Ông Nguyễn Thiện Nhân: Quy hoạch quản lý chất thải rắn

0 nhận xét

Tại Thông báo 231/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao UBND tỉnh Thái Nguyên hoàn thành công tác lập, thẩm định và quy duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thái Nguyên theo thẩm quyền trước ngày 30/11/2011.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm quan quy trình xử lý rác tại Nhà máy xử lý rác thải Sông Công ngày 17/9

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm quan quy trình xử lý rác tại Nhà máy xử lý rác thải Sông Công ngày 17/9

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Thái Nguyên khẩn trương xem xét, thực hiện việc chuyển đổi Ban quản lý đô thị thị xã Sông Công thành Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị để hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải… của thị xã đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, cân đối ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho thị xã Sông Công đầu tư xây dựng đường giao thông đến Nhà máy xử lý rác thải Sông Công; bảo đảm nguồn điện ưu tiên để Nhà máy luôn có điện ổn định phục vụ công tác xử lý và tái chế rác thải.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có Dự án Nhà máy xử lý rác thải Sông Công với công suất 50 tấn/ngày. Đây là dự án áp dụng công nghệ MBT-CD08 do Việt Nam nghiên cứu để xử lý rác thải sinh hoạt và tái chế 100% chất thải rắn thành viên nhiên liệu và gạch không nung,… Dự án góp phần phát triển công nghệ xử lý rác thải trong nước và giải quyết nhu cầu xử lý rác của địa phương.

Bởi vậy, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Xây dựng đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ đưa công nghệ MBT-CD08 xử lý và tái chế 100% chất thải rắn thành viên nhiên liệu và gạch không nung vào Danh mục sản phẩm quốc gia để xem xét, hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Đức Nam

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân triển khai Đề án dạy nghề lao động nông thôn

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý  trong thời gian tới các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, thực hiện đủ 4 có, 4 biết trong quá trình triển khai Đề án dạy nghề lao động nông thôn.

Đào tạo nghề giúp nông thôn phát triển nhanh, bền vững

Đào tạo nghề giúp nông thôn phát triển nhanh, bền vững

Phó Thủ tướng yêu cầu việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện tốt việc gắn kết 3 bên, tức là gắn kết người dạy, người học và chính quyền địa phương; thực hiện đủ 4 có là Ban Chỉ đạo, quy hoạch nguồn nhân lực, danh sách cơ sở dạy nghề, giới thiệu chương trình dạy nghề trên truyền hình địa phương đối với địa phương .

Cùng với đó việc đào tạo nghề nông thôn cần bảo đảm 4 biết đối với người dân thực hiện Đề án, đó là địa chỉ làm sau khi học nghề, địa chỉ dạy nghề gắn với việc làm tốt, các chính sách hỗ trợ, địa chỉ cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

Tiếp tục thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa, Bến Tre

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức tốt việc thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp tại Thanh Hóa và Bến Tre.

Bộ này cũng chuẩn bị tổng kết, báo cáo kết quả thí điểm trên tại Hội nghị sơ kết xây dựng mô hình điển hình toàn quốc.

Được biết, năm 2011 – năm thứ 2 triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tới tháng 6/2011, đã có 52 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án này ở cấp tỉnh. Các địa phương đã triển khai thí điểm mô hình dạy nghề triển khai nối tiếp năm 2010 ở các làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới,…

Kế hoạch năm 2011 đặt ra là dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo.

Quốc Hà

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân thăm dàn khoan Dầu Khí VN đặt sản xuất tại Singapore

0 nhận xét

Ngày 27/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân hội kiến với Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tại buổi hội kiến, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng thăm lại Singapore và chúc mừng Singapore về những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước.

Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho rằng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thiện Nhân và Ông Trương Tấn Sang thăm dàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đặt sản xuất tại Singapore.

Ông Nguyễn Thiện Nhân và Ông Trương Tấn Sang thăm dàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đặt sản xuất tại Singapore.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua và nhất trí cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng, văn hoá, giáo dục và du lịch.

Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam – Singapore trong thời gian tới lên tầm cao mới, không chỉ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vào hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực. Về các mặt hợp tác cụ thể, hai bên bày tỏ hài lòng về việc triển khai hiệu quả Hiệp định khung về Kết nối Việt Nam – Singapore trên 6 lĩnh vực hợp tác cũng như sự thành công của các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại Việt Nam.

Chiều 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tối 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

Trước đó (sáng 27/9), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Singapore đang có dự án đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Cũng trong ngày 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm dàn khoan của PetroVietnam đang đóng tại Singapore

Theo VOV

(Theo Cand)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân thăm dàn khoan dầu khí đặt tại Singapore

0 nhận xét

Ngày 27/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân hội kiến với Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tại buổi hội kiến, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng thăm lại Singapore và chúc mừng Singapore về những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước.

Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho rằng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thiện Nhân và Ông Trương Tấn Sang thăm dàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đặt sản xuất tại Singapore.

Ông Nguyễn Thiện Nhân và Ông Trương Tấn Sang thăm dàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đặt sản xuất tại Singapore.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua và nhất trí cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng, văn hoá, giáo dục và du lịch.

Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam – Singapore trong thời gian tới lên tầm cao mới, không chỉ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vào hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực. Về các mặt hợp tác cụ thể, hai bên bày tỏ hài lòng về việc triển khai hiệu quả Hiệp định khung về Kết nối Việt Nam – Singapore trên 6 lĩnh vực hợp tác cũng như sự thành công của các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại Việt Nam.

Chiều 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tối 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

Trước đó (sáng 27/9), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Singapore đang có dự án đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Cũng trong ngày 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm dàn khoan của PetroVietnam đang đóng tại Singapore

Theo VOV

(Theo Cand)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Malaysia

0 nhận xét

Nhận lời mời của Quốc vương Malaysia, Tuanku Mizan Zainal Billah Shah và Hoàng hậu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia từ ngày 28-30/9.

Tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao, Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Ông Nguyễn Thiện Nhân và các vị Lãnh đạo đến thăm Malaysia

Ông Nguyễn Thiện Nhân và các vị Lãnh đạo đến thăm Malaysia

Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể chiều 28/9 tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô hành chính Putrajaya.

Sau lễ đón, Thủ tướng Malaysia, Najib Tun Abdul Razak và Phu nhân đã đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân.

Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước, khẳng định sẽ phấn đấu đưa quan hệ song phương phát triển hơn nữa cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Malaysia luôn duy trì là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 5,5 tỷ USD và hiện có gần 390 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 19 tỷ USD.

Hai bên nhất trí, trên cơ sở quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp hiện nay, hai nước có nhiều cơ hội để tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng, lao động, giáo dục-đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy giao lưu nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phối hợp tuần tra chung trên biển.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Malaysia tăng cường nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại hai chiều.

Hai bên nhất trí xúc tiến đàm phán, tiến tới ký kết các thỏa thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như Bản ghi nhớ về hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, Thỏa thuận về thiết lập cơ chế tuần tra chung trên biển và kênh thông tin liên lạc giữa Hải quân hai nước, Hiệp định khung về mua bán gạo, Hiệp định về nông nghiệp.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm và cam kết cùng các nước ASEAN nỗ lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc đem lại hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh cần đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Hai bên cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Cao Phong

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Singapore và Malaysia

0 nhận xét

Nhận lời mời của Tổng thống Singapore, Ngài Tô-ni Tan Keng Giam (Tony Tan Keng Yam) và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore

từ ngày 26 đến ngày 28/9/2011.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bắt tay với Tổng thống Tony Tan Keng Yam

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bắt tay với Tổng thống Tony Tan Keng Yam

Tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Đại sứ Việt Nam tại Singapore

Trần Hải Hậu; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh; Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung; Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Chiều ngày 26/9/2011, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống I-xta-na (Istana Palace). Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Tô-ni Tan Keng Giam.

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tô-ni Tan Keng Giam nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Singapore ; đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Singapore và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; chân thành cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và trọng thị mà Tổng thống và nhân dân Singapore dành cho Đoàn; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam-Singapore . Chủ tịch nước cũng chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong thời gian qua, nhất là về phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn thăm Singapore

Phó Thủ tướng nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn thăm Singapore

Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua. Hai bên nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực, đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hai nhà Lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) trong thời gian tới. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tổng thống Singapore khẳng định doanh nghiệp Singapore rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa…

Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC…

Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tô-ni Tan Keng Giam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.

Tối cùng ngày, Tổng thống Tô-ni Tan Keng Giam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống I-xta-na.

PV (Theo nguyenthiennhan.net)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Tổng thống Tony Tan Keng Yam tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

0 nhận xét

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Singapore, Ngài Tony Tan Keng Yam và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 26-28/9.

Ngay sau lễ đón được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống Istana chiều 26/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam.

Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tony Tan Keng Yam đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Singapore và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

Chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam-Singapore.

Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng, nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực; đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tổng thống Singapore khẳng định doanh nghiệp nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa… Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC…

Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Dinh Tổng thống Istana.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế; đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore.

Ông Trương Tấn Sang đã thông báo với cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore cũng như các VSIP; nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tối cùng ngày, Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống Istana./.

PV

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu

0 nhận xét

Chiều ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) tại Dinh Tổng thống I-xta-na (Istana Place).

Tại buổi tiếp, Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện, lâu dài, bền vững và gắn bó giữa Việt Nam và Singapore.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế. Chủ tịch đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore. Chủ tịch nước cũng chuyển tới Cựu Thủ tướng lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ của các đồng chí Lãnh đạo Việt Nam; đồng thời thông báo vắn tắt cho Cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam – Singapore cũng như các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Hai bên cũng nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC. Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS.  Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đám phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cuộc trao đổi diễn ra trong bầu không khí cởi mở, chân thành và thắm tình hữu nghị.

Trọng Hậu

(Theo DCS)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Hà Lan

0 nhận xét

Chiều 26/9, tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Hà Lan Hans Hillen đang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Bộ Quốc phòng hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực kỹ thuật quốc phòng; trang bị cho hải quân; trao đổi kinh nghiệm huấn luyện quân sự, nâng cao năng lực phòng thủ quốc gia…

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Hans Hillen, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Hà Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Hans Hillen, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Hà Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm làm việc lần này của Bộ trưởng sẽ là một đóng góp tích cực trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Hà Lan.

Bên cạnh hợp tác quốc phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Hans Hillen, trong đó hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và thỏa thuận về hợp tác vật tư quốc phòng Việt Nam-Hà Lan.

Bộ trưởng Hans Hillen bày tỏ sự đồng tình với những đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hà Lan; khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Việt Nam triển các thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã thống nhất, trong đó sẽ hết sức lưu ý tới việc đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm trong huấn luyện quân sự; trong ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, hỏa hoạn…

Là hai nước đều chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Hans Hillen đề nghị Việt Nam và Hà Lan cần hợp tác tích cực hơn nữa trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thiện Thuật (Theo Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân tham dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nam 2011

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2011 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong trong 2 ngày 25 và 26/9.

Báo cáo tình hình KT-XH

 

    Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Đánh giá đúng thực trạng

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng thực trạng, khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục.

Theo Thủ tướng, những kết quả tích cực bước đầu đạt được, trước hết là lạm phát giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là lần thứ 2 liên tiếp mức tăng chỉ số giá dưới 1%. Thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt, nhiều khả năng chúng ta sẽ giảm được bội chi dưới chỉ tiêu đề ra (5,3%) trong năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung 9 tháng năm 2011 đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 9 tháng năm 2011 bằng xấp xỉ 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nhập siêu 9 tháng năm 2011 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 11 (không quá 16%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2011 ước tăng 2,1/% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 9 tháng năm 2011, IIP tăng khoảng 7,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định ước tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Cán cân thanh toán tổng thể trong 9 tháng năm 2011 và dự báo cả năm là thặng dư; dự trữ ngoại tệ tăng lên; lãi suất còn cao nhưng đã kiểm soát được và có xu hướng giảm; tổng cầu giảm trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công.

Bên cạnh đó, nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn; chúng ta tiếp tục duy trì được sản xuất, quý sau cao hơn quý trước; nếu trong quý IV duy trì được tăng trưởng bằng quý III, chúng ta sẽ giữ được mức độ tăng trưởng 6% trong năm 2011; nông nghiệp được duy trì và phát triển; khu vực hàng hóa, dịch vụ, du lịch tăng mạnh.

Công tác an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nhà ở cho sinh viên, người thu nhập thấp được quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây chỉ là những kết quả tích cực bước đầu do kinh tế vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, bấp bênh, phía trước dự báo “những khó khăn, thách thức rất lớn” do kinh tế thế giới suy giảm sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài, ODA, khách du lịch… đến Việt Nam.

Lạm pháp còn cao; nợ xấu tăng lên ở các ngân hàng cổ phần; sức ép về tỷ giá vào cuối năm; nhập siêu lớn; dự trữ ngoại tệ có tăng thêm nhưng chưa đạt yêu cầu; doanh nghiệp còn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn; đời sống của người thu nhập thấp, trong đó nổi cộm là đời sống người lao động ở các khu công nghiệp làm ngành nghề dệt may, da giầy; đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; thiên tai, dịch bệnh xảy ra…

Các Bộ, ngành, địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết những khó khăn này trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Tiếp tục kiên trì Nghị quyết 11

Về nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, nhiệm vụ trước tiên vẫn là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, không nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất xuống theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng. Kiểm soát tỷ giá hiệu quả để không gây biến động lớn.

Về cung tiền, tăng dư nợ tín dụng ở mức khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%. Quan tâm tới thanh khoản ngân hàng, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu; kiểm soát tốt cho vay nợ bất động sản. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thị trường “chợ đen” về ngoại hối, thị trường vàng…

Về thu chi ngân sách và đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiên quyết không ứng trước vốn ngân sách năm 2012, cùng với đó là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công.

Quyết liệt thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp; trong công nghiệp tiến hành rà soát, thúc đẩy các dự án, nhất là việc dồn vốn cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án thực sự cấp bách.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam, giảm nhập siêu. Việc giảm nhập siêu cần thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường xuất khẩu, bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy điện; bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội trong đó lưu ý tới vấn đề về lao động việc làm, y tế, giáo dục; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông… Ngay đầu phiên họp ngày 26/9, Thủ tướng đã chỉ đạo một số giải pháp cụ thể ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4, yêu cầu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão, sẵn sàng sơ tán dân khỏi những nơi có nguy cơ mất an toàn…

Sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước

Qua nghe báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng đưa ra phương án sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước; thiết kế cơ chế quản lý xác định rõ chủ sở hữu với trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động và công tác cán bộ của doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp mạnh mẽ hơn

Trong thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng…

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống lụt bão; công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề xuất cần quan tâm hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; dự trữ đủ cơ số thuốc chữa bệnh, cây, con giống để cung ứng kịp thời cho các vùng không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, tổng kết về mô hình doanh nghiệp nhà nước. Khẳng định việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất cần sớm xây dựng đề án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, có lộ trình rõ ràng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý, giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Nhận định hiện nay hoạt động đầu tư công còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị cần thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác kiểm soát đầu tư công, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào những công trình có ý nghĩa phúc lợi xã hội lớn, quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao, trong đó có nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế, nguyên nhân do điều hành… và cho rằng, việc kiềm chế lạm phát phải được thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ cả về trước mắt cũng như về lâu dài; đề nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa; thực hiện hiệu quả các giải pháp cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu; cần quyết liệt hơn nữa trong chống đầu cơ, tăng giá; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, minh bạch, công khai chính sách nhằm chống lạm phát tâm lý, lạm phát kỳ vọng…

Các cơ quan chức năng cần chỉ đạo quyết liệt hơn công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra do tai nạn giao thông; làm tốt công tác phân phối, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu vào dịp cuối năm; chống tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý cử bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế giữ chức Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) thay thế ông Nguyễn Quốc Triệu nhận nhiệm vụ khác.

bà Nguyễn Thị Kim Tiến

bà Nguyễn Thị Kim Tiến

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban, theo Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 31/3/2009.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp công tác vệ sinh an toàn thực phẩm có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng, Ban Chỉ đạo cần kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.

Đức Nam

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →