Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tham dự Bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII

0 nhận xét

Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tham dự

nguyen-thien-nhan

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tham dự Bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII

Sau 14 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, chiều qua, 6-8, tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội), kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã họp phiên bế mạc. Ðến dự có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; cùng các vị lão thành cách mạng, đại diện các đoàn ngoại giao.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã thành công tốt đẹp. QH kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao truyền thống yêu nước, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XI, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (Toàn văn bài phát biểu đăng số báo hôm nay).

Quốc hội thông qua bốn Nghị quyết

Trước khi vào họp phiên bế mạc, các đại biểu QH đã tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009. Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009; QH đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết này với kết quả  487 đại biểu tán thành, bằng  97,40% tổng số đại biểu QH.

Vào họp phiên bế mạc, QH đã thông qua ba nghị quyết quan trọng, đó là: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; Nghị quyết về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; và Nghị quyết về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về dự kiến  Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; QH đã thông qua nghị quyết nói trên với 480 đại biểu tán thành, bằng 96% tổng số đại biểu.

Tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. QH  đã  biểu quyết bằng bấm nút thông qua nghị quyết nói trên với 479 đại biểu tán thành, bằng 95,80% tổng số đại biểu.

QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Sau đó, QH đã biểu quyết thông qua nghị quyết này với 410 đại biểu tán thành, bằng 82% tổng số đại biểu.

Theo đó, QH đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân (thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuống được miễn thuế thu nhập cá nhân). Trong số các đối tượng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011, có đối tượng là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội…

Từng bước hạn chế nhập siêu

Tròn phiên họp buổi sáng ngày 6-8, tại hội trường, các đại biểu QH tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước sáu tháng đầu năm 2011, các giải pháp thực hiện kế hoạch trong sáu tháng cuối năm 2011.

Trong thảo luận, nhiều đại biểu tập trung phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát. Ðại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, các giải pháp chống lạm phát Chính phủ thực hiện thời gian qua đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nhiều giải pháp chưa phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Ðại biểu này đề nghị, chống lạm phát cần có chiều sâu, trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhập siêu, góp phần kiềm chế lạm phát.

Liên quan đến lãi suất tín dụng tăng cao tác động đến chỉ số lạm phát, đại biểu Hà Sĩ Ðồng (Quảng Trị) cho rằng, việc thắt chặt chính sách tài chính, tín dụng đã gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Việc quy định trần lãi suất đã dẫn đến tình trạng lãi suất ngầm, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, gây tiêu cực cho nền kinh tế. Ðại biểu này đề nghị, cần có chính sách ưu đãi tín dụng đối với nông dân, nông nghiệp và khu vực nông thôn. Ổn định lãi suất tín dụng ở mức hợp lý. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hệ thống ngân hàng thương mại để xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm, nhất là vi phạm trần lãi suất.

Trước những ý kiến của đại biểu về tình trạng nhập siêu dẫn đến lạm phát tăng cao, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (đại biểu tỉnh Lạng Sơn) phát biểu ý kiến làm rõ và cung cấp thêm thông tin. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhiều năm qua Việt Nam vẫn nhập siêu, từ năm 2005 và năm 2007 trở lại đây, khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình nhập siêu có nhiều biến động. Nguyên nhân nhập siêu là do chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HÐH trong điều kiện chưa sản xuất đầy đủ máy móc, thiết bị, nên phải nhập khẩu và việc nhập khẩu là cần thiết. Trong tỷ trọng nhập khẩu hiện nay, 93% là nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu, nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa đến 7%. Bên cạnh đó, tâm lý trong bộ phận người tiêu dùng vẫn chuộng hàng ngoại dẫn đến nhập siêu. Mặc dù là nước thu nhập không cao nhưng ô-tô sang nhất, điện thoại đắt nhất vẫn xuất hiện ở Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua, với nỗ lực của Chính phủ và các ngành chức năng, tình hình nhập siêu đã có xu hướng giảm. Năm 2011, mặc dù Nghị quyết của QH cho phép tỷ lệ nhập siêu là 18%, nhưng Chính phủ quyết tâm phấn đấu đạt tỷ lệ nhập siêu chỉ ở mức 16%. Về phát triển các dự án thủy điện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công thương đã kiểm tra rà soát, và đình chỉ 38 dự án thủy điện nhỏ không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường. Các địa phương cũng đình chỉ nhiều dự án thủy điện nhỏ không bảo đảm về môi trường.

Ðẩy mạnh đầu tư văn hóa, giáo dục

Các chính sách an sinh xã hội đang thực hiện được nhiều đại biểu  đặc biệt quan tâm, góp ý kiến. Ðại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Cạn) cho rằng, Chính phủ đã điều hành tốt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng quá tải tại các trường học vẫn diễn ra. Việc đào tạo nghề được tập trung khuyến khích nhưng chưa được triển khai cụ thể, kịp thời. Ðại biểu này đề nghị, Chính phủ cần sớm hoàn thiện cơ chế và xây dựng các đề án phát triển văn hóa, giáo dục. Ðổi mới toàn diện giáo dục, ngoài việc chú trọng đào tạo trình độ chuyên môn, cần quan tâm đến bồi dưỡng giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho học sinh, xây dựng nhiều cơ sở vui chơi lành mạnh cho giới trẻ.

Về tình hình trật tự an toàn xã hội, đại biểu Ðặng Thị Ngọc Thịnh (Vĩnh Long) cho rằng, mặc dù công tác bảo đảm an ninh trật tự thời gian qua có những hiệu quả tích cực, nhưng vi phạm trật tự kỷ cương xã hội vẫn đáng lo ngại. Theo thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, tình hình tội phạm sáu tháng đầu năm 2011 vẫn tăng so với cùng kỳ, đặc biệt tội phạm ma túy tăng 19%, tội phạm kinh tế và chức vụ tăng 13%. Tội phạm tại khu vực nông thôn có dấu hiệu phức tạp. Ðại biểu này đề nghị, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tội phạm. Ðối với công tác phòng, chống tội phạm tại nông thôn, cần được coi như một tiêu chí trong  Chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác bảo đảm an toàn giao thông được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý kiến. Ðại biểu Ðàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, mặc dù có nhiều biện pháp mạnh, nhưng số lượng người chết do tai nạn giao thông vẫn quá cao. Trong thời gian tới, Chính phủ cần xây dựng đề án và  chỉ đạo đặc biệt để giải quyết tình trạng tai nạn giao thông hiện nay. Theo đó, công tác bảo đảm an toàn giao thông phải được thực hiện đồng bộ từ phát triển hạ tầng, phương tiện, đặc biệt là nâng cao ý thức người tham gia giao thông  thông qua tuyên truyền giáo dục và nâng cao chế tài xử phạt.

Công tác cải cách hành chính được coi là khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua, tuy nhiên theo ý kiến của một số đại biểu, vẫn còn chi phí không chính thức trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Nhiều đại biểu đề nghị, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới cần được đẩy mạnh hơn nữa theo xu hướng tinh giản bộ máy hành chính, giảm thời gian thực hiện và tăng chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính. Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu chống quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ công chức, đặc biệt là những vị trí, những ngành có nhiều điều kiện tham nhũng, cần thường xuyên luân chuyển cán bộ.

Tại buổi thảo luận, Chủ tịch HÐQT Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa (đại biểu tỉnh Quảng Ninh) đã phát biểu ý kiến về việc lập dự án làm đường và cơ chế vận chuyển quặng, thành phẩm tại hai nhà máy Alumin nhôm tại Tân Rai và Nhân Cơ trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Một số đại biểu đề nghị, QH nên ban hành Nghị quyết về vấn đề Biển Ðông để tạo niềm tin trong nhân dân; tăng cường công tác đối ngoại; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và có các giải pháp xử lý nhằm tạo môi trường xã hội ổn định.

Tổng kết buổi thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, các đại biểu đã phát biểu với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm cao, đề xuất nhiều kiến nghị, góp phần giúp công tác điều hành đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

Tiếp tục đổi mới các hoạt động của QH

Ngay sau phiên họp bế mạc, đã diễn ra cuộc họp báo về kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và các Phó Chủ tịch QH: Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp báo.

Tham dự buổi họp báo có đông đảo phóng viên của gần 100 cơ quan báo chí trong nước và 22 hãng tin nước ngoài.

Tại cuộc họp báo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã thành công tốt đẹp sau 14 ngày làm việc khẩn trương. Kết quả này có sự đóng góp công sức của nhiều cấp, nhiều ngành, từ sự chỉ đạo, lãnh đạo đến việc tổ chức thực hiện cũng như công tác tham mưu phục vụ. Ðặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu QH trong việc phát huy trí tuệ, thảo luận dân chủ, sáng suốt lựa chọn và quyết định đối với tất cả những vấn đề nêu ra trong chương trình nghị sự; sự bắt nhịp nhanh chóng với thủ tục hoạt động nghị trường của các đại biểu mới trúng cử. Tại kỳ họp thứ nhất vừa qua, QH đã nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (sau đây được gọi là cuộc bầu cử); nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trong cuộc bầu cử vừa qua; thành lập Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu và thông qua Nghị quyết về việc xác nhận tư cách của 500 đại biểu QH khóa XIII.

Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp, thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau như: Cử tri đi bầu đạt tỷ lệ rất cao (99,51%); tinh thần dân chủ trong mỗi khâu, mỗi công đoạn của quy trình bầu cử được phát huy; công tác chuẩn bị và triển khai đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm. Kết quả bầu cử thể hiện rõ ý thức chính trị của cử tri, thể hiện lòng tin của cử tri đối với sự lãnh đạo của Ðảng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Công tác bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của kỳ họp thứ nhất. Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng QH, hoạt động này chiếm tới gần 87% thời lượng các phiên họp toàn thể tại kỳ họp. Ðây là công việc rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong suốt cả nhiệm kỳ…

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Cuộc sống đặt ra yêu cầu phải đổi mới. QH khóa XIII có thuận lợi là đã kế thừa những kết quả và thành tựu của QH 12 khóa trước. Nhiệm kỳ nào cũng thực hiện nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong nhiều khóa gần đây tích cực phục vụ sự nghiệp đổi mới của Ðảng và nhân dân ta, tiếp tục nỗ lực đổi mới các hoạt động của QH. Thời gian tới, bên cạnh từng bước đổi mới chức năng, nhiệm vụ của mình, QH cần quan tâm đổi mới cách làm, cách thức thực hiện để hoạt động mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn…

Chủ tịch QH đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên tham dự cuộc họp báo.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phóng sự Con Đường Nam Quốc Sơn Hà Kỳ 1

0 nhận xét

Kỳ 1: Từ cột mốc đến con đường chiến lược

Đường tuần tra biên giới ra đời không chỉ từ khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên, no ấm mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được sự ra đời của con đường này…

Từ sự cố cái cột mốc…

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người từng dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng con đường từ những ngày đầu. Qua điện thoại, khi tôi đặt vấn đề, nghe nói đến con đường, giọng ông sôi nổi: Đó là con đường chiến lược quốc gia! Một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã, trong căn phòng nhỏ ở Trạm khách 66, ông đã kể về sự ra đời của con đường…

“Cuối thập niên 80, tôi đang làm Tư lệnh Quân khu 3. Nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi rất băn khoăn khi nhận thấy, còn nhiều nơi sâu vào nội địa 5-7km không có dân ở. Trong khi đó, bên kia biên giới, dân cư ở rất sầm uất và họ còn thả cả trâu bò sang đất ta. Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên không hề thấy bóng dáng một người dân. Tự nhiên trong tôi xuất hiện cảm giác chống chếnh, bất ổn. Đó là chưa kể gần các cột mốc, đường biên chỉ có trục đường ra theo trục ngang. Từ đó, định hình ý tưởng phải đưa dân ra sát biên giới, rồi từ ý tưởng trở thành quyết tâm lớn của tôi. Mà muốn đưa dân ra được thì phải có đường đi.

Nhưng đó là mình nghĩ vậy, còn tâm tư nguyện vọng của dân thì sao? Tôi nhiều lần đi nắm tình hình, gặp người dân dò hỏi. Bà con nói rằng, rất muốn ra biên giới, sinh sống gần đường biên nhưng còn “ngại”, phần vì mìn còn chưa gỡ hết, phần vì…

bo doi

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Thế rồi, lại thêm một “sự cố” xảy ra. Đầu năm 1988, tại một cuộc họp Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo bị mất một cột mốc ở Quảng Ninh. Bộ đội Biên phòng và Quân khu 3 nhận lệnh phải đi tìm bằng được. Cuối cùng, người tìm ra cột mốc là một già làng 78 tuổi. Câu chuyện ấy càng thôi thúc tôi ý tưởng đưa dân ra biên giới. Tôi bàn với lãnh đạo Quân khu, đưa bộ đội ra trước, tổ chức rà mìn, làm nương rẫy. Sau đó, xin ý kiến của tỉnh Quảng Ninh để đưa dân về các bản cũ sát biên giới. Từ một xã thí điểm, dần mở rộng ra 2-3 xã. Người dân được làm nhà, giao đất, giao rừng quản lý, đồng thời cũng “giao” cho dân phối hợp với bộ đội quản lý đường biên, cột mốc. Dự án vùng kinh tế – quốc phòng ở Tiên Yên, Ba Chẽ đã hình thành. Ý tưởng làm đường càng thôi thúc. Tôi đặt vấn đề với Bộ Quốc phòng và được đồng ý. Thế là, chúng tôi triển khai xây dựng những đoạn “đường vành đai biên giới” đầu tiên. Sau đó, anh Tư Sang (đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư – PV) và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra đường tại Quảng Ninh đều đánh giá, khen ngợi cách làm này rất tốt, rất cần nhân rộng”.

Từ đoạn đường đầu tiên đó, các địa phương khác cũng từng bước xây dựng đường “vành đai biên giới”, tuy chỉ là đường nhỏ hẹp, cấp phối hoặc rải đá dăm nhưng rất thiết thực. Tính đến năm 2005, đã có 21 dự án dài 484 km do Bộ đội Biên phòng các tỉnh thực hiện.

…Đến “khoảng rừng nóng” Bù Gia Mập

Mùa hè năm 2004, vụ gây rối diễn ra ở Tây Nguyên. Đại tướng Phạm Văn Trà vào tìm hiểu tình hình, càng thấy rõ đòi hỏi hàng đầu đặt ra lúc này là phải có đường tốt hơn phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới. “Khó khăn nhất là từ Bình Phước đi Đắc Nông không có đường đi, phải xuyên qua rừng hoặc đi vòng 200km mới ra được biên giới. Lúc đó, tôi đã quyết định phải làm cho được đoạn đường gần 60km ở Đắc Nông, nhờ đó thông suốt tuyến biên giới từ Tây Ninh tới Đắc Nông. Tôi giao cho Bộ đội Công binh làm nhanh, với cơ chế đặc thù như xây dựng các công trình chiến đấu. Cùng với đó, yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một đề án tổng thể về đường tuần tra biên giới đặt ra cấp bách và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất ủng hộ. Theo tôi, đó là một bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý dự án 47 khi đó là Tư lệnh Binh chủng Công binh nhận lệnh vào Tây Nguyên khảo sát, nhớ lại: “Chúng tôi tới rừng quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Đắc Ơ, là địa bàn có nhiều người vượt biên trái phép. Để làm gấp đoạn đường Bù Gia Mập, tôi đã chọn Trung đoàn Công binh 293, một trong những “quả đấm thép” của binh chủng. Sau một năm trời, với bàn tay miệt mài của người lính công binh 293, tuyến đường đầu tiên màu đất đỏ ba-dan như một sợi chỉ đỏ vắt ngang rừng đại ngàn”.

“Bản vẽ” con đường mang dáng hình đất nước

Thời gian này, việc xây dựng đề án tổng thể đường tuần tra biên giới được triển khai gấp rút. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, lúc đó là Phó tổng tham mưu trưởng, Phó ban chỉ đạo Đường tuần tra biên giới liên tục đi khảo sát dọc biên cương. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: “Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 cuộc họp nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo đề án con đường này. Lúc đầu, do nhiệm vụ cấp bách, Bộ Quốc phòng chỉ chuẩn bị phương án làm đường nhỏ, nền đường 3m, trải nhựa cấp phối hoặc đá dăm, đủ cho xe u-oát đi hoặc chỗ nào khó hơn thì đủ cho người, ngựa biên phòng đi tuần tra”. Đất nước còn nghèo, dù nhiệm vụ bảo vệ biên cương rất quan trọng, người lính không dám đòi hỏi sự ưu tiên, nhưng Chính phủ cùng các bộ, ngành lại có một câu hỏi được bàn thảo khá nhiều: “Nếu làm đường chỉ đủ đi tuần tra thì hơi phí? Liệu có thể làm một con đường lớn hơn, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh được không?”.

duong bien gioi

Đường Biên Giới năm 2010

Ngày 4-11-2004, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị thường trực Chính phủ nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo kế hoạch củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền đến năm 2010. Sau khi nghe Thượng tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: “Đã làm thì làm cho “đàng hoàng”, kết hợp tốt giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Không làm đường rộng 3m nữa mà phải làm đường lớn hơn”.

Đại tá Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tư lệnh Công binh, được giao làm giám đốc đầu tiên của Ban quản lý dự án 47 kể: “Sau đó, chúng tôi đã xác định quyết tâm năm 2005 sẽ lập xong dự thảo đề án. Hàng loạt đơn vị khảo sát thiết kế tinh nhuệ nhất của Bộ Quốc phòng vào cuộc khẩn trương nên đến đầu tháng 8-2005 đã khảo sát được gần 5000km biên giới, dù xăng dầu, kinh phí chưa bảo đảm. Một phương án tuyến của con đường từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã ra đời. Có phương án tuyến, chúng tôi lại lên đường đi khảo sát cụ thể nhiều khu vực trọng điểm. Đoàn cán bộ, đa số đã kinh qua đánh Mỹ, dạn dày với mưa bom bão đạn, nay lại khoác ba lô trèo đèo, lội suối, băng rừng xác định từng cọc mốc, từng hướng tuyến sao cho ngắn nhất, hợp lý nhất, kinh tế nhất. Suốt mấy tháng trời, chúng tôi đi từ Bình Phước, dọc theo dòng suối sát biên, từ bìa rừng Bù Gia Mập sang Đắc Nông, đến những cánh rừng khộp Gia Lai, nơi còn in dấu đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hết Tây Nguyên, chúng tôi lại ra Nghệ An, Thanh Hóa. Tới Sơn La, ngược dòng sông Mã, chúng tôi đi từ Chiềng Khương sang Sốp Cộp, từ Sông Mã sang Điện Biên rồi lại về biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Càng đi càng thấy đất nước ta hùng vĩ, dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta cần cù chịu khó. Chúng tôi hiểu sứ mệnh của mình. Đau, yếu, sai khớp, chuột rút, có đồng chí bị ngã vì núi cao, đường trơn nhưng không ai chịu bỏ cuộc”.

Dự thảo đề án ở mức hoàn chỉnh hơn ra đời. Con đường bây giờ là đường ô tô có thể chạy suốt dọc dài biên giới, nền đường rộng 5,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng; các công trình trên đường làm bằng thép và bê tông cốt thép.

Một ngày cuối năm 2005, tại Hội nghị thường trực Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo đề án, Thủ tướng Phan Văn Khải khá hài lòng. Phát biểu kết luận, ông nhấn mạnh: “Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng giao cho Bộ Quốc phòng, làm sao cho “nhanh, bền, tốt, rẻ, không có tiêu cực”. Thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng sớm bổ sung hoàn chỉnh đề án.

Con đường theo đề án phác thảo dài 14.250km, trong đó xây dựng mới hơn 10.196km, qua 25 tỉnh, dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành, dự kiến sẽ phải làm trong hàng chục năm mới hoàn thành. Từng có nhiều cuộc tranh luận khác nhau về hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Nhưng đây là con đường sẽ được làm trong điều kiện vô cùng gian khó mà có lẽ chỉ những người lính Bộ đội Cụ Hồ với truyền thống “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” mới có thể gánh vác. Vì vậy, khi lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép xác định đây là công trình quốc phòng an ninh, quản lý theo cơ chế đặc thù, sử dụng lực lượng quân đội thi công theo hình thức chỉ định thầu, Thủ tướng tán thành. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói ngay: Việc này không thể một mình cá nhân Thủ tướng quyết được mà phải có một nghị quyết của Chính phủ.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 12-2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đường tuần tra biên giới, nhất trí với đề nghị trên. Ngày 14-3-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định mang số 313/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

Quyết định của Thủ tướng đã trở thành một cột mốc quan trọng, khẳng định tầm vóc chiến lược quốc gia của đường tuần tra biên giới, con đường mang dáng hình đất nước…

PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020

0 nhận xét

Gia đình là tế bào xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do vậy xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 là việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế công tác gia đình còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc

Nguyên nhân của tình hình trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình; một số vấn đề bức xúc về gia đình chưa được nhìn nhận đúng đắn để xử lý kịp thời; công tác giáo dục trước và sau hôn nhân, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, các kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều thách thức mới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trong thời gian tới nếu chúng ta không có sự quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình Việt Nam.

Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chuẩn bị Đề án theo hướng cô đọng hơn nữa, với những quan điểm cụ thể, rõ ràng hơn. Ngành giáo dục cần bổ sung vào chương trình giảng dạy THPT hợp phần bảo vệ và xây dựng gia đình.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần xây dựng và hình thành hệ thống tư vấn cho người chuẩn bị lập gia đình. Bên cạnh đó, cần xây dựng chương trình truyền thông mang tầm quốc gia về gia đình Việt Nam.

Phó Thủ tướng đề nghị, cuối tháng 6/2011, các bộ, ngành hoàn chỉnh các ý kiến đóng góp với Chiến lược, trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng bản dự thảo Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam cuối tháng 7/2011.

Từ Lương


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức

0 nhận xét

Chiều 4/6, tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đức tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hai nước ngày càng đi vào sâu rộng, hiệu quả. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Guido Westerwelle, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức. (Ảnh: Doãn Tấn)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam vui mừng thấy rằng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ… Hiện kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt khoảng 6 tỷ USD và có khoảng 200 doanh nghiệp của Đức đang hợp tác đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, do vậy hai bên cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi nước cho hợp tác và phát triển. Đi liền với đó, hợp tác về giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật… giao lưu nhân dân cũng là những lĩnh vực mà hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa.

Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, với những kết quả đạt được trong hội đàm, hai bên sẽ tích cực triển khai những thỏa thuận, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để hai bên tiến tới thống nhất đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Liên bang Đức lên tầm đối tác chiến lược khi Thủ tướng Đức sang thăm Việt Nam vào cuối năm nay.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Chính phủ Đức đã tài trợ hiệu quả cho một số công trình phúc lợi của Việt Nam, mong muốn Đức tiếp tục dành ODA cho Việt Nam.

Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Guido Westerwelle khẳng định lập trường trước sau như một của Cộng hòa Liên bang Đức là mong cùng với Việt Nam đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược; mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực, trong đó lấy hợp tác kinh tế là nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, Đức cũng mong muốn được sự ủng hộ của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực.

Bộ trưởng Guido Westerwelle cũng khẳng định Chính phủ Đức sẽ nỗ lực hết mình để triển khai sâu rộng các dự án hợp tác mà hai bên đã thống nhất, nhất là những dự án hợp tác lớn, đồng thời sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trên các lĩnh vực giữa hai nước, bày tỏ.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Guido Westerwelle đã chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của hai nước ký kết Hiệp định tài trợ của Chính phủ Đức cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 – Thành phố Hồ Chí Minh trị giá trên 212 triệu euro; Hiệp định tài trợ của Chính phủ Đức cho dự án Chương trình đào tạo nghề trị giá 10 triệu euro; Thỏa thuận riêng khoản vay đợt 2 của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng ngày tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle. Hai bên đã đạt được nhất trí chung về những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển và giáo dục-đào tạo, nhất là việc triển khai đúng tiến độ và hiệu quả các dự án hợp tác trọng điểm như Dự án xây dựng tuyến tầu điện ngầm số 2 và thành lập trường Đại học Việt Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác, tham vấn, tạo động lực thúc đẩy hợp tác phát triển sâu rộng trong mọi lĩnh vực, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.

Trước mắt, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng 10/2011.

Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư đã có những bước phát triển tích cực. Đức liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của hai bên, trong thời gian tới, Chính phủ hai nước cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam và Đức trao đổi, gặp gỡ đầu tư và kinh doanh tại thị trường của nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức khẳng định Chính phủ Đức sẽ tiếp tục ưu tiên cấp ODA cho Việt Nam trong thời gian tới, tập trung cho các lĩnh vực mà Đức có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch và tái tạo…

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và nhất trí đấy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Việt Đức thành trường đại học kiểu mẫu trong khu vực và trên thế giới; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại Đức; hỗ trợ Việt Nam xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao theo mô hình “đào tạo song hành” của Đức.

Việt Nam đề nghị Đức quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện cho Cộng đồng người Việt Nam tại Đức hòa nhập và đóng góp tích cực cho sở tại, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức đánh giá cao đóng góp tích cực của Cộng đồng người Việt Nam tại Đức vào sự phát triển chung của nước Đức cũng như quan hệ Việt Nam-Đức.

Hai bên khẳng định cần tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc

Việt Nam khẳng định ủng hộ Đức mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á, và Đức ủng hộ việc tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với EU./.

Thiện Thuật

(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự Khánh thành Khu di tích Bà Hoàng Thị Loan

0 nhận xét

Sáng 3/6, tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích mộ Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước dâng hương tại khu mộ Bà Hoàng Thị Loan

Dự Lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; đại diện một số bộ, ngành, địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; cùng đông đảo nhân dân địa phương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, đã gửi Lễ và lẵng hoa kính dâng lên Bà Hoàng Thị Loan.

Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 18/7/2003, với 10 dự án thành phần. Việc bảo tồn, tôn tạo khu mộ Bà Hoàng Thị Loan là một trong những hạng mục quan trọng trong tổng thể dự án.

Lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo khu mộ Bà Hoàng Thị Loan là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tri ân đối với người Mẹ Làng Sen đã có công sinh thành, nuôi dưỡng người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây cũng là dịp để Đảng bộ và nhân dân Nghệ An, đồng bào cả nước ghi nhớ công ơn của Bà Hoàng Thị Loan – một tấm gương tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam; đồng thời hiểu rõ thêm về thân thế, sự nghiệp, giá trị tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta.

Phát biểu tại lễ khánh thành, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, Khu di tích Kim Liên, trong đó có khu mộ Bà Hoàng Thị Loan, là di sản vô giá của Đảng, Nhà nước và của dân tộc ta. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gia đình bà Hoàng Thị Loan là một hiện thân mẫu mực về sự cống hiến và hy sinh vô cùng to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.

Nguyễn Thiện Nhân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khánh thành

Khu mộ Bà Hoàng Thị Loan nằm trên núi Động Tranh, ở lưng chừng dãy núi Đại Huệ, thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Khu mộ được xây dựng năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm trong Dự án quy hoạch tôn tạo và bảo tồn Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn, với tầm vóc của một di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

Tháng 7/2010, mộ Bà Hoàng Thị Loan một lần nữa được tiến hành tôn tạo. Qua một năm xây dựng, các công trình bảo tồn, tôn tạo đã hoàn thành các hạng mục theo dự án, với diện tích rộng 65,2 ha.

Khu mộ có 2 cổng: cổng đón và cổng kết, đoạn đường từ cổng đón đến cổng kết dài 1.260m, từ cổng đón lên đến mộ Bà Hoàng Thị Loan có 269 bậc, từ mộ xuống đến cổng kết có 242 bậc, ghép đá vuông vức, lan can uốn lượn theo nếp núi, xen kẽ là những giàn hoa được bố trí làm nơi nghỉ chân cho du khách.

Từ cổng đón đi lên vài trăm mét có ngôi mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh) cũng được tôn tạo đẹp. Đường đi lên từ mộ Cụ Hà Thị Hy đến mộ Bà Hoàng Thị Loan được đặt 33 đóa hoa sen bằng đá, tượng trưng cho 33 năm của cuộc đời Bà, mỗi đóa sen là một ngọn đèn tỏa sáng lung linh.

Đông đảo người dân vào dâng hương, tưởng niệm Bà Hoàng Thị Loan

Đường từ mộ Bà đi xuống đến cổng kết cũng được bố trí nhiều cây đèn đá. Bên trên ngôi mộ, một dàn mái che với kết cấu các cột bê tông, hai đầu đao, cùng mái che lợp ngói mũi hài cách điệu theo hình tượng chiếc khung cửi, con thoi và dải lụa vắt ngang.

Phần mộ ốp đá hoa cương, đá cẩm thạch liền khối có độ dày từ 6 đến 9 cm. Tất cả những họa tiết, hoa văn trang trí cho công trình đều cách điệu từ hoa Sen, hình tượng của người Mẹ làng Sen đã có công sinh thành, dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Cạnh mộ có hai cụm hoa giấy do tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) trồng vào dịp làm lễ khánh thành khu mộ lần thứ nhất (ngày 16/5/1985) nay được giữ lại, cắt tỉa nghệ thuật cho phù hợp với cảnh quan ngôi mộ vừa mới được tôn tạo.

Từ Lương – Lan Xuân


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Ông Trương Tấn Sang: Việt Nam sẵn sàng tham gia tái thiết Nhật Bản

0 nhận xét

Ngày 1/6, ông Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khẳng định “Việt Nam sẵn sàng tham gia vào quá trình tái thiết Nhật Bản,” sẵn sàng “cung cấp nhân lực, vật liệu xây dựng và hàng hóa cần thiết phục vụ công tác tái thiết.”

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp với các lãnh đạo lưỡng viện trong Quốc hội, Nhật Bản hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và gặp nguyên Thủ tướng Shinzo Abe cùng nhiều nghị sỹ khác.Tại các cuộc gặp, ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ tình đoàn kết, sự chia sẻ và cảm thông về những tổn thất do thảm họa động đất-sóng thần gây ra đối với Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ Nhật Bản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Trương Tấn Sang hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Takahiro Yokomichi. (Ảnh: Hồng Hà)

Về sự phát triển quan hệ hai nước trong 40 năm qua, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao quan hệ với Nhật Bản và chủ trương thúc đẩy phát triển toàn diện quan hệ “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn đã thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2010 của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và xem xét hợp tác trong các dự án mới.

Ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã ưu tiên và liên tục dành mức viện trợ phát triển chính thức (ODA) cao cho Việt Nam, vì điều này không chỉ thể hiện thiện chí hợp tác của Nhật Bản đối với Việt Nam mà còn là cam kết chính trị của Nhật Bản cho sự nghiệp phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn quan tâm phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm, ủng hộ việc duy trì nguồn vốn này ở mức cao cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị tăng cường hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời đề nghị lấy năm 2013 – năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước – làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.”

Về phần mình, lãnh đạo hai viện Quốc hội Nhật Bản gửi lời cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý giá và chân tình đối với Nhật Bản trong thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3. Phía Nhật Bản đã giải thích về tình hình sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và cam kết sẽ công khai tất cả thông tin liên quan đến sự cố.

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Hạ viện Takahiro Yokomichi bày tỏ vui mừng vì sự phát triển trong quan hệ Nhật Bản-Việt Nam, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Kan tháng 10/2010.

Ông Yokomichi cho biết sẽ nỗ lực củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Thượng viện Takeo Nishioka đề nghị quốc hội hai nước tăng cường hợp tác để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Cùng chung quan điểm với lãnh đạo hai viện Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeaki Matsumoto cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông chúc mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam và cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ, nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa ngày 11/3.  Trong khi đó, thay mặt Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Chủ tịch JBIC Hiroshi Watanabe bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Trước đó, ông Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và đại diện của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước này. Ông khẳng định quan hệ Việt-Nhật đang ở giai đoạn tốt đẹp hơn bao giờ hết và bây giờ là lúc hiện thực hóa, sâu sắc hóa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước./.

Vietnam+

 


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả bầu cử

0 nhận xét

Sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã họp phiên thứ 40 nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cho ý kiến vào việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Phiên họp thứ 40 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã có văn bản đề nghị lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn. Về công tác tổ chức nhân sự, dự kiến chương trình bố trí khoảng 11 ngày để Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và trên cơ sở nghiên cứu thông lệ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ trước. Về các vấn đề kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Quốc hội dành một buổi thảo luận tại tổ và một ngày thảo luận tại Hội trường về nội dung này. Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại Hội trường một buổi về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009…

Cho ý kiến vào nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đa số Ủy viên Ủy ban nhất trí với nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị. Trước một số ý kiến đề nghị chỉ tập trung cho công tác nhân sự và không dành khoảng thời gian 1,5 ngày cho thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu cho rằng, đây là kỳ họp quan trọng chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự nhưng không vì thế mà không đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, trong kỳ họp thứ nhất, Chính phủ cần có báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2011, có báo cáo thẩm tra để cho thấy sự tiếp nối của Quốc hội, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị cần có báo cáo về Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, có thảo luận tổ, hội trường và có Nghị quyết về nội dung này…

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng, giao thoa giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội vì vậy các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Văn phòng Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Kỳ họp sẽ tập trung vào công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan nhà nước, xem xét các báo cáo và quyết định một số nội dung quan trọng như tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011 (có thảo luận tại tổ và hội trường); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009… và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Không đưa vào chương trình kỳ họp hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học cũng như Báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức bầu cử, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Dự kiến Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ được tiến hành trong khoảng 13,5 ngày (trong đó 0,5 ngày họp trù bị). Phiên khai mạc được ấn định vào ngày 21/7 và bế mạc vào ngày 5/8/2011. Công tác tổ chức, nhân sự được bố trí trong khoảng 11 ngày./.


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu SCIC đầu tư những ngành then chốt của nền kinh tế

0 nhận xét

Chiều 31/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng làm việc với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chú trọng vào đầu tư hạ tầng và các ngành nghề sinh lợi, đặc biệt là những ngành nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu SCIC tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá.

Báo cáo về các hoạt động của SCIC, Tổng Giám đốc Lại Văn Đạo cho biết, từ khi chính thức hoạt động (1/8/2006), tính đến nay SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 933 doanh nghiệp (DN), giá trị vốn nhà nước là 7.540 tỷ đồng.

Sau khi bán vốn nhà nước tại các DN, đồng thời thành lập, góp vốn tại một số DN, hiện nay SCIC đang quản lý danh mục đầu tư gồm 469 DN, giá trị phần vốn nhà nước là 12.600 tỷ đồng, giá trị thị trường ước đạt 33.000 tỷ đồng.

Một trong những nhiệm vụ chính SCIC đang thực hiện là tái cơ cấu, bán vốn nhà nước tại các DN. Tổng số DN đã thực hiện bán vốn thành công là 499 (trong đó bán hết 455 DNp, bán bớt 44 DN), thu về cho Nhà nước 2.585 tỷ đồng.

Theo tính toán, tổng số tiền bán vốn đã thu về và dự kiến thu về đến năm 2012 khoảng 7.800 tỷ đồng. SCIC sẽ sử dụng số tiền này đầu tư vào các dự án trong các ngành, lĩnh vực then chốt, các sự án lớn, quan trọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đầu tư linh hoạt để tăng trưởng nguồn vốn Nhà nước.

SCIC cần chú trọng đầu tư vào các ngành then chốt

Trọng tâm ưu tiên đầu tư của SCIC thời gian tới hướng tới hỗ trợ sự phát triển của hạ tầng kinh tế gồm các dự án hạ tầng cơ sở giao thông đường bộ, đường biển, cảng biển, hàng không, các dự án năng lượng; đồng thời, tập trung vào mục tiêu tăng trưởng vốn khác gồm những lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao và ổn định, đảm bảo việc tạo ra giá trị gia tăng cho vốn Nhà nước. Một số lĩnh vực trọng tâm như cơ khí, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp nông thôn, điện tử tin học, môi trường, bệnh viện, hợp tác đầu tư với nước ngoài…

Đánh giá về các hoạt động của SCIC, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, SCIC đã tiếp quản một số lượng doanh nghiệp khá lớn và làm tốt việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, đem lại cho nguồn lợi cho ngân sách nhà nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, các DN Nhà nước cần tiến tới đổi mới hoạt động theo hướng đầu tư vào các ngành trọng yếu, hình thành các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đa sở hữu nhưng có vốn nhà nước chi phối. Đây là con đường các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần hướng đến.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh những việc SCIC cần làm trong thới gian sắp tới là tiếp tục nhận DN về, hạn chế bán bớt DN, xúc tiến việc thực hiện bán hết, tiến tới việc đưa các DN lên thị trường chứng khoán đấu giá 100%. Phó Thủ tướng yêu cầu SCIC tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, chú trọng vào đầu tư hạ tầng và các ngành nghề sinh lợi, đặc biệt là những ngành nắm giữ vị trí then chốt.

Thu Cúc

http://nguyensinhhung.com


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →