Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát phòng chống lũ lụt tại một số tỉnh phía Nam

0 nhận xét

Ngày 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Long An, Đồng Tháp và An Giang, những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do đợt lũ vừa qua.

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ đang gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất khu vực kênh Ba Ánh, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ đang gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất khu vực kênh Ba Ánh, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự

Chiều 12/10, tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Long An nhằm đưa các giải pháp khắc phục hậu quả của lũ lụt.

Thủ tướng cho rằng, so với trận lũ lịch sử năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long, năm nay chúng ta cơ bản đạt được yêu cầu theo mục tiêu đề ra, nhất là đã hạn chế được số người chết và mất tích; nhà ở bị ngập lụt ở mức thấp hơn nhiều, đi liền với đó, diện tích lúa bị mất trắng cũng thấp hơn năm 2000; cụm tuyến dân cư vượt lũ được xây dựng ngày càng phát huy tác dụng.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên đã tích cực đối phó với lũ lụt, xây dựng cuộc sống an toàn, bền vững cho cư dân trong những năm qua theo phương châm “Sống chung với lũ”.

Nhận định tình hình lũ lụt ở các tỉnh trong vùng vẫn còn diễn biến phức tạp, đỉnh lũ vẫn ở mức cao…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các địa phương trong vùng hết sức quan tâm tới việc đảm bảo tính mạng của nhân dân, nhất là trẻ em, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình làm tốt công tác giữ trẻ, duy trì và mở rộng các điểm giữ trẻ ở khu dân cư nhằm hạn chế tốt đa thiệt hại về người. Cùng với đó, cần hết sức chú ý công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dạy và học, không để mưa lũ làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục-đào tạo.

Trong sản xuất, phải bảo vệ tối đa các diện tích lúa chưa bị ngập bằng cách tiếp tục gia cố hệ thống đê bao bảo vệ ruộng đồng, chống sạt lở tuyến đê xung yếu; chuẩn bị tốt nguồn vốn, giống cây trồng, vật nuôi để tái sản xuất sau mưa lũ.

Các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ, chăm lo đời tốt cho sống người dân trong vùng nhất là những gia đình có nhà bị ngập, những hộ nghèo, người neo đơn…

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ; quy hoạch lại sản xuất, xác định rõ vùng nào có thể sản xuất được 3 vụ, vùng nào thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu hệ thống cấp thoát nước cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđồng tình với kiến nghị

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận, thị xã Hồng Ngự

của các địa phương về việc Trung ương hỗ trợ kinh phí gia cố, làm bờ đập, đê trọng yếu; kinh phí hỗ trợ về giống, nguồn vốn đối với những diện tích gieo trồng lúa bị mất trắng; hỗ trợ cho các hộ nghèo có nhà bị ngập… Thủ tướng đề nghị các địa phương làm việc cụ thể với các bộ, ngành chức năng để có hướng xem xét và giải quyết.

Trước đó, sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra chung tình hình lũ lụt tại một số huyện của 3 tỉnh thuộc vùng lũ đầu nguồn là Long An, Đồng Tháp và An Giang.

Thủ tướng và đoàn công tác đã thị sát các cụm tuyến dân cư vượt lũ, các xã bị ngập sâu trong lũ ở thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu (An Giang) và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Tại thị xã Tân Châu, Thủ tướng đã động viên các chiến sỹ lực lượng vũ trang, dân phòng và nhân dân xã Tân An đang gia cố bờ đập bị sạt lở của kênh Bẩy Xã; thăm Trạm Y tế và Trường Tiểu học xã Phú Lộc.

Tại thị xã Hồng Ngự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận; kiểm tra cụm tuyến dân cư vượt lũ và tới thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất lúa của kênh Ba Ánh tại xã An Bình B.

PV

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

0 nhận xét

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 12/10, tại Trung Nam Hải ở thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong việc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Trao đổi về quan hệ hai nước, hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, nhất là việc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao và giữa nhân dân hai nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, đối với sự phát triển của mỗi nước và đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Hai bên đánh giá cao việc hai nước vừa ký Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế – thương mại Việt Nam-Trung Quốc và bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hai Chính phủ mà trực tiếp là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương của hai nước, sự chủ động và tích cực của các cấp, các ngành của hai nước, Quy hoạch này sẽ được triển khai thực hiện có hiệu quả, đi sâu vào các lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng có lợi, thúc đẩy khai thác tối đa những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, có thế mạnh, như kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, đào tạo nhân lực, phát triển hạ tầng.

Trước mắt, hai bên cần phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm đã thỏa thuận, trong đó có Cung Hữu nghị Việt-Trung tại Hà Nội, các Khu kinh tế thương mại Long Giang và Hải Phòng, các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở trong phạm vi “hai hành lang, một vành đai”…; đẩy nhanh kim ngạch thương mại và đẩy mạnh các biện pháp công bằng thương mại giữa hai nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí cho rằng trong thời gian tới, hai bên cùng tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là thanh thiếu nhi, giao lưu, hợp tác giữa các địa phương của hai nước, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, nhân văn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng qua chuyến thăm này, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng chuyển lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mời Thủ tướng Ôn Gia Bảo sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp. Thủ tướng Ôn Gia Bảo chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 12/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sany, tập đoàn CMEC tới chào. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt; Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu hội kiến với Bộ trưởng Bộ Công an Mạnh Kiến Trụ và Thứ trưởng Bộ An ninh Đồng Hải Châu; Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng hội kiến với Bộ trưởng Giao thông Lý Thịnh Lâm.

Cuối giờ chiều 12/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, đại diện bà con Việt Kiều, lưu học sinh và doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc và tiếp Lãnh đạo Hội hữu nghị Trung – Việt đến chào

Tổng Bí thư nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dầy công vun đắp. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, lưu học sinh, các doanh nghiệp tại Trung Quốc là phải tham mưu tích cực cho Đảng và Nhà nước, làm cầu nối để hai nước tăng cường hợp tác hiệu quả và thiết thực; góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Trung – Việt Vương Kim Sơn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những hoạt động của Hội trong thời gian qua và mong rằng, trong thời gian tới Hội hữu nghị Trung – Việt sẽ có thêm nhiều hoạt động thiết thực, nhiều hình thức giao lưu, nhất là giáo dục tuyên truyền cho thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hợp tác hữu nghị Việt- Trung.

Hồng Nguyễn

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

0 nhận xét

Ngay sau khi đến Hà Nội, sáng nay Thủ tướng Angela Merkel đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với mục đích tăng cường hợp tác song phương. Bà Merkel từng nhiều năm được bình chọn là “Phụ nữ quyền lực nhất thế giới”.

Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay

Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay

Tháp tùng Thủ tướng Merkel là phái đoàn hùng hậu gồm 27 quan chức cấp cao của chính phủ Đức, 15 đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu của cường quốc kinh tế số một châu Âu, 21 phóng viên báo đài cùng 5 đại biểu quốc hội thuộc 5 đảng khác nhau trên chính trường Đức.

Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Thủ tướng Merkel sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cùng ký kết các văn kiện. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel sẽ cùng nhà lãnh đạo Việt Nam bàn về các vấn đề hợp tác chính, gồm: chính trị và chiến lược; thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Sau đó bà Merkel hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Đức sẽ thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám và nhà máy dược B.Braun, trước khi tới thăm đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Bà Merkel cũng dành thời gian để gặp gỡ những người Việt Nam từng học tập và làm việc tại nước Đức, đại sứ quán tại Hà Nội cho biết.

Sáng 12/10, thủ tướng Đức bay vào thành phố Hồ Chí Minh để dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức. Chiều cùng ngày, bà Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.

Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam lao động và học tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra, có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975.

Phan Lê (Theo Vnexpress)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Hà Lan

0 nhận xét

Chiều 26/9, tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Hà Lan Hans Hillen đang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Bộ Quốc phòng hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực kỹ thuật quốc phòng; trang bị cho hải quân; trao đổi kinh nghiệm huấn luyện quân sự, nâng cao năng lực phòng thủ quốc gia…

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Hans Hillen, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Hà Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ngài Hans Hillen, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Hà Lan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm làm việc lần này của Bộ trưởng sẽ là một đóng góp tích cực trong thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Hà Lan.

Bên cạnh hợp tác quốc phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Hans Hillen, trong đó hai bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng và thỏa thuận về hợp tác vật tư quốc phòng Việt Nam-Hà Lan.

Bộ trưởng Hans Hillen bày tỏ sự đồng tình với những đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng Việt Nam-Hà Lan; khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Việt Nam triển các thỏa thuận hợp tác mà hai bên đã thống nhất, trong đó sẽ hết sức lưu ý tới việc đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng, chia sẻ kinh nghiệm trong huấn luyện quân sự; trong ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi thiên tai, hỏa hoạn…

Là hai nước đều chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Hans Hillen đề nghị Việt Nam và Hà Lan cần hợp tác tích cực hơn nữa trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thiện Thuật (Theo Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân tham dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nam 2011

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2011 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong trong 2 ngày 25 và 26/9.

Báo cáo tình hình KT-XH

 

    Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Đánh giá đúng thực trạng

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2011, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng thực trạng, khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục.

Theo Thủ tướng, những kết quả tích cực bước đầu đạt được, trước hết là lạm phát giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm và là lần thứ 2 liên tiếp mức tăng chỉ số giá dưới 1%. Thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt, nhiều khả năng chúng ta sẽ giảm được bội chi dưới chỉ tiêu đề ra (5,3%) trong năm 2011.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung 9 tháng năm 2011 đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 9 tháng năm 2011 bằng xấp xỉ 9,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước và so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nhập siêu 9 tháng năm 2011 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 11 (không quá 16%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9/2011 ước tăng 2,1/% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 9 tháng năm 2011, IIP tăng khoảng 7,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong 9 tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá cố định ước tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Cán cân thanh toán tổng thể trong 9 tháng năm 2011 và dự báo cả năm là thặng dư; dự trữ ngoại tệ tăng lên; lãi suất còn cao nhưng đã kiểm soát được và có xu hướng giảm; tổng cầu giảm trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công.

Bên cạnh đó, nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn; chúng ta tiếp tục duy trì được sản xuất, quý sau cao hơn quý trước; nếu trong quý IV duy trì được tăng trưởng bằng quý III, chúng ta sẽ giữ được mức độ tăng trưởng 6% trong năm 2011; nông nghiệp được duy trì và phát triển; khu vực hàng hóa, dịch vụ, du lịch tăng mạnh.

Công tác an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, các huyện nghèo tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm; nhà ở cho sinh viên, người thu nhập thấp được quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây chỉ là những kết quả tích cực bước đầu do kinh tế vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, bấp bênh, phía trước dự báo “những khó khăn, thách thức rất lớn” do kinh tế thế giới suy giảm sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài, ODA, khách du lịch… đến Việt Nam.

Lạm pháp còn cao; nợ xấu tăng lên ở các ngân hàng cổ phần; sức ép về tỷ giá vào cuối năm; nhập siêu lớn; dự trữ ngoại tệ có tăng thêm nhưng chưa đạt yêu cầu; doanh nghiệp còn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn; đời sống của người thu nhập thấp, trong đó nổi cộm là đời sống người lao động ở các khu công nghiệp làm ngành nghề dệt may, da giầy; đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; thiên tai, dịch bệnh xảy ra…

Các Bộ, ngành, địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết những khó khăn này trong những tháng cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 3 tháng cuối năm 2011, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Tiếp tục kiên trì Nghị quyết 11

Về nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ưu tiên hàng đầu vẫn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để duy trì tăng trưởng hợp lý; chú ý bảo đảm an sinh xã hội.

Theo đó, nhiệm vụ trước tiên vẫn là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, không nới lỏng tiền tệ. Các ngân hàng thương mại giảm lãi suất xuống theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng. Kiểm soát tỷ giá hiệu quả để không gây biến động lớn.

Về cung tiền, tăng dư nợ tín dụng ở mức khoảng 15 – 17%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 12%. Quan tâm tới thanh khoản ngân hàng, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu; kiểm soát tốt cho vay nợ bất động sản. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ hơn nữa thị trường “chợ đen” về ngoại hối, thị trường vàng…

Về thu chi ngân sách và đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu kiên quyết không ứng trước vốn ngân sách năm 2012, cùng với đó là thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu tư công.

Quyết liệt thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp; trong công nghiệp tiến hành rà soát, thúc đẩy các dự án, nhất là việc dồn vốn cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án thực sự cấp bách.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam, giảm nhập siêu. Việc giảm nhập siêu cần thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường xuất khẩu, bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trong mùa mưa bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy điện; bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội trong đó lưu ý tới vấn đề về lao động việc làm, y tế, giáo dục; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông… Ngay đầu phiên họp ngày 26/9, Thủ tướng đã chỉ đạo một số giải pháp cụ thể ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4, yêu cầu gọi tàu thuyền vào nơi trú bão, sẵn sàng sơ tán dân khỏi những nơi có nguy cơ mất an toàn…

Sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước

Qua nghe báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng đưa ra phương án sắp xếp, tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước; thiết kế cơ chế quản lý xác định rõ chủ sở hữu với trách nhiệm rõ ràng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động và công tác cán bộ của doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bằng những biện pháp mạnh mẽ hơn

Trong thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ đề xuất cần tiếp tục có những giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng…

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần hết sức quan tâm tới công tác phòng, chống lụt bão; công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề xuất cần quan tâm hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; dự trữ đủ cơ số thuốc chữa bệnh, cây, con giống để cung ứng kịp thời cho các vùng không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo sơ kết, tổng kết về mô hình doanh nghiệp nhà nước. Khẳng định việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng đắn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề xuất cần sớm xây dựng đề án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, có lộ trình rõ ràng thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết trong việc xử lý, giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Nhận định hiện nay hoạt động đầu tư công còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị cần thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác kiểm soát đầu tư công, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung vào những công trình có ý nghĩa phúc lợi xã hội lớn, quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản.

Các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao, trong đó có nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế, nguyên nhân do điều hành… và cho rằng, việc kiềm chế lạm phát phải được thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ cả về trước mắt cũng như về lâu dài; đề nghị Chính phủ không nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa; thực hiện hiệu quả các giải pháp cắt giảm đầu tư công; thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu; cần quyết liệt hơn nữa trong chống đầu cơ, tăng giá; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, minh bạch, công khai chính sách nhằm chống lạm phát tâm lý, lạm phát kỳ vọng…

Các cơ quan chức năng cần chỉ đạo quyết liệt hơn công tác cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra do tai nạn giao thông; làm tốt công tác phân phối, lưu thông hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu vào dịp cuối năm; chống tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tham dự Lễ tang đồng chí Vũ Ðình Cự

0 nhận xét

Ðúng 6 giờ 30 phút sáng 12-9, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ tang đồng chí Vũ Ðình Cự, nguyên Ủy viên Trung ương Ðảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.

Ðoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Ðảng do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu; Ðoàn Chủ tịch nước do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu; Ðoàn đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu; Ðoàn đại biểu Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu; Ðoàn đại biểu Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim dẫn đầu đã đến viếng đồng chí Vũ Ðình Cự và chia buồn cùng gia quyến.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tham dự Lễ tang đồng chí Vũ Ðình Cự

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tham dự Lễ tang đồng chí Vũ Ðình Cự

Ðến viếng, tưởng nhớ nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Ðình Cự có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh; nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt và các đồng chí lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước.

Nguyên Tổng Bí thư Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu; Nguyên Chủ tịch nước Lê Ðức Anh, Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa đến viếng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Ðình Cự.

Trong niềm tiếc thương sâu sắc đồng chí Vũ Ðình Cự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xúc động ghi sổ tang: Vô cùng thương tiếc đồng chí Vũ Ðình Cự, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người con ưu tú của dân tộc, nhà khoa học tài năng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Ðảng,

Nhà nước và nhân dân ta. Vĩnh biệt đồng chí, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thành công.

Nghiêng mình trước anh linh nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Ðình Cự, đồng chí Lê Hồng Anh ghi sổ tang: Vô cùng thương tiếc đồng chí Vũ Ðình Cự, nhà lãnh đạo, nhà khoa học xuất sắc của Ðảng, Nhà nước ta, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc, sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo của nước nhà.

Ðến viếng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Ðình Cự, Ðại sứ Cộng hòa DCND Lào, Xỏm-phon Xi-cha-len-nê trân trọng ghi sổ tang: Sự ra đi của đồng chí là một tổn thất rất lớn của Ðảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam anh em; mất đi một người bạn, người đồng chí thân thiết của Ðảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Lào. Ðồng chí đã từng gắn bó và giúp đỡ cách mạng Lào, góp phần to lớn vào việc tăng cường và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Lào – Việt Nam.

Hơn 100 đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; Ðảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an; Văn phòng Trung ương Ðảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các bộ, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang ở Trung ương, nhiều địa phương trong cả nước; một số đại sứ quán và các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ đã đến viếng, gửi vòng hoa viếng Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Ðình Cự.

Ðúng 10 giờ sáng cùng ngày, Lễ truy điệu đồng chí Vũ Ðình Cự đã được cử hành trọng thể. Dự lễ, có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cùng gia đình, bạn bè của đồng chí.

Ðọc điếu văn tại Lễ truy điệu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Lễ tang xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vẻ vang của đồng chí Vũ Ðình Cự.

Trưởng thành từ một cán bộ giảng dạy Trường đại học Bách khoa, Hà Nội, đồng chí Vũ Ðình Cự đã tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, lần lượt bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ, được phong hàm Giáo sư và làm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu điện tử – viễn thông của Nhà nước và được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X…

Trải qua hơn 50 năm hoạt động liên tục, không mệt mỏi, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những năm hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí đã được Ðảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, tín nhiệm giao nhiều cương vị, trọng trách trong Ðảng, Nhà nước và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ. Ðồng chí là tác giả của nhiều công trình khoa học quan trọng được Ðảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Trong suốt cuộc đời cống hiến và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc, đồng chí Vũ Ðình Cự luôn nêu cao tinh thần tận tụy, trung thành với cách mạng, Tổ quốc và nhân dân. Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn tích cực hoạt động và luôn thể hiện là một chiến sĩ cách mạng kiên trung, một nhà trí thức kiên định tư tưởng đi theo con đường cách mạng do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phấn đấu theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại. Ðối với hoạt động của Quốc hội, đồng chí đã có nhiều gắn bó, cống hiến, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. Với trọng trách là Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đồng chí đã tích cực tham gia thể chế hóa đường lối của Ðảng thành pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách và pháp luật về khoa học, công nghệ và môi trường…

Hơn 50 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Vũ Ðình Cự đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Ðảng, dân tộc. Ðồng chí đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Ðộc lập hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp khoa học, công nghệ… và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

Sau Lễ hỏa táng tại Ðài hóa thân Hoàn vũ, Văn Ðiển, Hà Nội, Lễ an táng đồng chí Vũ Ðình Cự sẽ được tổ chức vào 10 giờ 45 phút ngày 13-9 tại quê nhà, Nghĩa trang Ðồng Bốn, xã Ðông Xuân, huyện Ðông Hưng, tỉnh Thái Bình.

(Theo TTXVN)

 


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Việt – Trung kiên trì giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển

0 nhận xét

Nhân dịp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc họp phiên thứ 5 tại Hà Nội, hai bên đã ra bản tin báo chí chung. Bản tin nêu rõ:

Ngày 6-9-2011, tại Hà Nội, Việt Nam đã diễn ra Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc cùng chủ trì phiên họp. Trong không khí chân thành, thẳng thắn, hữu nghị, hai bên đã trao đổi ý kiến sâu sắc và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cuộc họp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cuộc họp.

Trong thời gian diễn ra phiên họp, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt tiếp và nói chuyện thân mật với Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc. Đồng chí Đới Bỉnh Quốc đã chuyển tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thông điệp miệng của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào về phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước.

Nhân dịp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc được thành lập tròn 5 năm, hai bên đã đánh giá tích cực sự vận hành tốt đẹp của ủy ban trong 5 năm qua, cho rằng Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung đã phát huy vai trò quan trọng trong việc điều phối và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Hai bên cho rằng, trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp và thay đổi sâu sắc như hiện nay, quan hệ Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Hai bên nhấn mạnh sẽ duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao, phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam, quy hoạch tổng thể hợp tác trên các lĩnh vực, đi sâu chia sẻ kinh nghiệm về điều hành đất nước, tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa các ngành vận hành có hiệu quả, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực: Kinh tế thương mại, quân sự, thực thi pháp luật, an ninh, khoa học, giáo dục, y tế…, mở rộng giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, bảo đảm quan hệ Việt – Trung luôn luôn phát triển theo hướng tích cực, lành mạnh, ổn định.

Hai bên cho rằng, giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển hết sức quan trọng trong việc duy trì đại cục quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, khẳng định sẽ căn cứ theo những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), kiên trì thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển, áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và bảo vệ hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hai bên sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Hai bên nhất trí tăng cường việc đàm phán vấn đề trên biển, sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”. Hai bên sẽ thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.

PV

(Theo QDND)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Press release of VN-China cooperation steering committee

0 nhận xét

The 5th session of the Vietnam-China Steering Committee for Bilateral Cooperation was held in Hanoi on Sept. 6 under the chair of Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan and Chinese State Councillor Dai Bingguo.

The 5th session of the Vietnam-China Steering Committee for Bilateral Cooperation

The 5th session of the Vietnam-China Steering Committee for Bilateral Cooperation

In a sincere, frank and friendly atmosphere, the two sides exchanged in-depth views and reached a broad common perception on the more comprehensive development of the Vietnam-China relationship.

During the course of the session, Party General Secretary Nguyen Phu Trong and Prime Minister Nguyen Tan Dung separately received Chinese State Councillor Dai Bingguo. Dai conveyed a verbal message of Chinese Party General Secretary Hu Jintao to his Vietnamese counterpart Nguyen Phu Trong on the development of relations between the two Parties and countries.

On the occasion of the 5th founding anniversary of the steering committee, the two sides positively valued the steering committee’s activities over the past five years, saying that it has brought into play its important role in coordinating and promoting the friendship and comprehensive cooperation between the two Parties and countries in a more intensive, practical and effective manner and in conformity with the fundamental interests and common aspirations of both countries’ people.

The two sides said, in the current context of complicated international situation and profound changes, Vietnam-China relations are developing healthily and stably, meeting the fundamental interests of the two nations’ people and benefiting regional peace, stability and development.

The two sides agreed to maintain high-ranking meetings, fully promote the role of the steering committee, make a master plan on cooperation in various fields, exchange experience in national management and continue to well organise theoretical seminars between the two Parties.

The two sides also agreed to effectively promote cooperation mechanisms between sectors, further deepen practical cooperation in the fields of economics, trade, military affairs, law enforcement, security, science, education and health care, and expand people-to-people exchanges in order to ensure that Vietnam-China relations always develop in an active, healthy and stable direction.

The two sides held that the satisfactory settlement of the sea-related issues is very important to maintaining the general situation of Vietnam-China friendly and cooperative relations, affirming that they would base on the common perception of the two countries’ leaders, international law and the spirit of the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC) and persistently pursue friendly talks and negotiations to peacefully settle marine disputes and take effective measures to maintain and defend peace and stability in the East Sea.

Both sides will speed up the pace of negotiations and seek fundamental and long-term solutions acceptable to both sides. The two sides agreed to increase negotiations on sea-related issues so as to soon sign an agreement on basic principles on guiding the settlement of sea issues between Vietnam and China. The two sides will also speed up the implementation of the DOC and future work to soon make practical progress.

(VietNamPlus)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm công tác GDQP-AN

0 nhận xét

Ngày 8-9, tại Hà Nội, Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQP-AN) Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN (2001-2010) và triển khai nhiệm vụ những năm tiếp theo. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng GDQP-AN Trung ương khai mạc và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban thường trực Hội đồng GDQP-AN Trung ương; các đồng chí phó chủ tịch hội đồng; đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan, bộ, ban, ngành Trung ương, các quân khu, quân chủng, doanh nghiệp Nhà nước…Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và hướng dẫn của Ban Thường trực GDQP-AN Trung ương, Hội đồng GDQP-AN các cấp từ Trung ương đến cơ sở được thành lập và thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có cơ cấu hợp lý; chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao.

Từ năm 2002 đến năm 2011, Hội đồng GDQP-AN Trung ương đã thực hiện hơn 400 cuộc kiểm tra công tác GDQP-QN trên phạm vi cả nước. Các cuộc kiểm tra đều có kế hoạch cụ thể, nội dung kiểm tra toàn diện, có chiều sâu; phương pháp kiểm tra không ngừng được đổi mới, sáng tạo. Sau kiểm tra, thanh tra, các địa phương, đơn vị đều có chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ QP-AN nói chung và công tác GDQP-AN nói riêng.

Trong 10 năm qua, trên phạm vi toàn quốc đã có gần 3 triệu người từ đối tượng 1 đến đối tượng 5 được bồi dưỡng kiến thức QP-AN. Về cơ bản đến nay các đối tượng theo quy định đã được bồi dưỡng kiến thức QP-AN đạt gần 90%. Chương trình, các bộ giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức QP-AN từ đối tượng 1 đến đối tượng 5 và chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo gồm 156 chuyên đề được xây dựng và biên soạn công phu, chặt chẽ, đúng quy trình, có chất lượng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu về tiến hành công tác GDQP-AN bên lề hội nghị

Ông Nguyễn Thiện Nhân trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu về tiến hành công tác GDQP-AN bên lề hội nghị

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDQP-AN được đẩy mạnh. Trong 10 năm qua, toàn quốc đã đào tạo hơn 31 nghìn giáo viên. Nhờ đó, đến nay, các bậc học từ THPT đến đại học đã có giáo viên GDQP-AN; nhiều trường THPT đã có đủ giáo viên chuyên trách.

Hội nghị cũng đã đề ra những mục tiêu, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN giai đoạn 2011-2015, như soạn thảo và trình Quốc hội khóa XIII thông qua, ban hành Luật GDQP-AN; phấn đấu đến năm 2016 tất cả các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên cả nước có đủ giáo viên để thực hiện học theo phân phối chương trình; tiếp tục triển khai và nhân rộng “Học kỳ quân đội” trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ cấp ủy, hội đồng nhân dân (năm 2016) tất cả các đối tượng cán bộ, đảng viên đều được bồi dưỡng kiến thức QP-AN; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm GDQP-AN, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 70 đến 80% sinh viên được học môn học GDQP-AN tại các trung tâm

Tại hội nghị, 8 tham luận của các đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được trình bày, đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần sớm khắc phục và nêu lên những kiến nghị để đưa công tác GDQP-AN đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa trong những năm tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: 10 năm qua, công tác giáo dục QP-AN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Nhiệm vụ giáo dục QP-AN được triển khai tích cực, đối tượng giáo dục được mở rộng; hoạt động giáo dục QP-AN hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, chương trình giáo dục không ngừng được đổi mới, đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ này ngày càng được kiện toàn về số lượng và nâng cao về chất lượng; giáo dục QP-AN toàn dân ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, sáng tạo, như sáng kiến “Học kỳ quân đội” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được triển khai bước đầu mang lại kết quả thiết thực.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra những hạn chế cần sớm khắc phục của công tác giáo dục QP-AN trong thời gian tới, định hướng một số nội dung cơ bản đối với công tác giáo dục QP-AN trong giai đoạn 2011-2015.

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ Quốc phòng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao phần thưởng cho một số cá nhân có thành tích cao trong công tác giáo dục QPAN 10 năm qua

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao phần thưởng cho một số cá nhân có thành tích cao trong công tác giáo dục QPAN 10 năm qua

Quân Thủy-Hoàng Hà (Theo QDND)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →