Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn hoang trung hai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoang trung hai. Hiển thị tất cả bài đăng

Ông Nguyễn Thiện Nhân tham dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nam 2011

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2011 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong trong 2 ngày 25 và 26/9.

Báo cáo tình hình KT-XH

 

    Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Đánh giá đúng thực trạng

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng thực trạng, khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục.

Theo Thủ tướng, những kết quả tích cực bước đầu đạt được, trước hết là lạm phát giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là lần thứ 2 liên tiếp mức tăng chỉ số giá dưới 1%. Thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt, nhiều khả năng chúng ta sẽ giảm được bội chi dưới chỉ tiêu đề ra (5,3%) trong năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung 9 tháng năm 2011 đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 9 tháng năm 2011 bằng xấp xỉ 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nhập siêu 9 tháng năm 2011 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 11 (không quá 16%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2011 ước tăng 2,1/% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 9 tháng năm 2011, IIP tăng khoảng 7,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định ước tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Cán cân thanh toán tổng thể trong 9 tháng năm 2011 và dự báo cả năm là thặng dư; dự trữ ngoại tệ tăng lên; lãi suất còn cao nhưng đã kiểm soát được và có xu hướng giảm; tổng cầu giảm trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công.

Bên cạnh đó, nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn; chúng ta tiếp tục duy trì được sản xuất, quý sau cao hơn quý trước; nếu trong quý IV duy trì được tăng trưởng bằng quý III, chúng ta sẽ giữ được mức độ tăng trưởng 6% trong năm 2011; nông nghiệp được duy trì và phát triển; khu vực hàng hóa, dịch vụ, du lịch tăng mạnh.

Công tác an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nhà ở cho sinh viên, người thu nhập thấp được quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây chỉ là những kết quả tích cực bước đầu do kinh tế vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, bấp bênh, phía trước dự báo “những khó khăn, thách thức rất lớn” do kinh tế thế giới suy giảm sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài, ODA, khách du lịch… đến Việt Nam.

Lạm pháp còn cao; nợ xấu tăng lên ở các ngân hàng cổ phần; sức ép về tỷ giá vào cuối năm; nhập siêu lớn; dự trữ ngoại tệ có tăng thêm nhưng chưa đạt yêu cầu; doanh nghiệp còn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn; đời sống của người thu nhập thấp, trong đó nổi cộm là đời sống người lao động ở các khu công nghiệp làm ngành nghề dệt may, da giầy; đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; thiên tai, dịch bệnh xảy ra…

Các Bộ, ngành, địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết những khó khăn này trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Tiếp tục kiên trì Nghị quyết 11

Về nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, nhiệm vụ trước tiên vẫn là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, không nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất xuống theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng. Kiểm soát tỷ giá hiệu quả để không gây biến động lớn.

Về cung tiền, tăng dư nợ tín dụng ở mức khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%. Quan tâm tới thanh khoản ngân hàng, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu; kiểm soát tốt cho vay nợ bất động sản. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thị trường “chợ đen” về ngoại hối, thị trường vàng…

Về thu chi ngân sách và đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiên quyết không ứng trước vốn ngân sách năm 2012, cùng với đó là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công.

Quyết liệt thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp; trong công nghiệp tiến hành rà soát, thúc đẩy các dự án, nhất là việc dồn vốn cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án thực sự cấp bách.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam, giảm nhập siêu. Việc giảm nhập siêu cần thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường xuất khẩu, bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy điện; bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội trong đó lưu ý tới vấn đề về lao động việc làm, y tế, giáo dục; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông… Ngay đầu phiên họp ngày 26/9, Thủ tướng đã chỉ đạo một số giải pháp cụ thể ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4, yêu cầu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão, sẵn sàng sơ tán dân khỏi những nơi có nguy cơ mất an toàn…

Sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước

Qua nghe báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng đưa ra phương án sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước; thiết kế cơ chế quản lý xác định rõ chủ sở hữu với trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động và công tác cán bộ của doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp mạnh mẽ hơn

Trong thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng…

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống lụt bão; công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề xuất cần quan tâm hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; dự trữ đủ cơ số thuốc chữa bệnh, cây, con giống để cung ứng kịp thời cho các vùng không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, tổng kết về mô hình doanh nghiệp nhà nước. Khẳng định việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất cần sớm xây dựng đề án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, có lộ trình rõ ràng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý, giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Nhận định hiện nay hoạt động đầu tư công còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị cần thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác kiểm soát đầu tư công, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào những công trình có ý nghĩa phúc lợi xã hội lớn, quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao, trong đó có nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế, nguyên nhân do điều hành… và cho rằng, việc kiềm chế lạm phát phải được thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ cả về trước mắt cũng như về lâu dài; đề nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa; thực hiện hiệu quả các giải pháp cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu; cần quyết liệt hơn nữa trong chống đầu cơ, tăng giá; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, minh bạch, công khai chính sách nhằm chống lạm phát tâm lý, lạm phát kỳ vọng…

Các cơ quan chức năng cần chỉ đạo quyết liệt hơn công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra do tai nạn giao thông; làm tốt công tác phân phối, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu vào dịp cuối năm; chống tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng

0 nhận xét

Hôm nay (25/8), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn DũngQuyết định số 1476/QĐ-TTg phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây:

- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả nước và các vùng (bao gồm cả quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất).

- Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia.

- Chi ngân sách nhà nước hàng năm (cả trái phiếu Chính phủ); sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; kế hoạch cung ứng tiền hàng năm.

- Công tác bảo đảm quốc phòng và an ninh.

- Công tác đối ngoại của Chính phủ; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo.

- Công tác cải cách hành chính; xây dựng thể chế; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; địa giới hành chính nhà nước; những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua, khen thưởng.

- Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.

- Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.

c) Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam;

d) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng một số Ban Chỉ đạo quan trọng khác.

2. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ chuyên trách chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và trực tiếp làm nhiệm vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

b) Làm nhiệm vụ Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Giúp Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên về công tác tổ chức cán bộ của Chính phủ và Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

c) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối nội chính bao gồm:

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Công tác bảo đảm an toàn giao thông.

- Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng chống HIV/AIDS.

- Công tác đặc xá.

- Cải cách tư pháp.

- Xử lý các vấn đề thường xuyên về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua khen thưởng.

- Phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Ban Bí thư Trung ương Đảng; giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

d) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Văn phòng Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

đ) Làm nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam – Lào trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch các Hội đồng, các Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

e) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

3. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

4. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối khoa giáo – văn xã, bao gồm:

- Giáo dục và đào tạo (cả về dạy nghề).

- Khoa học và công nghệ.

- Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội.

- Thông tin và truyền thông.

- Văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao.

- Công tác y tế; chăm sóc sức khoẻ, dân số gia đình và trẻ em.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia, Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

5. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:

Vũ Văn Ninh

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ ngân hàng; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

- Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

- Theo dõi chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.

- Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Chính sách phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,  Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

Anh Khôi


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Khẩn cấp ứng phó bão trên biển Đông

0 nhận xét

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới hình thành trong khu vực gây gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau có thể thành bão ở Bắc Biển Đông, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã họp với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TƯ chỉ đạo một số biện pháp khẩn cấp ứng phó với diễn biến mới này.

hoang trung hai

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt lưu ý các lực lượng không được chủ quan với cơn áp thấp nhiệt đới này

Theo bản tin phát lúc 12h30 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,6 độ Vĩ Bắc, 115,9 độ Kinh Đông, cách Hongkong, Trung Quốc khoảng 380 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h).

Dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây – Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đáng chú ý, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới rất rộng, gây ra gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng tâm giật cấp 10 ở Bắc Biển Đông. Biển động mạnh, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mưa rào và dông mạnh, kèm lốc xoáy. Ngoài ra, do kết hợp với hoạt động gió mùa Tây Nam, khu vực giữa và Nam Biển Đông, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc giật cấp 8, biển động và mưa dông rải rác.

Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương  nhận định, cơn áp thấp nhiệt đới này này giống áp thấp nhiệt đới năm 2008 chuyển thành bão và chạy dọc biên giới Việt – Trung, kèm mưa lớn, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề.

Trước diễn biến phức tạp, tầm ảnh hưởng rộng của áp thấp nhiệt đới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các lực lượng, các địa phương đề cao cảnh giác và chủ động các biện pháp đề phòng từ xa. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc đang có mưa suốt 4 ngày qua và có thể chịu tác động trực tiếp khi áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão, đổ bộ vào đất liền.

Các địa phương tổ chức kiểm đếm, nắm chắc số tàu thuyền hoạt động trên khu vực Biển Đông và thông báo kịp thời để ngư dân có thể trú tránh nơi an toàn, tránh tình trạng chủ quan khi khoảng cách, hướng đi của bão dường như ít tác động tới Việt Nam. Kiểm soát và xử lý nghiêm các tàu thuyền, đặc biệt là tàu du lịch có vi phạm về giấy phép, trang thiết bị cứu hộ.

Các ngành Công Thương, Nông nghiệp thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ chứa. Ngành Giao thông vận tải phân bổ các phương tiện cứu hộ giao thông lên trước các vùng núi, địa bàn xung yếu.

Các địa phương khẩn trương thu hoạch các vùng lúa chín, tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung 4 tại chỗ, các phương án đã đề ra.

Nguyên Linh


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Khẩn cấp ứng phó bão trên biển Đông

0 nhận xét

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới hình thành trong khu vực gây gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau có thể thành bão ở Bắc Biển Đông, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã họp với Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TƯ chỉ đạo một số biện pháp khẩn cấp ứng phó với diễn biến mới này.

hoang trung hai

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt lưu ý các lực lượng không được chủ quan với cơn áp thấp nhiệt đới này

Theo bản tin phát lúc 12h30 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,6 độ Vĩ Bắc, 115,9 độ Kinh Đông, cách Hongkong, Trung Quốc khoảng 380 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h).

Dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây – Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đáng chú ý, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới rất rộng, gây ra gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng tâm giật cấp 10 ở Bắc Biển Đông. Biển động mạnh, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mưa rào và dông mạnh, kèm lốc xoáy. Ngoài ra, do kết hợp với hoạt động gió mùa Tây Nam, khu vực giữa và Nam Biển Đông, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc giật cấp 8, biển động và mưa dông rải rác.

Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương  nhận định, cơn áp thấp nhiệt đới này này giống áp thấp nhiệt đới năm 2008 chuyển thành bão và chạy dọc biên giới Việt – Trung, kèm mưa lớn, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề.

Trước diễn biến phức tạp, tầm ảnh hưởng rộng của áp thấp nhiệt đới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các lực lượng, các địa phương đề cao cảnh giác và chủ động các biện pháp đề phòng từ xa. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc đang có mưa suốt 4 ngày qua và có thể chịu tác động trực tiếp khi áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão, đổ bộ vào đất liền.

Các địa phương tổ chức kiểm đếm, nắm chắc số tàu thuyền hoạt động trên khu vực Biển Đông và thông báo kịp thời để ngư dân có thể trú tránh nơi an toàn, tránh tình trạng chủ quan khi khoảng cách, hướng đi của bão dường như ít tác động tới Việt Nam. Kiểm soát và xử lý nghiêm các tàu thuyền, đặc biệt là tàu du lịch có vi phạm về giấy phép, trang thiết bị cứu hộ.

Các ngành Công Thương, Nông nghiệp thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, hồ chứa. Ngành Giao thông vận tải phân bổ các phương tiện cứu hộ giao thông lên trước các vùng núi, địa bàn xung yếu.

Các địa phương khẩn trương thu hoạch các vùng lúa chín, tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung 4 tại chỗ, các phương án đã đề ra.

Nguyên Linh


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải cho phép khai thác mỏ đá Quazit ở Thanh Hóa

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý, cấp phép khai thác điểm mỏ đá quarzit trên diện tích 35,5 ha thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

đá quarit

Hình minh họa

Cùng ngày, Phó Thủ tướng cũng đồng ý Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép thăm dò trên diện tích 601,5 ha thuộc mỏ than Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang cho Công ty cổ phần Khoa học và Sản xuất mỏ Bắc Giang theo quy định hiện hành.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Công ty trên trong quá trình tổ chức thăm dò mỏ than và có biện pháp, giải pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng, tác động đến Khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện việc phục hồi hiện trạng rừng ngay sau khi kết thúc thăm dò.

Quốc Hà


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải Kiểm tra tiến độ công trường Thủy điện Sơn La

0 nhận xét

Ngày 16/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La – Lai Châu đã thị sát công trình thủy điện Sơn La, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm và mục tiêu nhiệm vụ đến cuối năm 2011 của dự án.

hoang trung hai

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xem xét việc vận hành tổ máy số 2

Đến thời điểm này, công tác thi công trên công trường thủy điện Sơn La đang trong giai đoạn hoàn thành phần xây dựng các hạng mục công trình chính. Hai tổ máy đã đi vào vận hành, hòa vào lưới điện quốc gia. Các tổ máy còn lại đang được khẩn trương thi công để sớm hoàn thành công trình thế kỷ, phục vụ nhu cầu năng lượng phát triển KT-XH đất nước.

hoang trung hai

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp xem xét quy trình trực, vận hành hệ thống điện

Đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra, xem xét từng hạng mục chính đang  thi công, công tác cung cấp thiết bị công nghệ theo yêu cầu tiến độ, chất lượng công trình, công tác vận hành, đảm bảo an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường, đi dọc tuyến đấu nối điện từ dự án vào hệ thống điện lưới quốc gia.

Ngày mai, 17/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ chủ trì cuộc họp giao ban công trường của Ban chỉ đạo, kiểm điểm, đôn đốc công tác thi công, triển khai dự án thủy điện Sơn La và dự án thủy điện Lai Châu.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý xuất khẩu tinh quặng ilmenite đến hết năm 2011

0 nhận xét

Ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc việc xuất khẩu tinh quặng ilmenite và các sản phẩm khác đến hết năm 2011, sau khi cân đối đủ nhu cầu trong nước.

tinh quặng ilmenite

hình minh họa

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố liên quan, Hiệp hội titan Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy nhanh đầu tư các nhà máy chế biến sâu titan, đưa vào sản xuất theo đúng tiến độ.

Đồng thời, Bộ Công Thương rà soát từng doanh nghiệp được cấp phép khai thác quặng titan, đã và đang đầu tư nhà máy chế biến sâu, có khối lượng titan tồn kho, tổng hợp khối lượng titan xuất khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Mức thuế xuất khẩu titan thực hiện theo quy định hiện hành.

Được biết, ilmenit (FeTiO3) là khoáng vật quặng chứa 52 – 54% TiO2. Còn rutil (TiO2) là khoáng vật quặng mầu nâu đỏ tới đen, tỷ trọng 4,2, độ cứng 6-6,5 chứa 98% TiO2. Titan và rutil là nguyên liệu chính để chế tạo ra bột titan đioxit dùng trong sản xuất giấy, sơn, nhựa, cao su, mực, mỹ phẩm, xà phòng và dược phẩm.

Đức Nam


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án hồ Ba Mẫu

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công viên hồ Ba Mẫu theo quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP và chịu trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện gói thầu theo quy định.

ho ba mau

Hình minh hoa

Được biết, Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công viên hồ Ba Mẫu được phê duyệt từ năm 2002, với mục tiêu  đầu tư là hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công viên hồ Ba Mẫu phù hợp với quy hoạch được điều chỉnh.

Cụ thể gồm các hạng mục đầu tư chủ yếu như xây mới hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch điều chỉnh: Đường giao thông xung quanh hồ; hệ thống thoát nước; vườn hoa cây xanh đường dạo, điện chiếu sáng…

Quốc Hà


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

0 nhận xét

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và nhận lời mời của Phó Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, Thiha Thura Tin Aung Myint Oo, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 9-12/6.

hoang trung hai
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

Ngày 9/6, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã hội kiến Tổng thống Myanmar, Thein Sein.

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Thein Sein chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm nước này đồng thời đánh giá cao những thành tựu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới.

Tổng thống Myanmar bày tỏ hài lòng về những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định chuyến thăm Myanmar lần này của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh hai bên cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tháng 4/2010.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trân trọng chuyển đến Tổng thống Myanmar thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Phó Thủ tướng chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Myanmar về lòng mến khách và sự tiếp đón trọng thị dành cho đoàn.

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội mà Myanmar đã giành được trong thời gian vừa qua và bày tỏ tin tưởng sau thành công của cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Chính phủ mới ở Myanmar sẽ lãnh đạo nhân dân Myanmar xây dựng đất nước phát triển ổn định, phồn vinh và góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar; đồng thời bày tỏ tin tưởng thành công của chuyến thăm sẽ tạo ra một bước chuyển mới về chất trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã tiến hành hội đàm.

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị-kinh tế của mỗi nước; trao đổi về tình hình quan hệ hai nước trong thời gian gần đây và thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.

Hai bên cùng chia sẻ nhận định quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Myanmar trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại-đầu tư.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác và tăng cường đầu tư vào Myanmar.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Myanmar Thiha Thura Tin Aung Myint Oo nhất trí sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương của hai nước trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên.

Hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như hợp tác 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar (CLMV), Hợp tác kinh tế 3 dòng sông (ACMECS), Hợp tác tiểu vùng Mekong (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)… và tại các diễn đàn quốc tế khác.

Sau hội đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã chứng kiến lễ ký các Bản Ghi nhớ Hợp tác chăn nuôi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Thủy sản và Chăn nuôi Mianma và Hợp tác phát triển giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính và Ngân khố Myanmar.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar U Myint Hlaing và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển Kinh tế của Myanmar Tin Naing Thein. Lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng của Myanmar để trao đổi các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đạt được nhất trí về việc sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận đã có. Về chính trị, đối ngoại, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giao lưu nhân dân. Về hợp tác khu vực, Việt Nam ủng hộ nguyện vọng của Myanmar làm Chủ tịch của ASEAN năm 2014, Myanmar khẳng định lập trường liên quan đến vấn đề Biển Đông đã nêu trong ASEAN, tôn trọng thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, phấn đấu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tại Nây Pi Đô, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng Phó Tổng thống Mianma Thiha Thura Tin Oong Min U dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hợp tác Kinh doanh Việt Nam – Mianma do Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển kinh tế Mianma đồng chủ trì.

Ngoài thủ đô Nay Pyi Taw, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Yangon. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tiếp Thủ hiến Yangon, dự và phát biểu tại Hội nghị giao lưu doanh nghiệp Myanmar-Việt Nam do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) và Phòng Thương mại-Công nghiệp Myanmar tổ chức, thăm một số cơ sở văn hóa của Myanmar, thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, khai trương Khu trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Viglacera tại Yangon./.

(TTXVN/Vietnam+)

(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →