Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2

0 nhận xét

Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.

    Ảnh họp quốc hội

Ảnh họp quốc hội

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.

Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.

Thành Chung

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp đại biểu tham dự Diễn đàn Việt-Trung

0 nhận xét

Chiều 25/9, tại Trụ sở Chính phủ,  Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi tiếp ông Tề Kiến Quốc, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung – Việt sang dự Diễn đàn nhân dân Việt – Trung lần thứ 3 tổ chức tại Việt Nam.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu cũng có mặt trong buổi tiếp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh sáng kiến tổ chức Diễn đàn nhân dân Việt – Trung và kết quả thảo luận của các đại biểu tại diễn đàn lần này. Phó Thủ tướng cho rằng, diễn đàn là dịp để hai bên làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp ông Tề Kiến Quốc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp ông Tề Kiến Quốc.

Phó Thủ tướng khẳng định trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Trung Quốc theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Mối quan hệ này là cơ sở và động lực hết sức quan trọng đối với sự phát triển quan hệ hai nước.

Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Hội hữu nghị Trung – Việt, trong đó có đóng góp của cá nhân ông Tề Kiến Quốc trong quá trình xây dựng và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam.

Về phía mình ông Tề Kiến Quốc cho biết, Diễn đàn nhân dân Việt – Trung lần thứ 3 tổ chức tại Vĩnh Phúc (từ 23-25/9) diễn ra trong bầu không khí hữu nghị. Trên tinh thần xây dựng và thái độ trách nhiệm, các đại biểu đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn và thực chất về tình hình phát triển quan hệ Việt – Trung trong 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa; phân tích về những tình hình mới trong thời gian gần đây và kiến nghị biện pháp nhằm góp phần tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước trong thời gian tới.

Ông Tề Kiến Quốc cũng cho biết, sắp tới Trung Quốc sẽ xuất bản những ấn phẩm đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và hoạt động cách mạng ở Trung Quốc.

Từ Lương (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Deputy PM Nguyen Thien Nhan works with Hoa Lac hi-tech park management board

0 nhận xét

On September 21, during a trip to check on the scientific and technological application in Hanoi, Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan worked with the Hoa Lac hi-tech park management board.

 Deputy PM Nguyen Thien Nhan works with the Hoa Lac hi-tech management board

Deputy PM Nguyen Thien Nhan works with the Hoa Lac hi-tech management board

According to Mr. Nguyen Van Lang, Deputy Minister of Science and Technology and Head of the Hoa Lac hi-tech management board, the park had already completed site clearance on 845 hectares of land, accounting for 53.28 percent; built 19 kilometres of roads and water sewage systems; completed the waste water treatment factory with a capacity of 6,000 cubic metres per day; and completed 70% of the waste water collection system of the park.

He said that the current difficulty was to conduct site clearance on the remaining 800 hectares of land, which requires an extra VND 8 trillion.

Chairman of the Hanoi City People’s Committee, Nguyen The Thao, said that in general, the progress in the building of the park was slow.

According to the Chairman, the park has been planned as one of the five satellite urban areas, with 600,000 people. Therefore, the top priority must be a focus on the technical and social infrastructure such as traffic, power, water and housing systems.

“A large amount of capital is needed to realise the target,” he said.

He also added that as it was a hi-tech park of national scale, its progress should be accelerated, saying that the city will be willing to share difficulties with the management board and direct relevant sectors and agencies to help tackle difficulties.

During the meeting with the management board, Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan stressed that the Government considered the Hoa Lac hi-tech park a national construction of great significance in training the human resources to develop the capital and the country. Therefore, the Government asked for an increased effort in the building of the park, including the completion of the site clearance for the whole construction by 2012.

The Hoa Lac hi-tech park management board introduces the general project to Deputy PM Nguyen Thien Nhan

The Hoa Lac hi-tech park management board introduces the general project to Deputy PM Nguyen Thien Nhan

He asked the Ministry of Finance to work with the Ministry of Planning and Investment for capital planning to be submitted to the Prime Minister.

The Deputy Prime Minister requested the management board work directly with the Electricity of Vietnam and the Hanoi Electricity Corporation to identify the demand for power for the park, and work with the Hanoi Transport Corporation to identify the need for vehicles.

Earlier, Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan overviewed some of the ongoing construction in the hi-tech park, including the building of FPT University, an Italian pharmaceutical production company and Japan’s Nissan automobile company.

The Hoa Lac hi-tech park has been established and been in construction since 1998 on an area of over 1,600 hectares. The park has licensed 53 projects with a total registered capital of nearly VND 22 trillion across more than 259 hectares. Seventeen of them have been put into operation with a turnover of VND 1.2 trillion, attracting 4,100 labourers./.

BTA (DCS)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá về tình hình ứng dụng khoa học, công nghệ

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gợi ý Hà Nội cần tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong mô hình tăng trưởng, đặt hàng các nhà khoa nhằm giải quyết các vấn đề lớn đặt ra trong quá trình phát triển.

Tiếp theo chương trình khảo sát và đánh giá về tình hình ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN) trên địa bàn Hà Nội, ngày 23/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với UBND Thành phố về những kinh nghiệm và vấn đề trong cơ chế chính sách, để KHCN thực sự trở thành đòn bẩy phục vụ phát triển KTXH của Thủ đô.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Về lâu dài, mô hình tăng trưởng của Hà Nội phải giảm dần nhu cầu tăng vốn để tập trung tăng hàm lượng KHCN và năng suất lao động

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Về lâu dài, mô hình tăng trưởng của Hà Nội phải giảm dần nhu cầu tăng vốn để tập trung tăng hàm lượng KHCN và năng suất lao động

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội được Chính phủ xác định là 1 trong 2 trung tâm KHCN lớn nhất cả nước, là nơi đóng góp nhiều thành tựu nghiên cứu KHCN nổi bật, là điểm đến của nhiều tổ chức nghiên cứu KHCN trong nước và quốc tế.

Hà Nội hiện có 410 đơn vị KHCN thuộc các sở, ban, ngành và 2.220 đơn vị trực thuộc UBND Thành phố. Ngoài ra, có khoảng 285 đơn vị, tổ chức khoa học và công nghệ được cấp phép hoạt động.

Trong 5 năm (2006-2010), ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của thành phố đạt khoảng 1.739 tỷ đồng, tăng từ 174,8 tỷ đồng (2006) lên 646,3 tỷ đồng vào năm 2010.

Cùng thời gian, các chương trình KHCN cấp thành phố đã triển khai 545 đề tài nghiên cứu và 36 dự án sản xuất thử nghiệm. Tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài khoảng 70% và dự án là 100%.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những nỗ lực và nhiều cách làm sáng tạo của Thủ đô Hà Nội trong nhiệm vụ phát triển KHCN. Công tác chỉ đạo, điều hành, các định hướng về KHCN của Thành phố rất kịp thời và đã phát huy hiệu quả.

Phó Thủ tướng gợi ý, về lâu dài, mô hình tăng trưởng của Hà Nội phải giảm dần nhu cầu tăng vốn để tập trung tăng hàm lượng KHCN và năng suất lao động trong tất cả các lĩnh vực, thể hiện qua các chỉ số cụ thể. Phó Thủ tướng giao Hà Nội tập trung giám sát chỉ tiêu khoa học đối với 3 vấn đề là cơ khí, môi trường và nông nghiệp.

Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội sớm tổ chức hội nghị gặp mặt và đặt hàng giữa UBND Hà Nội với các nhà khoa học uy tín để tập trung trí tuệ nhằm nghiên cứu giải quyết các vấn đề lớn về văn hóa, giao thông, môi trường, cơ khí, nông nghiệp… của Hà Nội trong 5 năm tới.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù để huy động chất xám của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học sau khi nghỉ quản lý ở tuổi 60.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng Chính phủ điện tử trong 5 năm tới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thừa nhận thực trạng KHCN tại Hà Nội vẫn còn những hạn chế lớn mà thành phố vẫn chưa thể bứt phá theo các mục tiêu đặt ra. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc KHCN chưa thể trở thành động lực cho sự phát triển chính là cơ chế chính sách đãi ngộ với các nhà khoa học, cơ sở vật chất để phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ chưa đồng bộ, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ cán bộ đang làm nhiệm vụ quản lý và nghiên cứu KHCN còn nhiều tồn tại.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đặt hàng các nhà khoa học để góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng của thành phố như quy hoạch kiến trúc, quản lý đô thị, ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, làng nghề truyền thống, vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng ùn tắc giao thông và ngập lụt…

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Văn Tất Thu, bức tranh về khoa học tự nhiên, ứng dụng KHCN trong sản xuất ở Thủ đô là khá tốt, tuy nhiên các hoạt động, các công trình nghiên cứu về khoa học xã hội trên địa bàn Hà Nội còn mờ nhạt, chưa thấy nhiều điểm sáng.

Để thúc đẩy và phát huy tối đa vai trò của KHCN trên địa bàn Hà Nội theo hướng nhanh, toàn diện và bền vững, UBND Thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong việc thành lập, xây dựng, quản lý và khai thác Khu công nghệ cao thuộc Thành phố Hà Nội.

Đồng thời, hỗ trợ thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KHCN với một số thủ đô, thành phố lớn trên thế giới. Cùng với đó, ban hành các cơ chế, chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đặc thù đối với các chuyên gia, tổ chức nước ngoài, các tổng công trình sư tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Thủ đô.

Đặc biệt, Hà Nội kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng và ban hành cơ chế khoán kinh phí theo hướng tinh giản, giao khoán trọn gói cho những dự án, đề tài KHCN đặc thù.

Từ Lương (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Tiếp tục hỗ trợ điện thoại cố định vùng viễn thông công ích

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã Cho phép sử dụng nguồn kinh phí giai đoạn 2006-2010 để tiếp tục thực hiện hỗ trợ kinh phí duy trì thuê bao điện thoại cố định cho cá nhân, hộ gia đình thuộc khu vực 3 và khu vực 2 vùng viễn thông công ích từ ngày 1/1/2011 cho đến khi Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt.

Ở các địa phương thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt khoảng gần 16 máy/100 dân - Ảnh minh họa

Ở các địa phương thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt khoảng gần 16 máy/100 dân - Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ sử dụng nguồn kinh phí giai đoạn 2006-2010 để tiếp tục hỗ trợ kinh phí duy trì thuê bao điện thoại cố định cho các đối tượng trên theo mức hỗ trợ của năm 2010.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách và định mức hỗ trợ cho các trạm BTS đảo Trường Sa và các đảo xa bờ cũng như mạng thông tin chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai để thực hiện trong Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các quy định về tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Quỹ Viễn thông công ích Việt Nam và các doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc thu nộp các khoản đóng góp và quản lý quỹ theo đúng quy định.

Ra đời trong bối cảnh viễn thông ở nước ta phát triển nhanh nhưng mức độ phổ cập dịch vụ còn thấp và không đồng đều, Chương trình Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006-2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 7/4/2006 (gọi tắt là Chương trình 74), nhằm mục đích tăng mức độ phổ cập dịch vụ viễn thông tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Tính đến nay, sau 5 năm triển khai, mật độ điện thoại ở các địa phương thuộc vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt khoảng gần 16 máy/100 dân, vượt xa mục tiêu là 5 máy/100 dân. 40% số hộ dân trong vùng công ích có điện thoại cố định; 97% số xã có điểm truy nhập điện thoại công cộng, trừ một số xã mới được tách, thành lập…

Được biết, hiện nay Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam đang nỗ lực triển khai xây dựng chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo dự thảo, nội dung cơ bản của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 là mở rộng phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trong cả nước; phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng để đáp ứng phổ cập dịch vụ tại vùng viễn thông công ích, nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng miền trên cả nước.

Đức Nam(Theo ChinhPhu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Kiện toàn Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm

0 nhận xét

Tại Thông báo số 221/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhângiao Bộ Y tế đôn đốc các địa phương hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cấp xã, phường trước ngày 30/11/2011.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tập trung bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, trình Chính phủ trong tháng 9 này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế chuẩn bị các báo cáo chuyên đề về ngộ độc thực phẩm và các giải pháp nhằm giảm ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là tại các bếp ăn tập thể; tình hình sử dụng các chất phụ gia thực phẩm và biện pháp kiểm soát.

Đồng thời, sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án truyền thông trong quý III/2011; tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Báo cáo tình hình triển khai mô hình chợ an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chuẩn bị các báo cáo chuyên đề về tình hình triển khai mô hình chợ an toàn thực phẩm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị báo cáo về bảo đảm an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm trên cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 14/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và có báo cáo chuyên đề về tình hình và kết quả triển khai thực hiện Thông tư này.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, thực hiện việc công bố công khai các vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 6 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã xảy ra 53 vụ ngộ độc với 1.776 nạn nhân, trong đó có 9 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2010, số vụ ngộ độc đã giảm 42 vụ, số tử vong giảm 24 người (giảm 70%).

Trong Tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng đã xử lý hành chính 15.636 cơ sở vi phạm (cảnh cáo 11.928 cơ sở, phạt tiền 3.582 cơ sở, chuyển cơ quan chức năng xử lý 126 trường hợp).

Đức Nam(Theo ChinhPhu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Di dời các trường đại học đến các khu quy hoạch là cần thiết

0 nhận xét

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nghe các Bộ, ngành đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Dự thảo Đề án “Di dời một số trường đại học và cao đẳng từ nội thành TP.Hà Nội và TP.HCM đến các khu quy hoạch”.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, việc di dời các trường đại học, cao đẳng từ nội thành Hà Nội và TP.HCM đến các khu quy hoạch là cần thiết và không thể tiếp tục kéo dài tình trạng để các trường trong nội thành bởi chất lượng dạy và học sẽ không đảm bảo…

Di dời các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội là cần thiết

Di dời các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội là cần thiết

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, với những bất cập hiện nay như mật độ phân bố trường quá dày đặc, chỉ tiêu bình quân diện tích đất/sinh viên và bình quân diện tích đất/đơn vị trường thực tế rất thấp thì các trường không có khả năng mở rộng quy mô.

Mặt khác điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đang trong tình trạng tụt hậu, môi trường sư phạm, hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị không đảm bảo…

Di dời vì lợi ích của chính trường đại học

Thực trạng trên đòi hỏi các trường đại học, cao đẳng trong nội thành của 2 thành phố nói riêng cũng như của cả hệ thống giáo dục đại học nói chung cần sớm khắc phục .

Do đó, Dự thảo Đề án “Di dời một số trường đại học và cao đẳng từ nội thành TP.Hà Nội và TP.HCM đến các khu quy hoạch” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng đã đưa ra mục tiêu cụ thể là di dời khoảng 200 ngàn sinh viên đại học, cao đẳng trong nội thành TP.Hà Nội (ước khoảng 30 cơ sở đào tạo) đến các khu quy hoạch để quy mô đào tạo đại học, cao đẳng trong nội thành đến năm 2025, tầm nhìn 2050 vào khoảng 300 ngàn sinh viên.

Đối với TP.HCM, di dời khoảng 350.000 sinh viên trong nội thành (tương đương khoảng 40 trường) để quy mô sinh viên trong nội thành đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2050 còn khoảng 150 ngàn sinh viên.

Việc di dời trước hết là đảm bảo lợi ích và quyền lợi chính đáng của người học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; đặt nền tảng cơ bản cho trường phát triển bền vững.

Đề án cũng nêu ra 3 phương án bố trí các trường thuộc diện di dời vào các khu quy hoạch. Đó là: bố trí trường đại học, cao đẳng đào tạo cùng ngành nghề vào cùng một khu quy hoạch; bố trí xen kẽ các trường đại học, cao đẳng đào tạo khác ngành/nghề vào cùng khu quy hoạch; bố trí các trường công lập và trường tư thục (trường có vốn đầu tư nước ngoài hay trường liên doanh-liên kết với nước ngoài) trên cùng một khu quy hoạch.

Đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch

Sau khi nghe ý kiến của các Bộ, ngành, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, “việc di dời các trường đại học, cao đẳng từ nội thành Hà Nội và TP.HCM đến các khu quy hoạch là cần thiết và không thể tiếp tục kéo dài tình trạng để các trường trong nội thành bởi chất lượng dạy và học sẽ không đảm bảo”.

Do đó cần phải tạo sự chuyển biến quyết liệt, khu quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất… phải sẵn sàng. Cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, cụ thể đối với trường phải di dời và không phải di dời.

Cũng theo Phó Thủ tướng, nếu không thông qua được quy hoạch các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội và TP.HCM thì không thể triển khai Đề án này.

Theo Phó Thủ tướng, cần có Ban chuyên trách để triển khai xây dựng và thực hiện Đề án, đồng thời yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bên liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án trình Chính phủ trong tháng 11.

Mai Chi (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Phát triển vùng sản xuất nấm quy mô lớn tại Bắc Giang

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, thực tiễn đã khẳng định nấm chính là cây nông nghiệp chủ lực phù hợp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Bắc Giang.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bắc Giang cần hoàn chỉnh đề án phát triển, sản xuất nấm, xây dựng chi tiết hơn lộ trình thực hiện

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bắc Giang cần hoàn chỉnh đề án phát triển, sản xuất nấm, xây dựng chi tiết hơn lộ trình thực hiện

Sáng 22/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới dự hội nghị đánh giá kết quả đề án phát triển sản xuất nấm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2010, định hướng sản xuất giai đoạn 2011-2015.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang, sau 4 năm thực hiện dự án, khoảng 500 hộ đã triển khai sản xuất, tập trung nhiều ở các huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên. Một số nơi đã hình thành mô hình làng nghề như xã Tiên Lục, Tân Dĩnh, Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, xã Đồng Việt huyện Yên Dũng… Khoảng 30 trang trại có quy mô đầu tư hàng trăm triệu đồng, hàng năm sản xuất trên 100 tấn nguyên liệu, doanh thu đạt từ 500-800 triệu đồng.

Việc trồng nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là dự án đã giúp người sản xuất thay đổi cơ bản về nhận thức, từ sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang sản xuất quy mô lớn tập trung, có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Tuy nhiên, các đại biểu dự hội nghị cũng thẳng thắn cho rằng, số lượng mô hình sản xuất có quy mô lớn còn ít, chưa có doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ với quy mô công nghiệp; hiện mới chỉ khai thác khoảng 1% tiềm năng về nguyên liệu sản xuất nấm…

Những định hướng chính trong sản xuất nấm tại Bắc Giang thời gian tới là quy hoạch sản xuất gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy tối đa các lợi thế về nguồn nguyên liệu, tăng cường đào tạo lao động kỹ thuật, chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất quy mô lớn như trang trại, doanh nghiệp nhằm phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, thực tiễn triển khai đề án đã khẳng định cây nấm chính là cây nông nghiệp chủ lực phù hợp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Bắc Giang, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng.

Khẳng định việc phát triển cây nấm hiện nay gặp nhiều thuận lợi như Chính phủ đã có chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, địa phương cũng đã tìm được thị trường tiêu thụ…, Phó Thủ tướng cho rằng vấn đề chủ yếu là phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến về nhận thức cho bà con nông dân.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho nông dân

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho nông dân

Phó Thủ tướng đề nghị Trung tâm nghiên cứu giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông Việt Nam có cơ chế hỗ trợ về giống, kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng thành công các công nghệ nuôi trồng nấm.

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang cần hoàn chỉnh đề án phát triển cây nấm, trong đó xây dựng chi tiết hơn lộ trình thực hiện, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có cơ chế hỗ trợ cụ thể và triển khai thực hiện dự án.

Từ Lương (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú

0 nhận xét

Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015 với kinh phí hơn 4.150 tỷ đồng.

Phấn đấu đến 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú

Phấn đấu đến 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú

Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án sẽ củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú ở miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đảm bảo các tỉnh, huyện có đông người dân tộc thiểu số, có nhu cầu và đủ điều kiện mở trường đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, trung bình mỗi tỉnh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, mỗi huyện có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện.

Phấn đấu đến năm 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú với khoảng 85.000 học sinh, đạt bình quân 7% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong toàn quốc được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% số trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, sẽ nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lý tại các trường này; tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú…

Thực hiện đồng thời 4 hoạt động lớn

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Đề án sẽ thực hiện đồng thời 4 hoạt động lớn, bao gồm:

Một là, đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình cho 223 trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú.

Hai là, đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất cho 48 trường phổ thông dân tộc nội trú tại 22 tỉnh miền núi, vùng dân tộc nội trú. Cụ thể là xây dựng mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và 7 trường cấp tỉnh tại 22 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Thuận, An giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ba là, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học dân tộc nội trú.

Bốn là, tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, sẽ xây dựng website chung cho hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và phát hành Tập san Giáo dục nội trú phục vụ công tác quản lý của ngành.

Tuệ Văn (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

0 nhận xét

Tiếp tục chương trình khảo sát tình hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tại TP Hà Nội, sáng 21/9, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã có buổi làm việc tại Khu công nghệ cao (KCNC) Hòa Lạc.

Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo và đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và TP.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện nhân làm việc với Ban quản lý KCNC Hòa Lạ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện nhân làm việc với Ban quản lý KCNC Hòa Lạ

Ông Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ KHCN, Trưởng Ban Quản lý (BQL) KCNC Hòa Lạc cho biết: đến thời điểm này, KCNC đã hoàn thành GPMB là 845 ha, chiếm 53,28%; thi công khoảng 19km đường và hệ thống thoát nước; xây dựng xong và vận hành thử nhà máy xử lý nước thải công suất 6.000m3/ngày đêm, hoàn thành 70% mạng lưới thu gom nước thải của KCNC… ; Tổng mức đầu tư cho KCNC là 2.116 tỷ đồng, trong đó GPMB và tái định cư là 1.086 tỷ đồng, xây dựng hạ tầng là 1.048 tỷ. Khó khăn hiện là GPMB nốt diện tích còn lại 800 ha, với nguồn vốn cần khoảng 8.000 tỷ để bồi thường, tái định cư…

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng những kết quả đạt được của KCNC mới chỉ là bước đầu, nhìn chung tiến độ chậm. Theo Chủ tịch, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô xác định Hòa Lạc là một trong 5 đô thị vệ tinh, với quy mô dân số 60 vạn người, trong đó dân số KCNC chiếm 1/3. Vì vậy, vấn đề ưu tiên hàng đầu là, tập trung đầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, như giao thông, điện, nước, nhà ở… để không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của KCNC, mà còn phải gắn kết với các khu vực phụ cận, đảm bảo sự đồng bộ. Chủ tịch cho rằng, để thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi nguồn vốn lớn.Do đó cần xác định, đây là KCNC tầm quốc gia, đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ và cần có cơ chế đặc thù cho KCNC thì mới tháo gỡ được những khó khăn. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết, với kinh nghiệm của TP trong giải quyết nhiều dự án trọng điểm, BQL KCNC Hòa Lạc nên ký hợp đồng với huyện Thạch Thất để thực hiện GPMB. Về phía TP, Chủ tịch sẽ chỉ đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội mở tuyến xe bus về KCNC. “TP sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với BQL và chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung cùng chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án của KCNC trong thẩm quyền của TP”, Chủ tịch nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân khẳng định, thời gian gần đây, hoạt động của KCNC được khởi động tích cực, kết quả đó có sự ủng hộ và chia sẻ tích cực của TP Hà Nội; mong muốn TP tiếp tục cùng Bộ hợp tác đẩy nhanh tiến độ các dự án tại KCNC này.

Ban quản lý KCNC Hòa Lạc giới thiệu với Phó Thủ tướng tổng thể về dự án

Ban quản lý KCNC Hòa Lạc giới thiệu với Phó Thủ tướng tổng thể về dự án

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, Chính phủ xác định KCNC Hòa Lạc, công trình tầm vóc quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực để phát triển Thủ đô và cả nước. Bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo, quyết tâm sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của KCNC Hòa Lạc. Trong đó, yêu cầu hết năm 2012 phải hoàn thành công tác GPMB toàn bộ phần diện tích của KCNC này. Phó Thủ tướng cho rằng, cần có cơ chế đặc thù để khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong KCNC và yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng về phương án nguồn vốn trước 15/10/2011 để kịp đưa vào dự toán ngân sách năm 2012.

Về các nội dung liên quan, Phó Thủ tướng yêu cầu BQL trực tiếp làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội để xác định nhu cầu sử dụng điện, có phương án triển khai hạ tầng đảm bảo cung ứng điện cho KCNC; trước 30/10 phải làm việc với Tổng Công ty vận tải Hà Nội để xác định nhu cầu sử dụng phương tiện, phối hợp trong công tác đảm bảo giao thông. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu BQL Khu công nghệ cao Hòa Lạc và UBND huyện Thạch Thất cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý địa bàn, nhất là có sự phân công cụ thể trong quản lý dân cư, chống tái lấn chiếm…

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đi khảo sát thực tế một số dự án đã và đang triển khai tại KCNC Hòa Lạc, như dự án xây dựng Trường Đại học FPT, Công ty sản xuất dược phẩm của Italy, Công ty ôtô Nissan (Nhật Bản), Công ty Giải pháp sáng tạo và công nghệ tiên tiến Nhất Thái Dương.

Trọng Toàn (Theo DCSVN)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →