Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thị Doan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thị Doan. Hiển thị tất cả bài đăng

Ông Nguyễn Thiện Nhân dự lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

0 nhận xét

Ngày 15/11, trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo thành phố Hà Nội và nhiều thế hệ giáo viên, học sinh của nhà trường cùng dự buổi lễ.

Năm 1921, trường tiểu học Lê Ngọc Hân được thành lập với 10 lớp học chuyên dành cho học sinh nữ. Từ năm 1945 đến nay, sự phát triển của nhà trường gắn liền với những thành tựu của ngành giáo dục Thủ đô Hà Nội. Với 55 giáo viên, 32 lớp học, 1.300 học sinh, nhà trường thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tỷ lệ học sinh giỏi của nhà trường luôn đạt trên 90%.

nguyen thien nhan le ngoc han Ông Nguyễn Thiện Nhân dự lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng với bề dày truyền thống, các thầy cô giáo và học sinh trường Lê Ngọc Hân sẽ tiếp tục thi đua học tốt, dạy tốt, nhà trường sẽ góp phần đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước và Thủ đô. Phó Thủ tướng mong muốn mỗi học sinh trường Lê Ngọc Hân sẽ trở thành những công dân có ích của Hà Nội, góp phần xứng đáng xây dựng đất nước và Thủ đô ngày càng giàu đẹp.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ tang Giáo sư Viện sĩ Phạm Song

0 nhận xét

Sáng 12/11, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội) đã diễn ra Lễ tang trọng thể Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y Dược học Việt Nam theo nghi thức cấp cao.

bacSong21 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ tang Giáo sư Viện sĩ Phạm Song

Lễ tang trọng thể Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song

Các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Lê Đức Anh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các quốc gia… đã gửi vòng hoa đến chia buồn.

Đến dự lễ tang Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song có các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ; Trung tướng Ngô Xuân Lịch – Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Ban Khoa giáo Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở y tế, các tổ chức quốc tế, quốc gia và một số đại sứ quán tại Hà Nội, đồng nghiệp cùng gia quyến, bạn bè và người dân.

Ban Lễ tang Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Phó trưởng Ban cùng đại diện các Ban, ngành và gia quyến, quê hương Hà Tĩnh trân trọng tổ chức lễ tang.

Đến viếng và chia buồn cùng gia đình Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi vào số tang dòng chữ: Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Phạm Song – người Đảng viên Cộng sản trung kiên, người cán bộ ưu tú, nhà khoa học trong sáng, tài năng. Xin chia sẻ mất mát, đau thương lớn lao này cùng toàn thể gia quyến.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương quê hương ông cùng gia quyến, bạn bè và các thế hệ học trò, đồng nghiệp, các tổ chức quốc tế đã lần lượt đến chia buồn và vĩnh biệt Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song, người đảng viên trung kiên, người cán bộ lãnh đạo đã đóng góp nhiều chính sách lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tại lễ truy điệu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc điếu văn khẳng định và ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc và to lớn cho sự nghiệp y tế nước nhà của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song cho đến phút vĩnh biệt. Dù trên cương vị công tác và ở vị trí nào, Giáo sư đều tạo được niềm tin, sự tôn trọng và đánh giá cao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế, quốc gia cũng như các đồng nghiệp, học trò và người dân.

Trong điếu văn đọc tại lễ truy điệu, Phó Thủ tướng chia sẻ: Giáo sư Phạm Song mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Đảng và Nhà nước đã mất đi một Đảng viên trung kiên, một cán bộ y tế hết sức xuất sắc suốt đời đi theo Đảng, theo cách mạng. Gia đình, dòng tộc, bạn bè, đồng nghiệp và người thân mất đi một người chồng, người cha, người ông, người con quê hương … hết sức chân tình và đáng kính.

Giáo sư Phạm Song sinh ngày 23 tháng 11 năm 1931 tại thành phố Vinh. Quê ông ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước cách mạng. Ngay từ năm 19 tuổi, ông đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, vừa học vừa tham gia kháng chiến. Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song, một đảng viên ưu tú 61 năm tuổi Đảng, một trí tuệ uyên bác đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp khoa học và nền y tế Việt Nam.

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cùng danh hiệu Giáo sư, Viện sĩ, Thầy thuốc Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất cùng nhiều Huân, huy chương khác. Năm 2000, Giáo sư, Viện sĩ đã được Viện Hàn lâm Y học Liên bang Nga trao danh hiệu Viện sĩ về hệ thống và biện chứng. Năm 2006, ông được Viện Tiểu sử Hoa Kỳ tặng danh hiệu “Nhà khoa học tiêu biểu” của năm vì những cống hiến trọn đời cho y học.

Trưa cùng ngày, Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song đã được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).

(Theo TTXVN)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Đại lễ Giáo hội Phật giáo VN

0 nhận xét

Đúng 8h30 sáng nay (7/11), tại Trung tâm học viện Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thống nhất Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.

Sau nghi lễ chào quốc kỳ, đạo kỳ, phút tưởng niệm, niệm Phật cầu gia bị, Hòa thượng Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN thừa lệnh Đức Pháp chủ đã tuyên đọc thông điệp nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN.

20111107140337 3 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Đại lễ Giáo hội Phật giáo VN

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Đại lễ

Thông điệp khẳng định: GHPGVN ra đời là chủ thể duy nhất có sứ mệnh truyền trì đạo mạch nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc và mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc an dân.

30 năm xây dựng và trưởng thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lãnh đạo tăng ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài đã làm nên nhiều thành tựu phật sự quan trọng trên tất cả các lĩnh vực vì đạo vì đời, làm cho Đạo pháp xương minh, Giáo hội trang nghiêm và phát triển bền vững trong cộng đồng dân tộc. Phương châm hoạt động của Giáo hội : “Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội” đang được phát huy sâu rộng trong các chương trình hoạt động phật sự chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tiếp đó, trong bài diễn văn khai mạc đại lễ, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội cho rằng văn hóa dân tộc có sự đóng góp lớn lao của Phật giáo về văn học, triết học, giáo dục, mỹ học, kiến trúc, nghệ thuật… Các nhà sư từng tham gia việc nước, chùa chiền từng là cơ sở giáo dục, từ thiện, là nơi an ủi, vỗ về, hướng dẫn đời sống tâm linh cho mọi người. Do đó, có thể nói Phật giáo luôn ở trong lòng dân tộc, gần gũi, thân thiết với dân tộc.

Đồng hành cùng dân tộc

Theo Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội hiện có 14.778 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, gần 46.500 tăng ni, 4 học viện Phật giáo, 30 trường trung cấp Phật học.

Hệ thống tổ chức của Giáo hội được thành lập từ Trung ương đến địa phương trong cả nước. Quan hệ đối ngoại của Giáo hội ngày càng được mở rộng. Từ thiện xã hội là một trong những hoạt động nổi bật nhất của toàn Giáo hội. Hiện 65 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa trực thuộc Giáo hội đang hoạt động hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân. Công tác từ thiện xã hội trong toàn Giáo hội 30 năm qua ước lên tới 2.020 tỷ đồng….

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định gần 2.000 năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo gắn liền với vận mệnh của đất nước và luôn đồng hành cùng dân tộc. Những việc làm tốt đẹp cùng những công lao đóng góp của Phật giáo cho dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được lịch sử ghi nhận và khẳng định Phật giáo Việt Nam là tôn giáo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc.

Với truyền thống yêu nước, gắn bó đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo không chỉ làm cho tăng ni, Phật tử trong nước mà còn cả ở nước ngoài hiểu rõ hơn về đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên dư luận tốt đẹp, vận động nhiều phong trào ủng hộ công cuộc xây dựng đổi mới nước nhà.

Với tinh thần từ bi, yêu tự do, yêu hòa bình, Giáo hội cũng đang đi đầu trong khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đời sống mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Phó Thủ tướng tin tưởng Giáo hội tiếp tục củng cố phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, xây dựng Giáo hội vững mạnh về mọi mặt.

Tại đại lễ, ông Nguyễn Thanh Xuân – Phó ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ đã đọc quyết định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai cho GHPGVN. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thay mặt Đảng, Nhà nước đã trao tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huân chương.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì, ba cho các hòa thượng, ni trưởng, cư sĩ đã có thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng quyết định tặng thưởng Huân chương đại đoàn kết dân tộc cho các hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, cư sĩ đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc; Thủ tướng tặng Bằng khen cho các tập thể trực thuộc Giáo hội. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã trao Huân chương Đại đoàn kết cho GHPGVN.

Linh Thư

(Theo VNN)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →