Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn nong nghiep. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nong nghiep. Hiển thị tất cả bài đăng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015.

Xây dựng Kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp

Xây dựng Kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp

Kế hoạch phải được trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2011, trong đó phải có phần đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2006 – 2010.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có nhân lực trình độ cao cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Ngành. Trên cơ sở trao đổi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực theo quy định của Chính phủ trong quý IV/2011.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong quý IV/2011, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm giai đoạn 2000 – 2010, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Quốc Hà


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì buổi giao ban truyền hình trực tuyến toàn quốc

0 nhận xét

Sáng 29/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhânđã chủ trì buổi giao ban truyền hình trực tuyến toàn quốc nhằm kiểm điểm việc thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi giao ban

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi giao ban

Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Hướng tới nhiều mục tiêu lớn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn

Năm 2011 là năm thứ 2 thực hiện Quyết định 1956. Sau 6 tháng đầu năm, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho 267.032 lao động nông thôn (đạt 53% kế hoạch cả năm), bao gồm các nghề về nông nghiệp (48,4% số người học), nghề phi nông nghiệp (51,6%). Các đối tượng học nghề có 32,7% là đối tượng 1 (người có công, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác); 10,6% thuộc hộ cận nghèo, còn lại là đối tượng lao động nông thôn khác. Tỷ lệ người có việc làm gắn với nghề được đào tạo đạt 70% (ở hơn 50 tỉnh); đạt dưới 70% (khoảng hơn 10 tỉnh).

Xu hướng lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp tăng. Lao động nông thôn đã tận dụng được thời gian nông nhàn đề sản xuất, một bộ phận lao động đã chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp, rất nhiều số hộ dân đã chính thức thoát nghèo.

Các mô hình thí điểm đã dần dần rõ nét và nhiều mô hình có thể tổng kết, nhân rộng trong những năm tiếp theo.

Ngoài việc học nghề, học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng  “mềm” khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, tạo dựng, gắn kết các mối quan hệ cộng đồng, làng xóm.

Nhiều đại biểu tham dự buổi giao ban cho rằng, Đề án không chỉ hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, mà còn thực hiện được nhiều mục tiêu lớn hướng tới nhóm đối tượng lao động ở khu vực nông thôn toàn quốc.

Các yêu cầu cụ thể tiếp theo

Tại buổi giao ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956 khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2011, việc triển khai Quyết định 1956 đã tạo được chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu một số yêu cầu cụ thể. Đó là đến tháng 12/2011, tất cả các cấp chính quyền từ cấp xã phải tổ chức hội nghị phổ biến Quyết định 1956. Phải xây dựng chuyên mục riêng về Đề án với nhiều gương tiêu biểu trong quá trình thực hiện tại các đài truyền hình địa phương và trung ương.

Trong tháng 9/2011, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai Quyết định 1956 của 63 tỉnh/thành phố. Sau đó có đánh giá, xếp hạng và gửi cho Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố tham khảo. Các tỉnh, thành phố cũng cần có hướng dẫn chính thức tới các huyện, xã về việc triển khai thực hiện Quyết định 1956. Tại tất cả các tỉnh, huyện, xã cần bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện Quyết định này.

Ban Chỉ đạo Trung ương cần bố trí thời gian tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 1956 tại các địa phương. Sẽ tổ chức hội nghị điển hình vào tháng 11/2011 và tổ chức tổng kết 2 năm thực hiện Quyết định 1956 vào tháng 1/2012.

Về công tác tuyên truyền, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan báo chí cần phát huy tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao trước dư luận trong việc tuyên truyền cho Đề án.

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai cũng đề nghị các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia tuyên truyền Đề án quan trọng này.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về nông nghiệp

0 nhận xét

Nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới đã được tạo ra, nhiều quy trình công nghệ được phát triển và ứng dụng trong sản xuất, góp phần tạo diện mạo mới cho nông nghiệp song cần sớm xây dựng Đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những thành tựu ngành Nông nghiệp đạt được thời gian qua

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những thành tựu ngành Nông nghiệp đạt được thời gian qua

Ngày 11/8, Hội nghị Tổng kết công tác khoa học công nghệ (KHCN) giai đoạn 2006-2011 và định hướng  2011-2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã được tổ chức.

Theo báo cáo từ Bộ NNPTNT, giai đoạn 2006-2010 có 6.935 nhiệm vụ KHCN được triển khai, trong đó có 4.386 đề tài nghiên cứu khoa học và sản xuất thử nghiệm các cấp. Nhiều giống cây trồng và vật nuôi mới đã được tạo ra, nhiều quy trình công nghệ được phát triển và ứng dụng trong sản xuất.

Có thể kể đến một số thành tựu như nghiên cứu và tạo ra 273 giống cây trồng mới, trong đó có 97 giống cây trồng được công nhận chính thức.

Ở miền Bắc, giai đoạn 5 năm qua, nhiều giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao và chất lượng tốt đã được chọn tạo và đưa vào sản xuất thay thế dần các giống lúa thuần Khang Dân, Q5 như BM 9820, , BM 9855, AC5, PC6…

Về cây ăn quả đã tuyển chọn được 19 giống cây mới, tạo năng suất và chất lượng rất cao.

Về chăn nuôi, thú y và thủy sản, đã lai tạo và chọn lọc thành công giống lợn lai khối lượng xuất chuồng từ 45-50kg lên 70-80kg và tỷ lệ nạc tăng từ 32% lên 52-57%. Tạo ra và từng bước hoàn thiện công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, , tôm chân trắng, cua biển, ca tra, cá rô phi, ốc hương…

Các hoạt động KHCN đã dạng đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng nông sản ở các vùng sinh thái khác nhau. Chất lượng nguyên liệu và nông sản đã từng bước được cải thiện, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại thị trường nội địa và quốc tế. Kết quả nghiên cứu KHCN trong giai đoạn 2006-2010 đã đóng góp tích cực cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong 5 năm qua. Cùng với nhiều tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp đã đem lại giá trị gia tăng thêm hàng nghìn tỷ mỗi năm.

Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2011 cho  KHCN của Bộ NNPTNT chủ yếu từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tổng số 804,46 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn rất hạn chế.

Bộ NNPTNT đã tích cực chỉ đạo triển khai, chuẩn bị thực hiện Nghị định 115 và phân cấp mạnh cho tổ chức KHCN để thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bộ đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thí điểm cơ chế đặt hàng sản phẩm KHCN.

Đưa Việt Nam mạnh về nông nghiệp

Tuy nhiên, hiệu quả của việc thực hiện các đề tài, dự án của KHCN còn thấp vì nhiều đề tài, dự án sau nghiệm thu không đưa vào sản xuất, lý do có thể bắt nguồn từ nhiều khâu như khâu giao nhiệm vụ, thực hiện, đánh giá hoặc xuất khẩu thử nghiệm…

Năng lực của các tổ chức KHCN tuy có nâng cao hơn nhưng vẫn còn bất cập do thiếu cán bộ, tuyển cán bộ giỏi rất khó, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ…

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm KHCN nông nghiệp trực tiếp người nông dân sử dụng và nhân ra hoặc cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nên không áp dụng được quyền sở hữu trí tuệ. Các thủ tục tài chính đối với đề tài dự án KHCN theo các quy định hiện hành vẫn còn hạn chế tính chủ động của cán bộ khoa học.

Ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng một trong những vấn đề cẩn đổi mới ngay là cơ chế tuyển dụng cán bộ trong nông nghiệp để trước mắt là giữ chân được những cán bộ có năng lực, sau nữa là thu hút được những người giỏi vào ngành.

Ngay trong nội dung thi tuyển dụng cũng có nhiều điều cần thay đổi, vì trên thực tế nhiều ứng viên khi bắt tay vào việc thì làm rất hiệu quả nhưng khi thi viết thì lại không được điểm cao.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng các cơ chế phát triển khoa học công nghệ cần chú tâm hơn vào đối tượng là người nông dân và doanh nghiệp chứ không đơn thuần chỉ chú trọng vào việc rà soát và điều chỉnh cơ chế trong các cơ quan nhà nước.

Sự liên kết giữa “2 nhà” là nhà nông và nhà doanh nghiệp mang yếu tố tiên quyết. Mối quan hệ này được nhuần nhuyễn thì bản thân Nhà nước cũng sẽ có những cơ chế để phục vụ được hiệu quả, từ đó các nhà khoa học cũng sẽ có cơ hội để phát huy các đề tài, công trình khoa học làm tăng giá trị nông nghiệp ngay từ khâu sản xuất.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thành tựu nổi bật của giới nghiên cứu KHCN Việt Nam.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cần làm rõ cơ chế giao và chọn đề tài nghiên cứu khoa học trong ngành NNPTNT, tránh chồng chéo, bất cập từ ngay đơn vị cấp quản lý cho đến các đơn vị tiêu thị sản phẩm đầu ra của khoa học nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân  đề nghị Bộ NNPTNT cần sớm lập kế hoạch cụ thể để xây dựng Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về nông nghiệp.

PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →