Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á -Thái Bình Dương lần 8

0 nhận xét

Sáng 21/11, cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á -Thái Bình Dương (CSCAP) có chủ đề “Nguy cơ và thách thức: Liệu cấu trúc an ninh khu vực mới có hữu ích” với hơn 300 đại biểu tham dự đã khai mạc tại Hà Nội.

Pttg NTN Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á  Thái Bình Dương lần 8

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc.

Cuộc họp Đại hội đồng Hợp tác An ninh châu Á -Thái Bình Dương (CSCAP) diễn ra trong bối cảnh Hội nghị Cấp cao ASEAN 19 và các hội nghị liên quan vừa kết thúc tại Bali (Indonesia), theo đó cấu trúc an ninh khu vực đã có một bước phát triển quan trọng khi Nga, Mỹ lần đầu tiên tham gia Cấp cao Đông Á.

Ông Dalchoong Kim, đồng Chủ tịch của CSCAP khẳng định kể từ khi thành lập, CSCAP đã ngày càng đang được mở rộng về thành viên và các vấn đề được thảo luận, ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn với kênh chính thức, góp phần tiết thực cho quá trình hoạch định chính sách của các chính phủ trong khu vực.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng châu Á -Thái Bình Dương đang được nhìn nhận là điểm sáng và cơ hội của thế giới để duy trì được đà phát triển và môi trường hòa bình, ổn định.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn, và đó không phải là nguy cơ đơn lẻ mà là tổng thể các thách thức đối với môi trường an ninh khu vực, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Các nước trong khu vực đã có những nỗ lực đáng kể để tìm kiếm và xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực có hiệu quả, song vẫn chưa có đủ các cơ chế hợp tác phù hợp để có thể ứng phó với những thách thức trên.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu, trong đó có các quan chức, chuyên gia và học giả của CSCAP đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp tác trong khu vực hiện hành và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác khu vực, tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước khu vực.

Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á-Thái Bình Dương là tổ chức an ninh bán chính thức được thành lập năm 1993 (cùng thời điểm với Diễn đàn khu vực ARF) nhằm đóng góp vào việc xây dựng lòng tin trong khu vực thông qua tư vấn, đối thoại và hợp tác.

Các thành viên của CSCAP bao gồm 21 nước là thành viên đầy đủ, gồm 8 nước ASEAN (trừ Lào và Myanmar) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Mỹ, EU, Nga, Canada, Australia, New Zealand, Papua New Guinea; Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng Ấn Độ là thành viên liên kết.

Đây là lần đầu tiên cuộc họp Đại hội đồng CSCAP được tổ chức tại Việt Nam.

Cuộc họp này là hoạt động ngoại giao bán chính thức lớn nhất mà Việt Nam từng tổ chức, đánh dấu sự lớn mạnh của nền Ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao bán chính thức nói riêng, và là một bước đi thực tế triển khai chiến lược ngoại giao toàn diện của Việt Nam theo tinh thần của Đại hội XI của Đảng.

Trong phiên làm việc sáng nay, cuộc họp của Đại hội đồng CSCAP sẽ thảo luận về biện pháp ứng phó với nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đang gia tăng trên toàn cầu.

Các đại biểu cũng sẽ thảo luận các biện pháp bảo đảm an ninh biển, bao gồm cả khía cạnh khác nhau của việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở khu vực, cùng nhiều vấn đề khác.

Hải Minh

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì họp Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước

0 nhận xét

Chiều 23/8, tại Học viện CSND, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) dưới sự chủ trì của GS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐCDGSNN, đã họp nhiệm kỳ 2009-2014, kỳ họp thứ VI. Đến dự còn có GS Phạm Vũ Luận, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; các đồng chí lãnh đạo, Ủy viên HĐCDGSNN và các đồng chí chủ tịch hội đồng ngành…

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đang chủ trì kỳ họp lần thứ VI của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN báo cáo kết quả đã thực hiện và phương hướng triển khai xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS 2011. Số ứng viên GS, PGS đạt phiếu tín nhiệm tại các hội đồng cơ sở năm nay đạt 86,68%, trong khi các năm trước tỷ lệ này chỉ đạt 60%.

Trong tháng 8/2011, HĐCDGSNN đã bổ nhiệm bổ sung, miễn nhiệm thành viên một số hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành, trong đó bổ nhiệm bổ sung Thiếu tướng, GS.TS Bùi Quảng Bạ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an làm Ủy viên Hội đồng chức danh GS ngành khoa học an ninh…

Tại cuộc họp, các thành viên HĐCDGSNN đã nêu vấn đề: Những ứng viên đề nghị xét công nhận chức danh lần này nếu đang công tác ở nước ngoài thì có nên cho bảo vệ qua mạng hay không? Với những hội đồng quá đông ứng viên như hội đồng y học, kinh tế, nghệ thuật có nên chia tách thành hai hội đồng? Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện mọi hoạt động công nhận, bổ nhiệm chức danh đều theo Quy chế 174 hiện hành, không nên tách hội đồng vì về mặt chuyên môn khó tạo ra sự đồng đẳng về chất lượng. Trong Quy chế 174 cũng không có quy định cho các ứng viên bảo vệ từ xa qua mạng, do đó cũng không nên mở ra tiền lệ này, trừ trường hợp ngoại lệ thật đặc biệt sẽ do Chủ tịch Hội đồng xem xét quyết định.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các thành viên hội đồng khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Quy chế 174 hiện hành, sao cho việc xét công nhân chức danh đảm bảo chất lượng cao nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế…

Thu Phương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Hội đồng bầu cử

0 nhận xét

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp thứ năm Hội đồng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. 

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bầu cử cho ý kiến vào báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử do ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử trình bày cho biết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thành công tốt đẹp.Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử đạt rất cao ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong đó, có 4 tỉnh cao nhất, đạt 99,99% là Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng cho rằng báo cáo cần làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đã góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử. Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quốc hội, cần phải đánh giá vai trò của Hội đồng bầu cử, các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng bầu cử, cũng như tổ chức bầu cử các cấp…

Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh đề nghị báo cáo cần đánh giá và làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của cuộc bầu cử đã được nhân dân và cử tri cả nước hết sức quan tâm, những kết quả đạt được thể hiện trách nhiệm cao của cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là ý nghĩa của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một thời điểm.

Tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần có sự phân tích, đánh giá để làm rõ hơn tính chất dân chủ, bình đẳng và những kết quả đã đạt được của cuộc bầu cử.

Phát biểu kết luận phiên họp thứ năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đánh giá báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử về cơ bản đã phản ánh đúng thực chất của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên, Tổng Bí thư đề nghị trong Báo cáo cần nêu rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, tính chất của cuộc bầu cử lần này, đồng thời làm nổi bật những điểm mới của cuộc bầu cử (bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một ngày…).

Trên tinh thần làm rõ hơn về thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng chí đề nghị cần có sự phân tích cụ thể kết quả của cuộc bầu cử để thấy được chất lượng của cuộc bầu cử.

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên, trước khi trình Thường vụ Quốc hội xem xét vào đầu tháng Sáu tới./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

 


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →