Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thị Kim Tiến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thị Kim Tiến. Hiển thị tất cả bài đăng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng

0 nhận xét

Để nhanh chóng kiểm soát tình hình bệnh dịch tay chân miệng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBND các tỉnh, các đoàn thể vào cuộc quyết liệt hơn nữa bằng cách chủ động và tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc người dân thực hiện đúng theo hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Ngày 20/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị “Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng” tại TP. Hồ Chí Minh. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến dự.

MG 9574 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (giữa) và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến (phải)

Đến nay, bệnh tay chân miệng (TCM) chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc đặc trị đặc hiệu. Bệnh TCM được ghi nhận tại nhiều quốc gia và đang trở thành mối quan tâm chung của nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng, ở Việt Nam, bệnh xuất hiện lần đầu vào năm 2003 tại một số tỉnh phía Nam và bùng phát từ tháng 5/2011 rồi nhanh chóng lam rộng ra 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Bệnh được ghi nhận nhiều nhất là tháng 9, tháng 11/2011 đang có xu hướng giảm.

Các địa phương có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất là: Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bến Tre, Hòa Bình, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kon Tum. Hiện bệnh TCM đang là mối quan tâm của các gia đình có trẻ nhỏ.

Tuy nhiên bệnh vẫn có nguy cơ mắc phải và gây tử vong cao vì  những nguyên nhân sau: Bệnh do virus đường ruột, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Không có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc đặc trị đặc hiệu. Tỷ lệ người lớn mang trùng cao là nguồn lây nhiễm cho trẻ em. Ý thức của người chăm sóc trẻ còn yếu kém, không áp dụng biện pháp rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Một số địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ về bệnh chân tay miệng và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng chưa sâu rộng, chủ yếu chỉ nói đến tình hình dịch, bệnh mà không tuyên truyền về cách phòng bệnh thế nào. Việc quản lý người bệnh chân tay miệng tại nhà, xử lý, thu gom chất thải tại các gia đình có người bệnh phải đặc biệt chú ý vì chủng virus gây bệnh có thể phát triển trong phân người bệnh lên đến 14 ngày

Phía Nam tỷ lệ nhiễm tuýp vi rút nguy hiểm cao

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận về tuýp vi rút tay chân miệng năm nay khá nguy hiểm.

Đó là tuýp vi rút EV71(làm diễn tiến bệnh nặng và tử vong chỉ trong vòng 24 h) chiếm tỷ lệ tới 39,7%.

Riêng khu vực phía Nam, tỷ lệ vi rút EV71 cao nhất, chiếm 56,7%.

Như vậy, đa số các trường hợp tử vong do tay chân miệng hiện nay bị nhiễm tuýp vi rút này.

Theo Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh tay chân miệng ngành y tế không thể một mình mà giải quyết được. Quan trọng nhất vẫn là các phụ huynh phải có ý thức vệ sinh trong việc chăm sóc trẻ.

Trong đợt đi kiểm tra vừa qua, Bộ trưởng Tiến ghi nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hộ dân ý thức rất kém về vệ sinh rửa tay bằng xà bông cho mình và cho trẻ.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc có nên dùng một số loại thuốc được quảng cáo chữa bệnh tay chân miệng trên thị trường, Bộ trưởng Tiến khẳng định: “Cho đến thời điểm này, tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu. Ngành y tế khuyến khích các nghiên cứu nhưng để đem một loại thuốc nào đó ra sử dụng trên cơ thể con người thì phải trải qua rất nhiều thử nghiệm và đúng quy định của pháp luật.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng gia đình cần đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời chứ không nên tự tiện dùng thuốc ở nhà”.

Tình hình bệnh tay chân miệng như hiện nay ở Việt Nam cũng là chung bối cảnh với các nước trên thế giới. Việc giao lưu qua lại của người dân qua con đường xuất nhập cảnh là một yếu tố khiến dịch bệnh khó kiểm soát.

Thanh Huyền

Trả lời phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh khẳng định, theo kết luận của Hội đồng Khoa học Bộ Y tế ngày 18/11, việc chữa bệnh TCM bằng các phương pháp như nước ozone, lá xoài là thiếu căn cứ khoa học. Vì căn nguyên gốc của bệnh là do virus xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường ruột, tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp sau đó phá hủy sức đề kháng của cơ thể.

Việc chữa bệnh bằng nước ozon chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh trong giai đoạn 1, làm se mặt ngoài da, không có tác dụng kháng bất cứ virus nào. Trẻ nhỏ sốt phát ban, sốt xuất huyết, nổi mẩn đỏ có triệu chứng lâm sàng rất giống với bệnh TCM, vì vậy người chăm sóc trẻ em, các bệnh viện tuyến dưới cần hết sức thận trọng trong việc điều trị theo dõi cho các bệnh nhi, nếu thấy bất thường phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cần đẩy mạnh tuyên truyền “4 biết”: Biết nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi; biết ăn sạch, biết ở sạch và biết cách cho trẻ chơi sạch; biết nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do thời tiết nắng nóng; biết rằng chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh TCM. Thực hiện nguyên tắc “3 sạch”: ăn sạch, ở sạch và trẻ em chơi phải sạch.

Để nhanh chóng kiểm soát tình hình bệnh dịch, giảm thiểu những tác động nguy hiểm của bệnh TCM với người dân, Phó Thủ tướng đề nghị UBND các tỉnh và đoàn thể phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa bằng cách chủ động và tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc người dân thực hiện đúng theo hướng dẫn phòng dịch của Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị UBND các tỉnh cần chủ động cung cấp xà phòng cho bà con, các hộ gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ tang Giáo sư Viện sĩ Phạm Song

0 nhận xét

Sáng 12/11, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội) đã diễn ra Lễ tang trọng thể Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y Dược học Việt Nam theo nghi thức cấp cao.

bacSong21 Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ tang Giáo sư Viện sĩ Phạm Song

Lễ tang trọng thể Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song

Các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Lê Đức Anh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các quốc gia… đã gửi vòng hoa đến chia buồn.

Đến dự lễ tang Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song có các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ; Trung tướng Ngô Xuân Lịch – Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Ban Khoa giáo Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở y tế, các tổ chức quốc tế, quốc gia và một số đại sứ quán tại Hà Nội, đồng nghiệp cùng gia quyến, bạn bè và người dân.

Ban Lễ tang Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm Phó trưởng Ban cùng đại diện các Ban, ngành và gia quyến, quê hương Hà Tĩnh trân trọng tổ chức lễ tang.

Đến viếng và chia buồn cùng gia đình Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi vào số tang dòng chữ: Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt đồng chí Phạm Song – người Đảng viên Cộng sản trung kiên, người cán bộ ưu tú, nhà khoa học trong sáng, tài năng. Xin chia sẻ mất mát, đau thương lớn lao này cùng toàn thể gia quyến.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương quê hương ông cùng gia quyến, bạn bè và các thế hệ học trò, đồng nghiệp, các tổ chức quốc tế đã lần lượt đến chia buồn và vĩnh biệt Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song, người đảng viên trung kiên, người cán bộ lãnh đạo đã đóng góp nhiều chính sách lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tại lễ truy điệu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc điếu văn khẳng định và ghi nhận những đóng góp đặc biệt xuất sắc và to lớn cho sự nghiệp y tế nước nhà của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song cho đến phút vĩnh biệt. Dù trên cương vị công tác và ở vị trí nào, Giáo sư đều tạo được niềm tin, sự tôn trọng và đánh giá cao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế, quốc gia cũng như các đồng nghiệp, học trò và người dân.

Trong điếu văn đọc tại lễ truy điệu, Phó Thủ tướng chia sẻ: Giáo sư Phạm Song mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Đảng và Nhà nước đã mất đi một Đảng viên trung kiên, một cán bộ y tế hết sức xuất sắc suốt đời đi theo Đảng, theo cách mạng. Gia đình, dòng tộc, bạn bè, đồng nghiệp và người thân mất đi một người chồng, người cha, người ông, người con quê hương … hết sức chân tình và đáng kính.

Giáo sư Phạm Song sinh ngày 23 tháng 11 năm 1931 tại thành phố Vinh. Quê ông ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước cách mạng. Ngay từ năm 19 tuổi, ông đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, vừa học vừa tham gia kháng chiến. Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song, một đảng viên ưu tú 61 năm tuổi Đảng, một trí tuệ uyên bác đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp khoa học và nền y tế Việt Nam.

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cùng danh hiệu Giáo sư, Viện sĩ, Thầy thuốc Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất cùng nhiều Huân, huy chương khác. Năm 2000, Giáo sư, Viện sĩ đã được Viện Hàn lâm Y học Liên bang Nga trao danh hiệu Viện sĩ về hệ thống và biện chứng. Năm 2006, ông được Viện Tiểu sử Hoa Kỳ tặng danh hiệu “Nhà khoa học tiêu biểu” của năm vì những cống hiến trọn đời cho y học.

Trưa cùng ngày, Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song đã được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).

(Theo TTXVN)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Chính phủ cử Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo trang thiết bị y tế

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cử bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế thay ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

nguyen thien nhan Thủ tướng Chính phủ cử Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân  làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo trang thiết bị y tế

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý cử ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, làm Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý cử một số Ủy viên Ban Chỉ đạo trang thiết bị y tế như sau: ông Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, làm Ủy viên Ban Chỉ đạo thay ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương, làm Ủy viên Ban Chỉ đạo thay ông Đỗ Hữu Hào, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương; bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, làm Ủy viên Ban Chỉ đạo thay ông Phạm Sỹ Danh, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Trước đó, tháng 6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo về trang thiết bị y tế có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách, cơ chế và giải pháp về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và sử dụng trang thiết bị y tế; chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành và đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án trọng điểm về trang thiết bị y tế; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Đức Nam

(Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Điều chỉnh viện phí phải hỗ trợ tối đa cho người nghèo

0 nhận xét

Ngày 14/9, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến của chuyên gia để xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh và đại diện các Sở Y tế, các bệnh viện lớn từ Quảng Bình trở ra phía Bắc dự hội nghị.

hội nghị tham vấn ý kiến của chuyên gia để xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.

Hội nghị tham vấn ý kiến của chuyên gia để xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.

Bộ Y tế: Mức thu viện phí đã lạc hậu

Theo báo cáo của Bộ Y tế, ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng số chi thường xuyên của ngành, từ khoảng 55% năm 2006 xuống  41% năm 2011. Cùng thời gian, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thanh toán viện phí chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 43% lên khoảng 57%.

Bộ Y tế cho rằng, nguyên tắc thu viện phí quy định tại Nghị định Nghị định 95/CP là thu một phần trong tổng chi phí khám, chữa bệnh nên chưa bù đắp đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh. Khái niệm thu một phần viện phí cũng chưa rõ ràng vì người dân không biết một phần là bao nhiêu, chưa biết viện phí tính đúng, tính đủ gồm những khoản mục gì, nên không biết được mức độ bao cấp của Nhà nước trong khám chữa bệnh.

Việc ước lượng, định tính và bình quân trong việc thu viện phí hiện nay đã hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác khám, chữa bệnh. Vô hình chung, Nhà nước đang bao cấp cho cả người có thu nhập thấp và thu nhập cao, bao cấp cho các đối tượng có thừa khả năng chi trả toàn bộ viện phí. Theo các chuyên gia tài chính, đây là hiện tượng bao cấp ngược, gây bất hợp lý trong việc khuyến khích bảo hiểm y tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho rằng, mức thu viện phí hiện nay quá lạc hậu so với mặt bằng chung. Thực tế cho thấy, mức lương cơ bản năm 1995 là 120.000 đồng, năm 2011 lương cơ bản đã là 830.000 đồng. Trong khoảng 3.000 dịch vụ y tế đang thực hiện, có khoảng 350 dịch vụ được ban hành theo khung giá 1995, phần lớn mới chỉ được thu từ 30-50% chi phí trực tiếp theo thời giá năm 1995. Khoảng 2.650 dịch vụ còn lại được tính theo khung giá từ tháng 1/2006 cũng đã lạc hậu, mức thu không bù được mức chi tại các bệnh viện kéo theo việc các bệnh viện sẽ không hoặc hạn chế thực hiện các dịch vụ y tế mà đáng ra người bệnh phải được phục vụ.

Có ý kiến cho rằng, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng thu viện phí hiện nay thì nhiều bệnh viện tuyến huyện có nguy cơ phải đóng cửa. Ví dụ, tổng mức thu của 1 bệnh viện tuyến huyện hiện nay chỉ là hơn 1 triệu đồng/ngày, trong khi đó mức chi thường xuyên khoảng 5 triệu đồng/ngày. Bệnh viện tuyến tỉnh có tổng thu khoảng 10 triệu đồng/ngày, nhưng tổng chi phí phải là 50 triệu đồng/ngày. Các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh hiện đang rất lúng túng khi phục vụ các bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Việc tăng viện phí là vấn đề đã được Bộ Y tế chuẩn bị từ nhiều năm nhưng chưa triển khai vì đây là vấn đề nhạy cảm được hàng triệu người quan tâm. Bộ Y tế khẳng định tăng viện phí là không thể chậm trễ, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Trước những thay đổi về mặt bằng giá cả thị trường, từ năm 1998 đến nay, Bộ Y tế đã phải báo cáo Bộ Chính trị 2 lần, báo cáo Chính phủ 15 lần và 1 lần trước Quốc hội về việc điều chỉnh mức thu viện phí và các dịch vụ y tế.

Trong dự thảo lần này, Bộ Y tế dự kiến trong giai đoạn 2011-2012 sẽ điều chỉnh phí của 350 dịch vụ đã quá lạc hậu áp dụng từ năm 1995. Cách tính mức điều chỉnh lần này vẫn kế thừa nguyên tắc đã quy định tại Nghị định 95 là thu một phần viện phí theo các chi phí trực tiếp như: tiền thuốc, dịch truyền máu, vật tư, hóa chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp…; không được thu những phần mà nhà nước đã hỗ trợ ngành y tế như xây dựng cơ bản, lương, khấu hao tài sản… Các khoản thu mới lần này không vì mục đích lợi nhuận hoặc tăng thu nhập cho cán bộ y tế.

Giai đoạn 2013 trở đi, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới, sẽ thực hiện đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi về cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu.

Phải hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu đã nêu lên một số quan điểm để cơ bản để Bộ Y tế và Bộ Tài chính tham khảo và tiếp tục xây dựng dự thảo Nghị định về đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Theo đó, việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 là việc làm cần thiết, nhưng phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách, không gây ảnh hưởng tới an sinh xã hội.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cần bám sát nguyên tắc của bảo hiểm y tế là chia sẻ giữa những người phải vào viện và người không phải vào bệnh viện.

Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế thay đổi mức thu bảo hiểm y tế để phù hợp theo thời gian hàng năm.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế trong quý 4/2011 trình Chính phủ về mức điều chỉnh cụ thể của 350 dịch vụ y tế, đến năm 2012 triển khai thực hiện.

Toàn văn dự thảo Nghị định sẽ được đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ và Website Bộ Y tế để lấy ý kiến toàn dân.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)

Continue reading →