Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn dan toc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dan toc. Hiển thị tất cả bài đăng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Gần 2000 năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

0 nhận xét

Ngày 7/11 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm  thành lập Giáo hội và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.

Tham dự Đại lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện các tôn giáo bạn; nhiều đoàn ngoại giao quốc tế cùng đông đảo chức sắc tôn giáo, tăng ni, Phật tử.

Từ ngày 4 đến 7/11/1981, Hội nghị hợp nhất 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước đã họp tại Thủ đô Hà Nội và quyết nghị thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với 50 thành viên Hội đồng Trị sự.

c2 1 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Gần 2000 năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huân chương Hồ Chí Minh

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đã nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm của Phật Giáo Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc và mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phật giáo Việt Nam luôn phát huy truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, thực hiện cứu khổ độ sinh, vận động tăng, ni, Phật tử cả nước đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cứu trợ bão lụt thiên tai, giúp đỡ các hộ gia đình chính sách, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.

Qua 6 nhiệm kỳ Đại hội, Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng với đặc điểm nổi bật nhờ sự đoàn kết, hoà hợp và nhất trí cao trong ngôi nhà chung của Giáo hội. Từ 50 thành viên Hội đồng trị sự đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có 147 thành viên.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, với bề dày gần 2000 năm Phật giáo gắn liền và đồng hành cùng dân tộc, với tư tưởng từ bi, hỉ xả, lấy trí tuệ làm phương châm hành đạo, Phật giáo Việt Nam đã góp phần tạo nên truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

c1 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Gần 2000 năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ

Phó Thủ tướng khẳng định trải qua 30 năm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng ta đều nhận thấy sự lớn mạnh về tổ chức và hoạt động Phật sự, kiên trì phương châm “Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, góp phần cùng nhân dân cả nước đoàn kết, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, uy tín của Giáo hội không ngừng nâng cao, có ảnh hưởng lớn đối với Phật tử người Việt ở trong và ngoài nước.

30 năm không phải là thời gian dài so với 2000 năm lịch sử của Phật giáo Việt Nam, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viết tiếp trang sử vàng, khẳng định vị thế trong lòng dân tộc, thực hành từ bi, yêu tự do, cùng tiến bước trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đời sống mới, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Với những đóng góp to lớn của Phật giáo với sự phát triển của đất nước, Chủ tịch nước đã quyết định trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh (lần thứ 2) cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huân chương cao quý này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Huân chương Độc lập hạng I, hạng II tặng các hòa thượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ông Huỳnh Đảm – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát biểu chúc mừng và tặng bức trướng mang dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam đoàn kết đồng hành cùng dân tộc”.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Đề án củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú

0 nhận xét

Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011- 2015 với kinh phí hơn 4.150 tỷ đồng.

Phấn đấu đến 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú

Phấn đấu đến 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú

Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án sẽ củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú ở miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đảm bảo các tỉnh, huyện có đông người dân tộc thiểu số, có nhu cầu và đủ điều kiện mở trường đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, trung bình mỗi tỉnh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, mỗi huyện có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện.

Phấn đấu đến năm 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú với khoảng 85.000 học sinh, đạt bình quân 7% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông trong toàn quốc được học trong trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% số trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, sẽ nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và quản lý tại các trường này; tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú…

Thực hiện đồng thời 4 hoạt động lớn

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Đề án sẽ thực hiện đồng thời 4 hoạt động lớn, bao gồm:

Một là, đầu tư xây dựng bổ sung các hạng mục công trình cho 223 trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy học sinh nội trú.

Hai là, đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất cho 48 trường phổ thông dân tộc nội trú tại 22 tỉnh miền núi, vùng dân tộc nội trú. Cụ thể là xây dựng mới 41 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và 7 trường cấp tỉnh tại 22 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Thuận, An giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ba là, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường trung học dân tộc nội trú.

Bốn là, tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, sẽ xây dựng website chung cho hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và phát hành Tập san Giáo dục nội trú phục vụ công tác quản lý của ngành.

Tuệ Văn (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →