Anh Võ Văn Thưởng tham gia Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

0 nhận xét

Chiều ngày 28/6, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X ( khóa IX) đã bế mạc sau 2 ngày làm việc. Tại hội nghị lần này đã kiện toàn nhân sự với việc tiến hành bầu bổ sung 8 Ủy viên Ban Thường vụ và 10 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX.

Bế mạc hội nghị, Ban chấp hành đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban thường vụ Trung ương Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; kế hoạch tổ chức Đại hội đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10.

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Đa số ý kiến thống nhất với 4 nội dung lớn trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng. Trong đó, cuộc vận động Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới là một trọng tâm hành động. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng cho biết, từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên TW Đảng – Bí thư thứ nhất TW Đoàn nhấn mạnh: Chúng ta quyết tổ chức Đại hội Đoàn tất cả các cấp trong cùng 1 năm 2012, nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ sở Đoàn từ trung ương tới địa phương. Nhưng phải tính toán tới yếu tố đặc thù, tới những loại hình tổ chức cơ sở Đoàn khác nhau. Trong chuẩn bị nhân sự cho đại hội phải nâng cao chất lượng của BCH các cấp, đ/c mong muốn rằng trong đội ngũ cán bộ Đoàn phải chủ động, tiến công, kiên trì để có một đội ngũ cán bộ Đoàn sắp tới phải là những người gần gũi với thanh niên, hiểu thanh niên biết lắng nghe có khả năng đối thoại với thanh niên và dẫn dắt thanh niên đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đoàn trong tổ chức thực hiện các phong trào…. Bên cạnh đó, nên tổ chức bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Trong đó, một số tỉnh, thành Đoàn sẽ được chọn thí điểm.

Về kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, dự kiến tổ chức vào tháng 12/2012 tại Hà Nội với 1 nghìn 200 đại biểu chính thức. PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Anh Võ Văn Thưởng tham gia Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

0 nhận xét

Chiều ngày 28/6, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X ( khóa IX) đã bế mạc sau 2 ngày làm việc. Tại hội nghị lần này đã kiện toàn nhân sự với việc tiến hành bầu bổ sung 8 Ủy viên Ban Thường vụ và 10 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX.

Bế mạc hội nghị, Ban chấp hành đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban thường vụ Trung ương Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; kế hoạch tổ chức Đại hội đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10.

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Đa số ý kiến thống nhất với 4 nội dung lớn trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng. Trong đó, cuộc vận động Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới là một trọng tâm hành động. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng cho biết, từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên TW Đảng – Bí thư thứ nhất TW Đoàn nhấn mạnh: Chúng ta quyết tổ chức Đại hội Đoàn tất cả các cấp trong cùng 1 năm 2012, nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ sở Đoàn từ trung ương tới địa phương. Nhưng phải tính toán tới yếu tố đặc thù, tới những loại hình tổ chức cơ sở Đoàn khác nhau. Trong chuẩn bị nhân sự cho đại hội phải nâng cao chất lượng của BCH các cấp, đ/c mong muốn rằng trong đội ngũ cán bộ Đoàn phải chủ động, tiến công, kiên trì để có một đội ngũ cán bộ Đoàn sắp tới phải là những người gần gũi với thanh niên, hiểu thanh niên biết lắng nghe có khả năng đối thoại với thanh niên và dẫn dắt thanh niên đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đoàn trong tổ chức thực hiện các phong trào…. Bên cạnh đó, nên tổ chức bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Trong đó, một số tỉnh, thành Đoàn sẽ được chọn thí điểm.

Về kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, dự kiến tổ chức vào tháng 12/2012 tại Hà Nội với 1 nghìn 200 đại biểu chính thức. PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương

0 nhận xét

Chiều 29/6, Đoàn công tác của Chính Phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương nhằm đánh giá về hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP  về cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ, các tổ chức khoa học ngành Công Thương đã tích cực chuyển đổi mô hình, tổ chức theo hướng tinh gọn, tự chịu trách nhiệm.

Kinh phí Nhà nước chi cho hoạt động khoa học công nghệ của ngành Công Thương đã tăng khá mạnh từ 87 tỷ đồng năm 2006 lên 214,2 tỷ đồng năm 2010.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, thành công của một số viện nghiên cứu cho thấy, cần có các chương trình khoa học công nghệ gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước phải có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để các tổ chức khoa học công nghệ được ưu tiên tham gia thực hiện hoặc cung cấp các sản phẩm, từ đó từng bước làm chủ công nghệ, thay thế công nghệ nhập.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Quỳnh Hoa


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương

0 nhận xét

Chiều 29/6, Đoàn công tác của Chính Phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương nhằm đánh giá về hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP  về cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ, các tổ chức khoa học ngành Công Thương đã tích cực chuyển đổi mô hình, tổ chức theo hướng tinh gọn, tự chịu trách nhiệm.

Kinh phí Nhà nước chi cho hoạt động khoa học công nghệ của ngành Công Thương đã tăng khá mạnh từ 87 tỷ đồng năm 2006 lên 214,2 tỷ đồng năm 2010.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, thành công của một số viện nghiên cứu cho thấy, cần có các chương trình khoa học công nghệ gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước phải có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để các tổ chức khoa học công nghệ được ưu tiên tham gia thực hiện hoặc cung cấp các sản phẩm, từ đó từng bước làm chủ công nghệ, thay thế công nghệ nhập.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Quỳnh Hoa


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

0 nhận xét

Hoạt động KHCN của ngành Công Thương đã góp phần giải quyết các yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khảo sát, đánh giá các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tại Viện nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương và Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, đã nghiên cứu làm rõ trữ lượng dầu khí toàn khu vực  thềm lục địa và lãnh thổ Việt Nam, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

0 nhận xét

Hoạt động KHCN của ngành Công Thương đã góp phần giải quyết các yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khảo sát, đánh giá các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tại Viện nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương và Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, đã nghiên cứu làm rõ trữ lượng dầu khí toàn khu vực  thềm lục địa và lãnh thổ Việt Nam, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén

0 nhận xét

Tại phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

hop quoc hoi

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hôm nay (30/6), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, một số giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2011.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH và ngân sách nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, bước vào năm 2011, trên cơ sở các đánh giá, dự báo và nhận thức rõ về những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt để thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 2011.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Tuy nhiên, tình hình KT-XH trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát có xu hướng tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và báo cáo Bộ Chính trị ra Kết luận 02/KL-TW và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 59/NQ-QH12, với các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Mức bội chi thấp nhất mấy năm gần đây

Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện những “điểm sáng” như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng, xuất khẩu tăng cao gấp 3 lần kế hoạch, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ…

Kết quả thu – chi ngân sách nhà  nước 6 tháng đầu năm cho thấy, hết tháng 6/2011 tổng thu ngân sách đạt 327.820 tỷ đồng, bằng 55,1% dự  toán. Chi ngân sách đạt 355.600 tỷ đồng, đạt 49% dự toán. Như vậy, bội chi ngân sách 6 tháng là 27.780 tỷ đồng, bằng 23% dự toán. Đây là mức bội chi thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây.

Đặc biệt, thị trường ngoại tệ và kinh doanh vàng đã ổn định; thu chi ngân sách đạt khá, bội chi giảm; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đang chậm lại; cắt giảm đầu tư công có hiệu quả nhưng vẫn tăng đầu tư cho “tam nông”; đã có những giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tăng giá của thị trường bất động sản; an sinh xã hội được quan tâm và có những chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh được tăng cường và giữ vững…

Tuy nhiên, trong báo cáo, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục. Đó là, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn khó khăn, tăng trưởng đạt thấp; thị trường chứng khoán sụt giảm; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…

Phấn đấu một số chỉ tiêu cơ bản

Về những giải pháp cho 6 tháng cuối năm, Chính phủ cho rằng, cần tập trung quyết liệt vào điều hành một số chính sách lớn như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo đó, cần thực hiện nhất quán chủ  trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng cũng như chính sách tài khóa thắt chặt phối hợp hài hòa với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tập trung vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với chính sách thương mại, giá cả, thị trường, tiếp tục tăng cường kiểm soát giá cả, ổn định thị trường, bảo đảm ổn định cung – cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện kiên trì và nhất quán điều hành giá xăng dầu, điện, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Với việc ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cho rằng, cần tập trung chỉ đạo, điều hành để phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản năm 2011 là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17%; tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%; tỷ lệ nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP.

Cần những giải pháp chiến lược dài hạn, vững chắc hơn

Thảo luận về  các báo cáo trên, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho rằng, sự điều hành của Chính phủ đã tạo niềm tin của nhân dân, nhất là đối với các chính sách an sinh xã hội, tạo ổn định về mặt chính trị - xã  hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nhìn nhận, những kết quả về KT-XH trên chỉ mới là kết quả bước đầu. Nền kinh tế còn đối diện nhiều thách thức, khó khăn, do đó, cần có những giải pháp kiên quyết hơn nữa.

Báo cáo thẩm tra của  Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, song song với những giải pháp mang tính tình thế, ngắn hạn, Chính phủ  cần chú trọng đến các giải pháp chiến lược mang tính dài hạn như công tác quy hoạch, kế hoạch, các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, hạn chế nhập siêu, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có thế mạnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, minh bạch hóa hệ thống tài chính, tránh đầu cơ, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt, cần tăng cường quản lý tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đẩy mạnh quản lý về giá cả, thị trường.

Điều khiển phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, bên cạnh những “điểm sáng” về thu ngân sách, tăng xuất khẩu, tăng trưởng sản xuất công nghiệp…, nền kinh tế nước ta cũng nổi lên những vấn đề lớn cần sớm được khắc phục. Đó là lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và cho vay đều tăng, nhập siêu vẫn cao…

Vì thế, với 6 tháng cuối năm cần tính toán các tình huống khác nhau của nền kinh tế để có giải pháp vững chắc hơn. Bên cạnh đó, tăng tính đối thoại, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ GTVT

0 nhận xét

Sau các cuộc khảo sát và làm việc tại một số đơn vị của ngành Giao thông vận tải (GTVT) hôm nay (28/6), đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT về kết quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) của ngành giai đoạn 2005-2010 và kế hoạch 2011- 2015.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành GTVT cũng như đội ngũ làm công tác khoa học, đã góp phần tạo diện mạo mới về hạ tầng giao thông.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT

Các đơn vị trong ngành GTVT đã làm chủ, triển khai ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến, đồng thời biến kết quả hợp tác, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ tiến tiến của thế giới thành các công nghệ mang thương hiệu Việt Nam…

Bộ GTVT đã tích cực thúc đẩy ứng dụng KHCN, thể hiện rõ nhất là cụ thể hóa được bằng văn bản về định  hướng nghiên cứu khoa học của ngành cũng như ban hành được các quy chế riêng phù hợp với đặc thù của ngành để triển khai các đề tài khoa học và ứng dụng thực tiễn, có tổ chức tổng kết thường kỳ giữa 3 đơn vị (doanh  nghiệp, đơn vị nghiên cứu và các nhà thầu) để đúc rút các kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng thi công các công nghệ mới.

Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ hiện đại

Trong giai đoạn 2005-2010, Bộ GTVT đã dành 1,02% trong tổng chi phí sự nghiệp thường xuyên ngân sách của Bộ cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng KHCN .

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, từ bài học ban đầu thông qua nghiên cứu chuyển giao công nghệ xây dựng cầu treo và cầu dây văng nhịp lớn  như Bãi Cháy, Thụân Phước, Nhật Tân… đến nay Việt Nam đã có thể làm chủ xây dựng cầu dây văng  nhịp lớn từ khâu thiết kế, thi công.

Điều này đã được thể hiện qua các công trình như cầu Rạch Miễu, đặc biệt cầu Pá Uôn với trụ cao 97,5m, địa hình tính chất kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sử dụng vật liệu chất lượng cao và công nghệ thi công đặc biệt. Các đơn vị trong ngành đã ứng dụng hệ thống quan trắc liên tục cho các cầu treo, cầu dây văng nhịp lớn và hầm Hải Vân để kiểm sóat tình trạng làm việc giao thông qua lại 24/24h, công nghệ về ổn định, chống sụt trượt và kiên cố hóa ta luy nền đường bộ và đường sắt …

Cùng với kết quả trên, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng thừa nhận vẫn còn những tồn tại trong công tác KHCN của ngành. Đó là tỷ trọng đóng góp của các hoạt động KHCN chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành sản phẩm. Các công trình nghiên cứu khoa học chưa đồng đều, mới tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng và quy hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ cán bộ KHCN trong ngành không ít nơi còn yếu, thiếu chuyên gia đầu ngành có chuyên môn sâu, cơ chế còn bất cập nên chưa huy động được lực lượng cán bộ khoa học.

Cần đổi mới cơ chế

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng, để KHCN của ngành GTVT phát triển, cần có những cú hích, trong đó cần cú hích về cơ chế, chính sách.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ, trong lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng đường bộ, hoạt động KHCN chưa thực sự phát triển do chưa được phân bổ ngân sách phù hợp. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về giao thông, nếu bỏ ra 1 đồng cho duy tu bảo dưỡng sẽ tiết kiệm được 4 đồng từ việc đầu tư mới.

Được biết, dự thảo Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ đang được xây dựng và hoàn thiện. Đây sẽ là nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ.

Đại diện công ty tư vấn TEDI cho rằng, cần có chính sách khuyến khích hơn nữa việc thiết kế xây dựng các kết cấu đẹp, phù hợp cảnh quan. Bởi các nhà đầu tư có xu hướng chọn phương án đầu tư rẻ nhất, nhanh nhất để thu hồi vốn mà chưa thực sự quan tâm những công trình mang dấu ấn kết cấu, kiến trúc mỹ thuật cao.

Thừa nhận họat động KHCN nói chung và KHCN của ngành GTVT nói riêng hiện còn có những vướng mắc, Thứ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho biết, đối với các chính sách đãi ngộ chuyên gia, vấn đề định giá tài sản trí tuệ của các nhà khoa học để góp vốn, tới đây sẽ được Bộ khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính bàn thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Quân cũng lưu ý ngành GTVT cần đầu tư nguồn nhân lực, đặc biệt phải có tổng công trình sư và kỹ sư trưởng để chỉ đạo toàn bộ hệ thống từ khâu thiết kế đến thi công.

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị và định hướng phát triển KHCN của Bộ GTVT 5 năm (2011-2015), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đợt khảo sát lần này của đoàn công tác Chính phủ nhằm nắm bắt các vướng mắc từ thực tiễn, từ đó, xem xét, đưa ra những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN vào sản xuất của ngành GTVT trong thời gian tới.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ GTVT

0 nhận xét

Sau các cuộc khảo sát và làm việc tại một số đơn vị của ngành Giao thông vận tải (GTVT) hôm nay (28/6), đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT về kết quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) của ngành giai đoạn 2005-2010 và kế hoạch 2011- 2015.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành GTVT cũng như đội ngũ làm công tác khoa học, đã góp phần tạo diện mạo mới về hạ tầng giao thông.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT

Các đơn vị trong ngành GTVT đã làm chủ, triển khai ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến, đồng thời biến kết quả hợp tác, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ tiến tiến của thế giới thành các công nghệ mang thương hiệu Việt Nam…

Bộ GTVT đã tích cực thúc đẩy ứng dụng KHCN, thể hiện rõ nhất là cụ thể hóa được bằng văn bản về định  hướng nghiên cứu khoa học của ngành cũng như ban hành được các quy chế riêng phù hợp với đặc thù của ngành để triển khai các đề tài khoa học và ứng dụng thực tiễn, có tổ chức tổng kết thường kỳ giữa 3 đơn vị (doanh  nghiệp, đơn vị nghiên cứu và các nhà thầu) để đúc rút các kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng thi công các công nghệ mới.

Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ hiện đại

Trong giai đoạn 2005-2010, Bộ GTVT đã dành 1,02% trong tổng chi phí sự nghiệp thường xuyên ngân sách của Bộ cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng KHCN .

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, từ bài học ban đầu thông qua nghiên cứu chuyển giao công nghệ xây dựng cầu treo và cầu dây văng nhịp lớn  như Bãi Cháy, Thụân Phước, Nhật Tân… đến nay Việt Nam đã có thể làm chủ xây dựng cầu dây văng  nhịp lớn từ khâu thiết kế, thi công.

Điều này đã được thể hiện qua các công trình như cầu Rạch Miễu, đặc biệt cầu Pá Uôn với trụ cao 97,5m, địa hình tính chất kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sử dụng vật liệu chất lượng cao và công nghệ thi công đặc biệt. Các đơn vị trong ngành đã ứng dụng hệ thống quan trắc liên tục cho các cầu treo, cầu dây văng nhịp lớn và hầm Hải Vân để kiểm sóat tình trạng làm việc giao thông qua lại 24/24h, công nghệ về ổn định, chống sụt trượt và kiên cố hóa ta luy nền đường bộ và đường sắt …

Cùng với kết quả trên, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng thừa nhận vẫn còn những tồn tại trong công tác KHCN của ngành. Đó là tỷ trọng đóng góp của các hoạt động KHCN chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành sản phẩm. Các công trình nghiên cứu khoa học chưa đồng đều, mới tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng và quy hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ cán bộ KHCN trong ngành không ít nơi còn yếu, thiếu chuyên gia đầu ngành có chuyên môn sâu, cơ chế còn bất cập nên chưa huy động được lực lượng cán bộ khoa học.

Cần đổi mới cơ chế

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng, để KHCN của ngành GTVT phát triển, cần có những cú hích, trong đó cần cú hích về cơ chế, chính sách.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ, trong lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng đường bộ, hoạt động KHCN chưa thực sự phát triển do chưa được phân bổ ngân sách phù hợp. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về giao thông, nếu bỏ ra 1 đồng cho duy tu bảo dưỡng sẽ tiết kiệm được 4 đồng từ việc đầu tư mới.

Được biết, dự thảo Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ đang được xây dựng và hoàn thiện. Đây sẽ là nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ.

Đại diện công ty tư vấn TEDI cho rằng, cần có chính sách khuyến khích hơn nữa việc thiết kế xây dựng các kết cấu đẹp, phù hợp cảnh quan. Bởi các nhà đầu tư có xu hướng chọn phương án đầu tư rẻ nhất, nhanh nhất để thu hồi vốn mà chưa thực sự quan tâm những công trình mang dấu ấn kết cấu, kiến trúc mỹ thuật cao.

Thừa nhận họat động KHCN nói chung và KHCN của ngành GTVT nói riêng hiện còn có những vướng mắc, Thứ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho biết, đối với các chính sách đãi ngộ chuyên gia, vấn đề định giá tài sản trí tuệ của các nhà khoa học để góp vốn, tới đây sẽ được Bộ khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính bàn thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Quân cũng lưu ý ngành GTVT cần đầu tư nguồn nhân lực, đặc biệt phải có tổng công trình sư và kỹ sư trưởng để chỉ đạo toàn bộ hệ thống từ khâu thiết kế đến thi công.

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị và định hướng phát triển KHCN của Bộ GTVT 5 năm (2011-2015), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đợt khảo sát lần này của đoàn công tác Chính phủ nhằm nắm bắt các vướng mắc từ thực tiễn, từ đó, xem xét, đưa ra những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN vào sản xuất của ngành GTVT trong thời gian tới.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Bộ GTVT

0 nhận xét

Sau các cuộc khảo sát và làm việc tại một số đơn vị của ngành Giao thông vận tải (GTVT) hôm nay (28/6), đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT về kết quả hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) của ngành giai đoạn 2005-2010 và kế hoạch 2011- 2015.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành GTVT cũng như đội ngũ làm công tác khoa học, đã góp phần tạo diện mạo mới về hạ tầng giao thông.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT

Các đơn vị trong ngành GTVT đã làm chủ, triển khai ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến, đồng thời biến kết quả hợp tác, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ tiến tiến của thế giới thành các công nghệ mang thương hiệu Việt Nam…

Bộ GTVT đã tích cực thúc đẩy ứng dụng KHCN, thể hiện rõ nhất là cụ thể hóa được bằng văn bản về định  hướng nghiên cứu khoa học của ngành cũng như ban hành được các quy chế riêng phù hợp với đặc thù của ngành để triển khai các đề tài khoa học và ứng dụng thực tiễn, có tổ chức tổng kết thường kỳ giữa 3 đơn vị (doanh  nghiệp, đơn vị nghiên cứu và các nhà thầu) để đúc rút các kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng thi công các công nghệ mới.

Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ hiện đại

Trong giai đoạn 2005-2010, Bộ GTVT đã dành 1,02% trong tổng chi phí sự nghiệp thường xuyên ngân sách của Bộ cho nghiên cứu, triển khai ứng dụng KHCN .

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, từ bài học ban đầu thông qua nghiên cứu chuyển giao công nghệ xây dựng cầu treo và cầu dây văng nhịp lớn  như Bãi Cháy, Thụân Phước, Nhật Tân… đến nay Việt Nam đã có thể làm chủ xây dựng cầu dây văng  nhịp lớn từ khâu thiết kế, thi công.

Điều này đã được thể hiện qua các công trình như cầu Rạch Miễu, đặc biệt cầu Pá Uôn với trụ cao 97,5m, địa hình tính chất kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sử dụng vật liệu chất lượng cao và công nghệ thi công đặc biệt. Các đơn vị trong ngành đã ứng dụng hệ thống quan trắc liên tục cho các cầu treo, cầu dây văng nhịp lớn và hầm Hải Vân để kiểm sóat tình trạng làm việc giao thông qua lại 24/24h, công nghệ về ổn định, chống sụt trượt và kiên cố hóa ta luy nền đường bộ và đường sắt …

Cùng với kết quả trên, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng thừa nhận vẫn còn những tồn tại trong công tác KHCN của ngành. Đó là tỷ trọng đóng góp của các hoạt động KHCN chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành sản phẩm. Các công trình nghiên cứu khoa học chưa đồng đều, mới tập trung vào các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng và quy hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do đội ngũ cán bộ KHCN trong ngành không ít nơi còn yếu, thiếu chuyên gia đầu ngành có chuyên môn sâu, cơ chế còn bất cập nên chưa huy động được lực lượng cán bộ khoa học.

Cần đổi mới cơ chế

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng, để KHCN của ngành GTVT phát triển, cần có những cú hích, trong đó cần cú hích về cơ chế, chính sách.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ, trong lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng đường bộ, hoạt động KHCN chưa thực sự phát triển do chưa được phân bổ ngân sách phù hợp. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về giao thông, nếu bỏ ra 1 đồng cho duy tu bảo dưỡng sẽ tiết kiệm được 4 đồng từ việc đầu tư mới.

Được biết, dự thảo Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ đang được xây dựng và hoàn thiện. Đây sẽ là nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ.

Đại diện công ty tư vấn TEDI cho rằng, cần có chính sách khuyến khích hơn nữa việc thiết kế xây dựng các kết cấu đẹp, phù hợp cảnh quan. Bởi các nhà đầu tư có xu hướng chọn phương án đầu tư rẻ nhất, nhanh nhất để thu hồi vốn mà chưa thực sự quan tâm những công trình mang dấu ấn kết cấu, kiến trúc mỹ thuật cao.

Thừa nhận họat động KHCN nói chung và KHCN của ngành GTVT nói riêng hiện còn có những vướng mắc, Thứ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho biết, đối với các chính sách đãi ngộ chuyên gia, vấn đề định giá tài sản trí tuệ của các nhà khoa học để góp vốn, tới đây sẽ được Bộ khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính bàn thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Quân cũng lưu ý ngành GTVT cần đầu tư nguồn nhân lực, đặc biệt phải có tổng công trình sư và kỹ sư trưởng để chỉ đạo toàn bộ hệ thống từ khâu thiết kế đến thi công.

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị và định hướng phát triển KHCN của Bộ GTVT 5 năm (2011-2015), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đợt khảo sát lần này của đoàn công tác Chính phủ nhằm nắm bắt các vướng mắc từ thực tiễn, từ đó, xem xét, đưa ra những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN vào sản xuất của ngành GTVT trong thời gian tới.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →