong thời gian qua. ”Đề nghị Thủ tướng cho biết về xử lý vi phạm và tái cơ cấu Vinashin trong thời gian tới”. Đồng ý kiến với ông Minh, ĐB Cù Thị Hậu (Hưng Yên) cũng đặt vấn đề về cách giải quyết của thủ tướng với những sai phạm lớn của tập đoàn này.

ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (Long An) hỏi: Vấn đề biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Vậy chính phủ và thủ tướng có giải pháp nào để giúp người dân “sống chung với lũ” ?

ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) hỏi: Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ còn 7 cửa biển, vùng đầu nguồn sạt lở gia tăng, mất đất sản xuất của người dân. Thủ tướng có biện pháp gì để khắc phục?

ĐB Võ Thị Dung (TPHCM): ”Cử tri đang bức xúc về khám chữa bệnh quá tải ở các bệnh viện lớn tại TPHCM, Hà Nội. Ngoài ra, việc giáo dục mầm non hiện nay đang quá tải, thiếu trường lớp dẫn đến không có nơi cho phụ huynh gửi con vào học. Thủ tướng có cách gì để giải quyết?”

Trả lời lần lượt từng câu hỏi, về vấn đề giải pháp cho bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, Thủ tướng cho biết việc bảo vệ đựa trên các văn bản, công ước quốc tế, các thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển mà chúng ta vừa ký với Trung Quốc… Việc giải quyết theo 4 vấn đề:

- Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới cửa ngoài Vịnh Bắc Bộ. Từ năm 2006, hai bên tiến hành đàm phán, đến 2009 tạm dừng vì lập trường xa nhau. Đầu năm 2010 chúng ta nối lại đàm phán dựa trên các nguyên tắc ứng xử trên biển. Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, vùng biển cửa ngoài Vịnh Bắc Bộ, hai nước phải cùng nhau thống nhất giải quyết để có giải pháp hợp lý mà Việt Nam và Trung Quốc chấp nhận được.

Trong khi chưa phân định, trên thực tế, với những chừng mực khác nhau, hai bên cũng dùng những quyền quản lý của mình để bảo vệ chủ quyền, bảo đảm an ninh an toàn cho khai thác nghề cá.

- Thứ hai, giải quyết chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, chúng ta làm chủ từ thế kỷ 17 khi chưa có sự hiện diện của quốc gia nào. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, đòi hỏi chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp hiến chương Liên Hợp Quốc và các công ước quốc tế.

Về quần đảo Trương Sa, chúng ta tiếp quản từ sau giải phóng, từ 5 đảo lên 31 đảo, xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền. Trong quần đảo này, Trung Quốc, Philippines… cũng đang giữ một số đảo. Nhưng Việt Nam là quốc gia có nhiều đảo nhất. Hiện có 21 hộ, 81 nhân khẩu đang ở Trường Sa. Chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm về sự ổn định tại khu vực này.

- Thứ ba, chúng ta tiếp tuc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trường học, bệnh xá… ở các nơi thuộc chủ quyền quản lý.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã có cơ chế và sẽ sơ kết về chính sách hỗ trợ bà con ngư dân an tâm khai thác, làm ăn sinh sống ở vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta.

Thêm vào đó, theo Công ước về luật biển 1982, trên biển Đông là tuyến đường vận tải chiếm 50 đến 60% tổng lượng hàng hóa vận chuyển từ Đông sang Tây.

- Thứ 4, chúng ta phải giải quyết vấn đề đặc quyền hải lý của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý theo công ước về Luật biển.

Về xây dựng Luật Biểu tình, Theo Thủ tướng, có nhiều căn cứ để xây dựng Luật Biểu tình. Thứ nhất, đó là Hiến pháp năm 1992. Thứ hai, là trên thực tế, chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh. Do vậy, khó cho người dân thực hiện quyền được Hiến pháp qui định, cũng như khó cho quản lý; từ đó dễ gây mất an ninh trật tự, dễ bị lợi dụng đê xuyên tạc, chống phá. Thứ ba, là từ thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38 để quản lý về vấn đề này, nhưng chưa bảo đảm khung pháp lý, yêu cầu thực tế của cuộc sống. Đây là là lý do mà Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Biểu tình.

Riêng về chủ trương của Chính phủ trong bảo vệ chủ quyền, Thủ tướng cho rằng luôn khuyến khích, biểu dương mọi công dân, tập thể đã có nhiều đóng góp cho bảo vệ chủ quyền. Nhưng đồng thời, cũng không hoan nghênh, buộc xử lý nghiêm các hành vi, hành động, động cơ lợi dụng dưới danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền để làm phương hại đến đất nước, xã hội.

Về giải quyết tình trạng khai thác khoáng sản, Thủ tướng cho biết vừa qua đã tiến hành điều tra việc khai thác khoáng sản.

Việc khai thác khoáng sản cũng đã có những kết quả, nhưng Chính phủ thừa nhận còn nhiều sai phạm, bất cập và phải nghiêm túc giải quyết. Mục tiêu là phải ngăn chặn cho được khai thác trái phép, gây ô nhiễm, bức xúc ở các địa phương.

Trước mắt là các địa phương phải rà soát các dự án đang khai thác, nếu dự án nào gây ô nhiễm môi trường, hay gây hư hại đường xá, mất an ninh trật tự thì phải dừng khai thác. Việc rà soát đi đôi với bỏ sung qui hoạch, phê duyệt quy định để nâng cao chất lượng khai thác. Ngoài ra, tạm dừng cấp giấy phép cho các dự án mới. Việc cấp phép mới khai thác khoáng sản phải căn cứ tính khả thi, về tác động môi trường, hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh trật tự mới cấp phép mới.

Ngoài trả lời theo chất vấn của một số ĐB, do không còn thời gian, Chính phủ xin tạm dừng thời gian trả lời chất vấn và cho biết sẽ trả lời bằng văn bản sau.

Sau phần trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu mang tính tổng kết sau hơn 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng và thủ tướng.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận quyết tâm của Chính phủ về điều hành kinh tế xã hội, giữ lạm phát ở một con số năm 2012; tăng trưởng kinh tế hợp lý, không để rơi vào trì trệ. Quốc hội cũng ghi nhận quyết tâm của Chính phủ là sẽ nghiên cứu xây dựng đề án tái cấu trúc đồng bộ nền kinh tế, trọng tâm là tái cấu trúc ngân sách công, đầu tư; tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước; đồng thời thực hiện công khai minh bạch về điều hành, đầu tư, tài chính; nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại để bảo đảm cho sản xuất kinh doanh. Trong chính sách tài chính, tiền tệ, Chính phủ cam kết điều hành giá theo cơ chế thị trường, đi đôi với chính sách hỗ trợ cho đối tượng chính sách, hộ nghèo…

Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đúc kết một số nội dung quan trọng đã được chất vấn và trả lời chất vấn của các bộ trưởng và Thủ tướng:

Ở lĩnh vực giao thông vận tải, qua chất vấn và trả lời thì tình trạng TNGT, ùn tắc giao thông là rất nghiêm trọng và nếu tình trạng còn kéo dài thì đây sẽ là thảm họa cho đất nước, nhà nước và nhân dân cần phải đẩy lùi tệ nạn này. Từ 2012 phải giảm TNGT 5 đến 10%; giảm ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Phải quản lý phương tiện giao thông bảo đảo chất lượng, chế tài xử phạt nghiêm người không chấp hành vi phạm giao thông.

Ở lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, chúng ta quyết tâm tăng đầu tư cho lĩnh vục này; lựa chọn, sắp xếp kế hoạch ưu tiên đầu tư. Năm 2011-2015 tăng gấp đôi mức đâu tư 5 năm 2005-2010 và giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tăng gấp đôi giai đoạn liền kế. Phải tạo ra các cánh đồng lớn, sản xuất công nghệ cao, chất lượng cao, bảo đảm hài hòa lợi ích cho người nông dân.

Ở lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Quốc hội đánh giá chất lượng giáo dục từ hệ mầm non đến đại học chưa đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính phủ sẽ xây dựng đề án đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục. Quốc hội sẽ dành một phiên để thảo luận về đề án này, làm rõ các kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục.

Ở lĩnh vực điện: Quốc hội thống nhất với chính phủ xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện theo giá thị trường; đồng thời có chính sách đồng bộ để giải quyết, hỗ trợ một số đối tượng, diện chính sách, người nghèo.

Ở lĩnh vực ngân hàng: Đồng tình chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, từng bước nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu cho thị trường này; đồng thời tái cơ cấu thị trường chính khoán, trái phiếu để có một tái cơ cấu đồng bộ về cơ cấu tài chính. Phải có biện pháp tích cực để giải quyết các ngân hàng yếu, không gây đổ vỡ thị trường, thiệt hại cho Nhà nước.

* Trước đó, phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng nhấn mạnh: Về các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2012 và 5 năm tiếp theo: Chính phủ đã khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi đề xuất kéo lạm phát xuống mức một con số ngay trong năm 2012, giảm dần trong những năm sau để dừng ở mức 5% – 7% vào năm 2015. Tăng trưởng GDP năm 2012 đạt mức khoảng 6% và phấn đấu tăng lên mức 6,5% khi có điều kiện thuận lợi. Tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 5 năm chỉ đặt ở mức 6,5% – 7%.

Về tình hình KT-XH, Thủ tướng cho biết, trong tháng 10 và 11 tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng giá tiêu dùng tiếp tục giảm, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%. Thu ngân sách đạt khá, đến ngày 15/11 đạt khoảng 98,5% kế hoạch; xuất khẩu 11 tháng tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; nhập siêu 11 tháng giảm còn 10,2% kim ngạch xuất khẩu; lãi suất có xu hướng giảm…

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo nhiều dự báo, khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đẩy kinh tế khu vực này vào nguy cơ suy thoái, làm cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sản xuất và nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, giá dầu và giá lương thực có khả năng tăng mạnh. Các nhân tố đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.

Thủ tướng cho rằng, tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải phát huy lợi thế và những kết quả đã đạt được, kiên định các giải pháp đã và đang phát huy hiệu quả, đồng thời theo sát tình hình, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, điều hành linh hoạt, sát thực tế; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2012.

Thủ tướng cũng trình bày thêm về một số nhóm vấn đề: ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; cơ cấu lại nền kinh tế; nông nghiệp và nông thôn…

Về ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết, với những giải pháp điều hành quyết liệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm liên tục trong 6 tháng qua, tính chung 11 tháng tăng 17,5%. Với xu thế này, mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% là có khả năng thực hiện được. Chính phủ đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đối với giá điện, xăng dầu, than và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng khác, Thủ tướng đề nghị Quốc hội ủng hộ chủ trương kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường; đồng thời, có hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Chính phủ sẽ xác định lộ trình hợp lý để thực hiện, vừa từng bước tiếp cận giá thị trường, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Khép lại ngày chất vấn 24-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vẫn còn hơn 20 câu chất vấn để trả lời vào sáng nay (25-11).

Một số vấn đề nổi bật như:

- Khả năng xảy ra tình trạng giao dịch vàng chợ đen, độc quyền khi doanh nghiệp kinh doanh vàng chiếm hơn 25% thị phần, vốn lớn… mới được kinh doanh vàng miếng.

- Chất lượng tín dụng hiện nay đang xấu, có khả năng đổ vỡ.

- Vì sao không có không chế lãi suất trần cho vay như lãi suất trần huy động.

- Nợ xấu, quá hạn vốn Nhà nước hiện nay là bao nhiêu, trách nhiệm của những người liên quan.

- Vì sao chỉ cấp quota nhập vàng một cách bị động khi thị trường có biến động. Sắp tới có thay đổi gì không?

Mở đầu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói rõ hơn về vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được nhiều đại biểu quan tâm. Nguyên nhân đáp ứng yêu cầu mới, giải quyết tồn tại, vướng mắc của hệ thống. Mục tiêu hướng tới là xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nền kinh tế, hòa nhập và có sức cạnh tranh quốc tế.

Về vấn đề lãi suất, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận NHNN có khuyết điểm, yếu kém trong thanh tra, giám sát khi không phát hiện bất cứ sai phạm nào. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ nên áp dụng lãi suất trần huy động. Nếu áp dụng cả lãi suất trần cho vay thì cào bằng, không phân biệt được đối tượng khuyến khích cho vay.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định các ngân hàng không được hưởng lợi trong thời gian qua khi chênh lệch lãi suất huy động và cho vay khoảng 2-4%, phù hợp tình hình trong nước và thông lệ quốc tế.

Việc huy động ngoại tệ lãi suất 2%, cho vay 8% nhằm chống tình trạng đô la hóa. NHNN khuyến khích người có ngoại tệ bán cho ngân hàng, còn doanh nghiệp khi cần ngoại tệ thì mua, không vay.

Về việc kinh doanh vàng miếng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng có nhiều bất cập do trước nay Nhà nước chỉ quản lý khâu xuất nhập khẩu vàng. Thỏi vàng nhập về qua máy dập trở thành hàng hóa để 12.000 cửa hàng kinh doanh mặc sức mua bán. Nghị định quản lý sắp tới chỉ khuyến khích sản xuất, chế tác vàng trang sức, siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh vàng miếng, Nhà nước kinh doanh độc quyền. Nếu có nhóm lợi ích tồn tại là trái lợi ích quốc gia và sẽ không được phép tồn tại.

Về nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận cho vay bất động sản chỉ ở mức 3,6%. Trong khoản vay này chỉ có 4,2% nên vẫn trong tầm kiểm soát.

Khi đại biểu Đào Xuân Huy nhắc lại câu hỏi về khả năng độc quyền của SJC khi quy định doanh nghiệp kinh doanh vàng chiếm hơn 25% thị phần, vốn lớn… mới được kinh doanh vàng miếng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng đã bàn với TPHCM về vấn đề này (SJC là công ty của Thành ủy TPHCM). Với việc sử dụng vàng SJC sẽ đáp ứng được 2 yêu cầu: Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng và tiết kiệm chi phí (SJC chiếm 90% thị phần vàng miếng). Khi có điều kiện, NHNN sẽ thay SJC thành SBV (The State Bank of Vietnam – tên tiếng Anh của NHNN Việt Nam) để người dân yên tâm.

Kết thúc phần chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá các câu hỏi chất vấn của đại biểu thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề, trách nhiệm cao. Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời cũng rõ ràng, tìm ra được nguyên nhân, đưa ra được giải pháp giải quyết các vấn đề tốt hơn.

Hữu Nhã-D.Quốc-T.Tiên (NL)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Quản lý giáo dục là khâu đột phá của hệ thống giáo dục

0 nhận xét

Tại buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sáng ngày 24/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã giải trình thêm trước Quốc hội về các vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục, để góp phần làm rõ thêm nguyên nhân của tình trạng yếu kém hiện nay và đưa ra hướng giải quyết trong thời gian tới.

pho thu tuong 24  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Quản lý giáo dục là khâu đột phá của hệ thống giáo dục

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại phiên chất vấn

Giải thích về vấn đề cấp bách trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Đối với giáo dục phổ thông còn nặng về giáo dục trong phòng học, trường học mà hạn chế về giáo dục kỹ năng, hoạt động ngoài xã hội. Muốn sửa một chương trình như vậy phải có thời gian và từ năm 2007 -2008, Chính phủ đã chỉ đạo về vấn đề này. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với cơ quan trong nước và nước ngoài để thiết kế một chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho giai đoạn sau (2015). Trong khi chưa sửa được chương trình này thì vừa qua ngành giáo dục cũng đã làm một số việc như hướng dẫn điều chỉnh các môn học phổ thông để bớt học thuộc lòng, bớt trùng lặp các bộ môn.

Liên quan đến vấn đề đào tạo đại học không bám sát nhu cầu thực tiễn, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra rằng, thực tế một thời gian dài hệ thống giáo dục đại học chủ yếu đào tạo là theo khả năng, tuy rằng có bám sát yêu cầu thực tiễn, nhưng chưa làm rõ chuẩn sinh viên tốt nghiệp đại học phải có kỹ năng gì, làm việc vị trí nào? “Trong 2 năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường đại học phải công bố chuẩn đầu ra đối với người tốt nghiệp ngành của mình. Đến nay trên 50% trường đại học đã công bố. Chuẩn đầu ra của các trường phải phối hợp với cơ quan sử dụng lao động, các doanh nghiệp để xây dựng yêu cầu, để khi ra trường phải làm được gì, biết được gì” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết thêm, trong 10 năm qua, tỷ lệ người được đào tạo nghề nghiệp đã tăng: từ 16% lên  40%, và tỷ lệ này rất quan trọng. Hiện nay đông nhất là công nhân tiếp đến lực lượng trung cấp sau đó mới đến đại học, cao đẳng. Như vậy, hiện không còn tình trạng đại học, cao đẳng đông hơn công nhân.

Đối với các học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn, ngành GD-ĐT đã có chính sách hỗ trợ, ưu tiên qua điểm, nhưng quan trọng hơn, theo Phó Thủ tướng, là phải bồi dưỡng cho học sinh tại các trường dự bị đại học, tại các trường dân tộc nội trú đảm bảo học lực khá mới được xét tuyển vào đại học. Vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo xét chặt chẽ hơn để nâng cao chất lượng.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, ba năm trở lại đây, ngành giáo dục xác định vấn đề quản lý giáo dục là khâu đột phá của hệ thống giáo dục. Theo đó, thứ nhất, ngành giáo dục phải hoàn chỉnh lại quy hoạch giáo dục bậc đại học, phổ thông và cơ sở nghề theo phân cấp trách nhiệm. Thứ hai là thực hiện phân cấp trong quản lý, giám sát điều kiện hình thành, hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề. Thứ ba là phải hoàn chỉnh quy chế quản lý nhà nước ở các cấp học, trên cơ sở đó đẩy mạnh tự chủ của cơ sở giáo dục từ phổ thông đến giáo dục đại học, tăng cường tự chủ trên cơ sở khẳng định tự chịu trách nhiệm của mình. Thứ tư, phải nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường vì đây chính là các tư lệnh của giáo dục trên 3 vạn trường phổ thông và hơn 400 trường đại học và cao đẳng.

Đối với lương giáo viên, Phó Thủ tướng chỉ đạo cần phải được quan tâm đầu tư, nâng cao hơn nữa với lộ trình lương của Chính phủ, đồng thời một số chính sách như thâm niên đã được thực hiện và cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với giáo viên vùng khó khăn, đối với cán bộ quản lý giáo dục.

Việt Anh

(Theo DCS)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đôn đốc hoạt động các Ban chỉ đạo quốc gia về KHCN

0 nhận xét

Chiều 24/11, tại Hà Nội Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì phiên họp thứ  nhất nhằm đôn đốc các Ban chỉ đạo các chương trình sản phẩm quốc gia, Ban chỉ đạo phát triển công nghệ cao và  Ban chỉ đạo đổi mới công nghệ quốc gia.

Theo báo cáo của các Ban chỉ đạo, sau khi đi vào hoạt động, các ban chỉ đạo đã lập kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2011, dự kiến cho năm 2012; đồng thời lập kế hoạch sơ bộ các nội dung nhiệm vụ cần triển khai năm 2012. Cùng với đó, đã tiến hành các đợt làm việc với các bộ ngành, địa phương nhằm tìm hiểu tình hình và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình tham gia, phối hợp thực hiện các nội dung.

anh2 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đôn đốc hoạt động các Ban chỉ đạo quốc gia về KHCN

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu trong Quý I/2012, Văn phòng ban chỉ đạo phải có kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện các vấn đề lớn của chương trình

Đại diện các thành viên các Ban chỉ đạo đề nghị trong thời gian tới cần có thông tư hướng dẫn cơ chế đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ, nghiên cứu hình thức tổ chức phù hợp để tổ chức, quản lý các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, đảm bảo được việc rà soát, lồng ghép các nhiệm vụ các chương trình quốc gia về khoa học công nghệ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, các Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đưa khoa học công nghệ trở thành khâu đột phá trong nhiều năm tới, tạo điều kiện tăng cường chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ và ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế – kỹ thuật, công nghiệp then chốt; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và tiềm lực công nghệ quốc gia….

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị lập văn phòng ban chỉ đạo chung cho cả 3 chương trình của Ban chỉ đạo sản phẩm quốc gia, Ban chỉ đạo phát triển công nghệ cao và Ban chỉ đạo đổi mới công nghệ quốc gia. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế tài chính chung cho 3 chương trình này.

Về tiến độ, Phó Thủ tướng đề nghị, trước 15/12, Bộ khoa học và công nghệ phải hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý chương trình và trình để phê duyệt chậm nhất trong tháng 1/2012.

Đối với thông tư về tài chính, trước 29/12, Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng xong dự thảo và ban hành trong tháng 1/2012 để tạo hành lang pháp lý thực hiện trong năm sau.

Quý I/2012, Văn phòng ban chỉ đạo phải có kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện các vấn đề lớn của chương trình; hàng quý sẽ tổ chức họp 1 lần cả 3 chương trình để đánh giá rút kinh nghiệm.

Cuối tháng 12, sau khi tổ chức hội nghị toàn quốc về đổi mới khoa học công nghệ và thống nhất nguyên tắc về đổi mới cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ,  trong tháng 2/2012 sẽ nhóm họp Ban chỉ đạo. Tại cuộc họp này, sẽ thống nhất chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của cả năm 2012 và dự kiến chương trình hoạt động cho năm 2013.

Từ Lương(Theo ChinhPhu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đột phá lĩnh vực giáo dục và đào tạo bắt đầu từ quản lý

0 nhận xét

Phó Thủ tướng thừa nhận, đối với giáo dục phổ thông, chương trình đang vận hành được thông qua từ năm 2006 còn nặng về giáo dục kiến thức mà còn hạn chế giáo dục kỹ năng cũng như hoạt động ngoài xã hội.

Từ năm 2007 – 2008, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan trong nước và nước ngoài thiết kế một chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm áp dụng cho giai đoạn sau năm 2015.

PPTNguyenthiennhan Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đột phá lĩnh vực giáo dục và đào tạo bắt đầu từ quản lý

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Ngành GD&ĐT đã xác định quản lý giáo dục là khâu đột phá.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành một số điều chỉnh  như giảm tải chương trình, hạn chế lối học thuộc lòng; tăng cường giáo dục kỹ năng trong giờ hoạt động xã hội; bổ sung  ngay những nội dung cấp thiết như trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong 10 năm tới…

Đối với giáo dục đại học, Phó Thủ tướng thừa nhận, trong một thời gian dài chúng ta chưa làm rõ chuẩn sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt kỹ năng gì, năng lực cụ thể như thế nào. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học phải công bố chuẩn đầu ra, đến nay có trên 50%  số trường đã công bố.

Đối với học sinh – sinh viên vùng sâu, vùng xa, vùng có đời sống khó khăn, ngành đã có chính sách hỗ trợ ưu tiên, trong đó có ưu tiên về điểm, song vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo xét điểm chặt chẽ hơn  nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Cũng theo Phó Thủ tướng, ba năm trở lại đây, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xác định quản lý giáo dục là khâu đột phá của hệ thống giáo dục.

Theo đó, quy hoạch giáo dục bậc đại học, phổ thông và dạy nghề  được phân cấp trách nhiệm. Ngành cũng hoàn chỉnh quy chế quản lý Nhà nước, trên cơ sở đó đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến giáo  dục đại học.

Đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng và coi đây là điều kiện tiên quyết bởi các nhà trường chỉ có thể mới đổi mới được khi các hiệu trưởng có tinh thần đổi mới. Trong 3 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng 28 nghìn hiệu trưởng.

Liên quan đến vấn đề đầu tư, Phó Thủ tướng cho biết, dù Nhà nước đã dành 20% ngân sách cho giáo dục, nhưng thực tế nhu cầu vẫn còn rất lớn và tăng nhanh. Một ví dụ là nếu năm 2000, 100 học sinh tốt nghiệp phổ thông chỉ có 16 em vào đại học, thì năm 2011, con số này tăng lên 55 em.

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đang xây dựng Đề án về vấn đề chi phí và giá các dịch vụ xã hội dịch vụ công, trong đó có giáo dục. Một mặt, xây dựng định mức giá thành với chi phí đầy đủ, mặt  khác có chính sách đảm bảo cho các đối tượng khó khăn được hỗ trợ trực tiếp để có thể thụ hưởng các dịch vụ công.

Riêng với giáo dục, định hướng là sẽ tiếp tục có hỗ trợ cho học sinh, sinh viên các vùng khó khăn, đồng thời quan tâm hơn tới giáo viên với những chính sách cụ thể về lương, chính sách thâm niên…

Tổng hợp chung các ý kiến xung quanh phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nhiều bạn đọc khẳng định, với nguồn lực của đất nước hiện nay, mặt bằng về giáo dục và đào tạo đã được cải thiện, các cử tri bày tỏ đồng tình và chia sẻ với Chính phủ về những tồn tại của ngành giáo dục và đào tạo.

Theo đó, các cử tri đề nghị cần đẩy mạnh giám sát việc công bố chuẩn đầu ra của sinh viên, đề nghị ngành giáo dục cần đôn đốc các nhà trường phải thực thi nghiêm túc hơn nữa để xã hội biết rõ chất lượng của từng nhà trường. Đồng thời, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của ngành giáo dục và đào tạo.

Nhiều độc giả cũng đồng tình với kế hoạch nâng cao chất lượng về dạy và học ngoại ngữ trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt, bạn đọc bày tỏ tin tưởng Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 7/2011 sẽ được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Linh Đan – Từ Lương

Ảnh: Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á -Thái Bình Dương lần 8

0 nhận xét

Sáng 21/11, cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á -Thái Bình Dương (CSCAP) có chủ đề “Nguy cơ và thách thức: Liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích” với hơn 300 đại biểu tham dự đã khai mạc tại Hà Nội.

Pttg NTN Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á  Thái Bình Dương lần 8

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc.

Cuộc họp Đại hội đồng Hợp tác An ninh châu Á -Thái Bình Dương (CSCAP) diễn ra trong bối cảnh Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 và các hội nghị liên quan vừa kết thúc tại Bali (Indonesia), theo đó cấu trúc an ninh khu vực đã có một bước phát triển quan trọng khi Nga, Mỹ lần đầu tiên tham gia Cấp cao Đông Á.

Ông Dalchoong Kim, đồng Chủ tịch của CSCAP khẳng định kể từ khi thành lập, CSCAP đã ngày càng đang được mở rộng về thành viên và các vấn đề được thảo luận, ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với kênh chính thức, góp phần tiết thực cho quá trình hoạch định chính sách của các chính phủ trong khu vực.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng châu Á -Thái Bình Dương đang được nhìn nhận là điểm sáng và cơ hội của thế giới để duy trì được đà phát triển và môi trường hòa bình, ổn định.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn, và đó không phải là nguy cơ đơn lẻ mà là tổng thể các thách thức đối với môi trường an ninh khu vực, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Các nước trong khu vực đã có những nỗ lực đáng kể để tìm kiếm và xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực có hiệu quả, song vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để có thể ứng phó với những thách thức trên.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu, trong đó có các quan chức, chuyên gia và học giả của CSCAP đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp tác trong khu vực hiện hành và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác khu vực, tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước khu vực.

Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương là tổ chức an ninh bán chính thức được thành lập năm 1993 (cùng thời điểm với Diễn đàn khu vực ARF) nhằm đóng góp vào việc xây dựng lòng tin trong khu vực thông qua tư vấn, đối thoại và hợp tác.

Các thành viên của CSCAP bao gồm 21 nước là thành viên đầy đủ, gồm 8 nước ASEAN (trừ Lào và Myanmar) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Mỹ, EU, Nga, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea; Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng Ấn Độ là thành viên liên kết.

Đây là lần đầu tiên cuộc họp Đại hội đồng CSCAP được tổ chức tại Việt Nam.

Cuộc họp này là hoạt động ngoại giao bán chính thức lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức, đánh dấu sự lớn mạnh của nền Ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao bán chính thức nói riêng, và là một bước đi thực tế triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện của Việt Nam theo tinh thần của Đại hội XI của Đảng.

Trong phiên làm việc sáng nay, cuộc họp của Đại hội đồng CSCAP sẽ thảo luận về biện pháp ứng phó với nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đang gia tăng trên toàn cầu.

Các đại biểu cũng sẽ thảo luận các biện pháp bảo đảm an ninh biển, bao gồm cả khía cạnh khác nhau của việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở khu vực, cùng nhiều vấn đề khác.

Hải Minh

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự khai giảng trường đại học Việt – Đức

0 nhận xét

Chiều 21-11, tại TP mới Bình Dương trường ĐH Việt Đức (VGU) đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2011-2012 và trao bằng tốt nghiệp cho khóa thạc sĩ đầu tiên của trường. Lễ khai giảng năm nay, trường vinh dự được đón tiếp Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga và nguyên Thủ tướng CHLB Đức Gerhard Schroder, cùng ngài đại sứ CHLB Đức Claus Wunderlich, ngài Tổng lãnh sự CHLB Đức Conrad Cappell…

images598257 4 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự khai giảng trường đại học Việt   Đức

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo Bộ, Ban giám hiệu nhà trường cắt băng khánh thành cơ sở mới

Khai mạc buổi lễ, GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã khái quát lại quá trình hình thành và phát triển của nhà trường trong ba năm qua, đồng thời ghi nhận nỗ lực phối hợp giữa Chính phủ hai quốc gia Việt Nam và Đức trong việc xây dựng trường VGU trở thành trường nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam và khu vực. Đến nay, sau một thời gian đi vào hoạt động trường VGU đã từng bước phát triển và trưởng thành không chỉ trong cơ cấu tổ chức mà cả trong công tác đào tạo hàn lâm.

Sau 3 năm thực hiện công tác đào tạo, 25 SV khóa đầu tiên của chương trình đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông tin đã sang Đức để hoàn tất chương trình năm cuối tại trường ĐH Khoa học ứng dụng Frankfurt. Đồng thời 12 học viên cao học đầu tiên của 3 chương trình thạc sĩ của VGU cũng ra trường.

Tại buổi lễ khai giảng, nguyên Thủ tướng CHLB Đức Gerhard Schroder đã đánh giá rất cao những đổi thay không chỉ về kinh tế mà còn về giáo dục của Việt Nam. Ông tin rằng với những chính sách mở mà Việt Nam đang theo đuổi, hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng mô hình giáo dục ĐH theo hướng chuẩn quốc tế và nghiêng nhiều về công tác nghiên cứu… trong tương lai gần Việt Nam sẽ có được nguồn nhân lực chất lượng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng lẫn năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực về chất lượng giáo dục.

Được biết, mùa tuyển sinh năm học 2011-2012 trường VGU đã tuyển chọn được 400 SV từ hơn 600 thí sinh đăng ký dự tuyển để tham gia kỳ kiểm tra đầu vào do VGU tổ chức theo đề của TestAs (một Viện khảo thí danh tiếng ở Đức).

images598258 2 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự khai giảng trường đại học Việt   Đức

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ khai giảng

Số học viên theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ và TS tại VGU cũng tăng lên đáng kể với 148 học viên theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ của VGU. Điều đó cho thấy chất lượng đào tạo tại VGU đã được khẳng định sau 3 năm hoạt động.

Phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới và trao bằng thạc sĩ cho 12 học viên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng trước những “trái ngọt” đầu tiên trong công tác đào tạo của nhà trường.

Đồng thời Phó Thủ tướng cũng đánh giá rất cao những định hướng và mục tiêu phát triển đúng đắn của Ban giám hiệu nhà trường trong việc xây dựng trường VGU thành một trong những trường ĐH đầu tiên vươn tầm quốc tế, cũng như chịu trách nhiệm trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Việt Nam, xây dựng một lực lượng lãnh đạo quản lý cho các trường ĐH.

Phó Thủ tướng tin tưởng với đầu vào ngày càng được nâng cao, môi trường giáo dục – đào tạo chuẩn, các lớp tân cử nhân, thạc sĩ trong tương lai sẽ đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất của các doanh nghiệp, xã hội trong công việc và khả năng thích ứng.

Anh Tú

(theo GDTD)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ trao Bằng Thạc sĩ tại Đại học Việt – Đức

0 nhận xét

Chiều 21/11 tại thành phố mới tỉnh Bình Dương, Trường Đại học Việt – Đức đã tổ chức khai giảng năm học 2011-2012 và trao bằng tốt nghiệp cho 12 Thạc sĩ đầu tiên của trường.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận; ông Gerhard Schroder, nguyên Thủ tướng CHLB Đức; đại diện Bộ Khoa học và công nghệ bang Hessen, Đức, giảng viên, sinh viên nhà trường tham dự.

PTT1 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ trao Bằng Thạc sĩ tại Đại học Việt    Đức

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và ông Gerhard Schroder trong buổi lễ trao Bằng Thạc sĩ tại Đại học Việt Đức.

Được thành lập và  đi vào hoạt động từ năm 2008, sau 3 năm 12 học viên cao học đầu tiên của 3 chương trình đào tạo Thạc sĩ của trường đã nhận bằng tốt nghiệp. 25 sinh viên khóa đầu tiên của chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông tin đã đến CHLB Đức để hoàn tất chương trình học năm cuối cùng tại Trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt/Main.

Phát biểu chào mừng năm học mới của Đại học Việt-Đức và các tân Thạc sĩ, ông Gerhard Schroder nhấn mạnh đến việc tăng cường mối quan hệ về kinh tế-xã hội, chính trị, văn hóa và giáo dục giữa hai nước trong thời gian qua. Đại học Việt – Đức là ngôi trường quốc tế đầu tiên thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ  2 nước Việt Nam và CHLB Đức.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh, việc một trường đại học tiên tiến mang tầm quốc tế ra đời với đội ngũ giảng dạy xuất sắc sẽ là một trong những cách thức thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tiến tới việc liên kết với những trường đại học khác, các quốc gia khác trên thế giới.

Trường Đại học Việt – Đức không chỉ mang ý nghĩa về mối quan hệ hợp tác giáo dục mà còn mang ý nghĩa lớn về hợp tác chính trị – xã hội giữa Việt Nam và CHLB Đức.

Với sự hỗ trợ của 34 trường đại học của Đức, sự hỗ trợ của Chính phủ hai nước, sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Việt-Đức sẽ có rất nhiều cơ hội lớn.

Năm học 2011-2012, Đại học Việt – Đức có khoảng 370 sinh viên đang theo học. Kết quả ra đời từ sự định hướng và mục tiêu đặt ra thông qua sự cam kết của hai Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức nhằm cung cấp cho sinh viên một môi trường đào tạo quốc tế, theo tiêu chuẩn Đức tại Việt Nam. Với nguồn kinh phí từ ngân sách Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Liên bang Đức, Chính phủ các bang Hessen và Baden-Wurttemberg, sự tài trợ của các tập đoàn đa quốc gia Đức và sự hỗ trợ về mặt học thuật của các trường đối tác trong Hiệp hội các trường đại học Đức, dự kiến, cơ sở mới của Trường sẽ được hình thành và đi vào hoạt động vào năm 2017 trên khu đất rộng 50ha tại thành phố mới tỉnh Bình Dương.

Ngọc Quang

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →