Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với tỉnh Bình Định về ứng dụng CNTT

0 nhận xét

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến khảo sát thực tế tình hình triển khai và ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Bình Định. Đây là điểm cuối cùng trong đợt kiểm tra tình hình ứng dụng và phát triển CNTT tại các tỉnh Nam Trung bộ của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định

Thăm và kiểm tra công tác ứng dụng CNTT tại UBND TP. Quy Nhơn, Sở Tài chính Bình Định và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in Bình Định, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Bình Định là một trong những địa phương thuộc Nam Trung bộ có nhiều quan tâm tới CNTT, từ đó đã có những triển khai và ứng dụng thành công CNTT vào các hoạt động quản lý và sản xuất.

Bình Định cần chọn một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có triển vọng như du lịch, văn hóa, phát triển thị trường lao động… để đưa những ứng dụng CNTT vào khai thác.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bình Định không nên đầu tư vào xây dựng mạng trục, cáp quang về các xã, huyện, nên sử dụng chung hạ tầng mạng này của các doanh nghiệp CNTT đã có.

Trước tháng 8/2011, Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định có kế hoạch đăng ký tham gia vào các dự án CNTT cấp quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông để tạo kinh phí hoạt động hàng năm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ cần nghiên cứu sửa đổi và hướng dẫn các tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức vào cơ quan Nhà nước để hoạt động trong lĩnh vực CNTT, thời gian trong tháng 8/2011.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bình Định cần chủ động rà soát lại năng lực đào tạo nhân lực về CNTT, triển khai việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhất là đối với CNTT cho tỉnh nhà.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra ứng dụng CNTT trong sản xuất tại Công ty in Bình Định

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định, trong 26 cơ quan Nhà nước cấp tỉnh được điều tra có 100% cơ quan có mạng nội bộ (LAN), 83% cán bộ công chức có máy tính sử dụng thường xuyên.

Đối với cấp huyện, 100% UBND cấp huyện có mạng nội bộ,  62,8% cán bộ, công chức có máy tính sử dụng.

Tính đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị được trang bị hệ thống thư điện tử với tên miền binhdinh.gov.vn và số cán bộ công chức được cung cấp tài khoản thư điện tử là 1.405 tài khoản.

Công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thời gian qua đã có tác động tích cực, từng bước góp phần làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, chuyển dần sang phong cách làm việc mới thông qua môi trường mạng.

Tuy nhiên, kết quả điều tra thực tế cho thấy hầu hết hệ thống mạng LAN đã triển khai tại các cơ quan nhà nước đều được đầu tư và trang bị trong giai đoạn 2001-2005, do vậy nhiều trang thiết bị đã lạc hậu, một số hệ thống đã bị hỏng, cấu hình không đảm bảo cho các ứng dụng triển khai trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa được đầu tư thay thế.

Một trong những yếu tố làm chậm quá trình phát triển về CNTT của Bình Định là do nhận thức về vai trò của CNTT trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, CBCC vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ. Nhiều cán bộ vẫn không sử dụng máy tính và internet trong công việc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những sản phẩm in được sản xuất nhờ ứng dụng CNTT

Các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp (mức độ 1, 2). Hầu hết UBND cấp huyện đã xây dựng trang thông tin điện tử nhưng thông tin còn quá đơn giản và thiếu cập nhật; nhiều trang thông tin điện tử có cấu trúc và các yêu cầu về kỹ thuật chưa đảm bảo theo quy định.

Ban Chỉ đạo CNTT Bình Định kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ Bình Định xây dựng và hoàn thiện mô hình chính phủ điện tử trên nền tảng các phần mềm nguồn mở và công nghệ điện toán đám mây, hỗ trợ nguồn lực để Bình Định xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu nhằm đảm bảo triển khai thành công công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phổ biến, giới thiệu các mô hình mẫu về mô hình chính phủ điện tử đã được triển khai thành công tại các tỉnh thành trong và ngoài nước để các đơn vị học tập, rút kinh nghiệm.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định

0 nhận xét

Ngày 12-6-2011, đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã về thăm và làm việc tại tỉnh ta.

Cùng đi với đồng chí Đinh Thế Huynh có các đồng chí: Phùng Hữu Phú, nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Đón tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban TVTU, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII.

dinh the huynh

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa đồng chí Đinh Thế Huynh

Tại buổi làm việc, thay mặt Ban TVTU, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã báo cáo với Đoàn công tác của TW một số kết quả phát triển KT-XH Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đạt được trong thời gian qua. Năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, trong điều kiện có nhiều khó khăn, tình hình thế giới có nhiều bất ổn về chính trị, lạm phát tăng cao, thời tiết, dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân, song Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung sự lãnh đạo khắc phục khó khăn, triển khai kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Năm 2010 là năm đầu tiên sau 3 năm, tỉnh Nam Định đã hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về KT-XH, nền kinh tế có bước phát triển mới, tổng sản phẩm GDP tăng 10,5%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 70%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp ổn định, thu ngân sách vượt dự toán được giao. Các lĩnh vực văn hoá – xã hội được quan tâm và tiếp tục có bước phát triển, ngành Giáo dục – Đào tạo tiếp tục dẫn đầu toàn quốc. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 6%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng sản phẩm GDP ước đạt 5.365 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.827 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.011 tỷ đồng, đạt 76% so với dự toán. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đảm bảo dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh đã đánh giá cao những kết quả phát triển KT-XH mà Đảng bộ, quân và dân tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời gian qua. Mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân song Nam Định vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trên 10%, kinh tế vẫn có bước phát triển bền vững, đời sống nhân dân ổn định, tình hình an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững. Đồng chí hoan nghênh tỉnh Nam Định đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và là một trong những tỉnh báo cáo sớm kết quả bầu cử về TW. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, đồng chí đề nghị tỉnh Nam Định cần tiếp tục có các giải pháp cụ thể giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Bên cạnh đó tỉnh cần quan tâm tới xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các công trình, hạng mục trọng điểm, để Thành phố Nam Định sớm trở thành đô thị loại I, thực sự là Trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Bên cạnh nỗ lực của tỉnh, các bộ, ngành Trung ương sẽ giúp Nam Định tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Trước mắt, các cấp uỷ Đảng trong tỉnh cần triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01 của Bộ Chính trị về tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, vận dụng sáng tạo các khâu đột phá chiến lược để đề ra những quyết sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển./.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

0 nhận xét

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và nhận lời mời của Phó Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, Thiha Thura Tin Aung Myint Oo, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 9-12/6.

hoang trung hai
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

Ngày 9/6, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã hội kiến Tổng thống Myanmar, Thein Sein.

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Thein Sein chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm nước này đồng thời đánh giá cao những thành tựu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới.

Tổng thống Myanmar bày tỏ hài lòng về những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định chuyến thăm Myanmar lần này của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh hai bên cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tháng 4/2010.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trân trọng chuyển đến Tổng thống Myanmar thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Phó Thủ tướng chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Myanmar về lòng mến khách và sự tiếp đón trọng thị dành cho đoàn.

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội mà Myanmar đã giành được trong thời gian vừa qua và bày tỏ tin tưởng sau thành công của cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Chính phủ mới ở Myanmar sẽ lãnh đạo nhân dân Myanmar xây dựng đất nước phát triển ổn định, phồn vinh và góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar; đồng thời bày tỏ tin tưởng thành công của chuyến thăm sẽ tạo ra một bước chuyển mới về chất trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã tiến hành hội đàm.

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị-kinh tế của mỗi nước; trao đổi về tình hình quan hệ hai nước trong thời gian gần đây và thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.

Hai bên cùng chia sẻ nhận định quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Myanmar trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại-đầu tư.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác và tăng cường đầu tư vào Myanmar.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Myanmar Thiha Thura Tin Aung Myint Oo nhất trí sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương của hai nước trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên.

Hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như hợp tác 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar (CLMV), Hợp tác kinh tế 3 dòng sông (ACMECS), Hợp tác tiểu vùng Mekong (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)… và tại các diễn đàn quốc tế khác.

Sau hội đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã chứng kiến lễ ký các Bản Ghi nhớ Hợp tác chăn nuôi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Thủy sản và Chăn nuôi Mianma và Hợp tác phát triển giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính và Ngân khố Myanmar.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar U Myint Hlaing và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển Kinh tế của Myanmar Tin Naing Thein. Lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng của Myanmar để trao đổi các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đạt được nhất trí về việc sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận đã có. Về chính trị, đối ngoại, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giao lưu nhân dân. Về hợp tác khu vực, Việt Nam ủng hộ nguyện vọng của Myanmar làm Chủ tịch của ASEAN năm 2014, Myanmar khẳng định lập trường liên quan đến vấn đề Biển Đông đã nêu trong ASEAN, tôn trọng thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, phấn đấu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tại Nây Pi Đô, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng Phó Tổng thống Mianma Thiha Thura Tin Oong Min U dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hợp tác Kinh doanh Việt Nam – Mianma do Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển kinh tế Mianma đồng chủ trì.

Ngoài thủ đô Nay Pyi Taw, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Yangon. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tiếp Thủ hiến Yangon, dự và phát biểu tại Hội nghị giao lưu doanh nghiệp Myanmar-Việt Nam do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) và Phòng Thương mại-Công nghiệp Myanmar tổ chức, thăm một số cơ sở văn hóa của Myanmar, thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, khai trương Khu trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Viglacera tại Yangon./.

(TTXVN/Vietnam+)

(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “Phải chung sức giữ vững chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia”

0 nhận xét

Vào lúc 20 giờ tối qua 11.6, tại Quảng trường 2-4, TP Nha Trang (Khánh Hòa), Festival Biển Nha Trang – 2011(diễn ra từ 11-15.6) đã được khai mạc trọng thể bằng chương trình nghệ thuật hoành tráng với chủ đề Khát vọng biển xanh.

Phát biểu tại lễ khai mạc Festival Biển Nha Trang tối qua, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Phải chung sức bảo vệ biển, đảo nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia”.

Festival, bien nha trang, nha trang, Festival bien nha trang, Nguyen Thien Nhan, Pho Thu Tuong Nguyen Thien Nhan
Một chương trình biểu diễn trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang

Chương trình được mở đầu bằng tiết mục múa kết hợp biểu diễn ca khúc Sông mẹ ta ơi (sáng tác Hình Phước Liên). Tiếp đó là các tiết mục ca múa nhạc được dàn dựng công phu, hoành tráng kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, tạo nên vẻ đẹp quyến rũ của biển. Xuyên suốt chương trình, đạo diễn đã thể hiện biển là nhân chứng trước mọi thăng trầm của cuộc sống, là người bạn, là nguồn sống của con người. Khán giả đã nồng nhiệt vỗ tay hưởng ứng nhiều ca khúc, tiết mục đặc sắc như ca khúc Nhớ đêm Trường Sa, Con tàu trên sóng, tiết mục múa Lung linh vịnh Ngọc…

So với những lần trước, Festival Biển Nha Trang năm nay có quy mô lớn hơn, nội dung phong phú, thiết thực hơn và được khởi đầu bằng nhiều sự kiện hưởng ứng Tuần lễ biển – hải đảo VN 2011 (diễn ra từ 1-8.6):1.500 đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh cùng nhau nối vòng tay lớn, lập kỷ lục xếp hình bản đồ VN với số người tham gia nhiều nhất; Viện Hải dương học (Nha Trang) khánh thành khu trưng bày “Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa”; hoàn thành bản đồ hành chính huyện Trường Sa ghép bằng hạt cà phê lớn nhất… Đặc biệt, Bộ TN-MT phối hợp với một số cơ quan, đơn vị đã tổ chức diễn đàn Thương hiệu biển VN lần thứ III với chủ đề “Quảng bá và xây dựng thương hiệu sản vật, sản phẩm biển VN thân thiện với môi trường”; diễn đàn các nhà lãnh đạo quản lý tổng hợp vùng bờ tại VN; diễn đàn Kinh tế biển VN; mít tinh quốc gia hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 8.6 và Tuần lễ biển – hải đảo VN 2011 với chủ đềTuổi trẻ Việt Nam, Trí tuệ Việt Nam cho sự phát triển bền vững biển, đảo Tổ quốc…

Festival Biển Nha Trang năm nay có nhiều hoạt động đặc sắc: lễ hội yến sào và nghi thức cúng tổ nghề Yến (ngày 11.6); thả sinh vật biển tái tạo nguồn lợi thủy sản, thi đấu cờ người, vẽ tranh nghệ thuật kết nối cộng đồng(ngày 12.6); lễ hội đường phố, thả diều nghệ thuật (ngày 13.6); diễu hành xích lô đẹp, phục dựng lễ hội cầu ngư, thi câu cá (ngày 14.6); đám cưới dưới nước, chương trình hip hop (ngày 15.6)… Ngoài ra còn có triển lãm nghệ thuật cát tại bãi biển trước Quảng trường 2-4, triển lãm ảnh Vẻ đẹp trước biển tại công viên ven biển… với nhiều bất ngờ, thú vị…

Đêm khai mạc Festival Biển được kết thúc bằng màn trình diễn bắn pháo hoa lung linh sắc màu ven biển Nha Trang với những tràng pháo tay, reo hò hào hứng của người dân địa phương và du khách.

Tham dự lễ khai mạc Festival Biển Nha Trang 2011 có Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh; nhiều vị khách quý quốc tế đến từ Vương quốc Campuchia, CHDCND Lào, Hàn Quốc, Malaysia…; đại diện nhiều tỉnh, thành, cùng hàng chục ngàn người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, có tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng của biển với phát triển của nhân loại. Các nước có bờ biển đều rất quan tâm, coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Nước ta là một nước có bờ biển dài, trên 3.200 km, với vùng biển rộng lớn trong khu vực Đông Nam Á, với truyền thống nghề biển có từ hàng ngàn năm. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược biển VN đến năm 2020, nhằm quyết tâm đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu từ biển, mạnh lên từ biển… Các thế hệ cha ông ta đi trước đã hy sinh biết bao xương máu gìn giữ biển, đảo của Tổ quốc. Trách nhiệm của chúng ta hôm nay là phải chung sức bảo vệ biển, đảo nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia và làm giàu từ biển cho cuộc sống hôm nay và con cháu các thế hệ mai sau”.

Thiện Nhân

 


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đến dâng hương tại khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đã đến dâng hương tại khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung tại Thị xã Phú Phong huyện Tây Sơn nhân dịp chuyến công tác khảo sát thực tế tình hình triển khai và ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Bình Định.

Nguyen Thien Nhan, Pho Thu tuong Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đến dâng hương tại khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT tại Bình Định

0 nhận xét

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến khảo sát thực tế tình hình triển khai và ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Bình Định. Đây là điểm cuối cùng trong đợt kiểm tra tình hình ứng dụng và phát triển CNTT tại các tỉnh Nam Trung bộ của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT.

 

Pho Thu Tuong Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định

Thăm và kiểm tra công tác ứng dụng CNTT tại UBND TP. Quy Nhơn, Sở Tài chính Bình Định và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in Bình Định, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Bình Định là một trong những địa phương thuộc Nam Trung bộ có nhiều quan tâm tới CNTT, từ đó đã có những triển khai và ứng dụng thành công CNTT vào các hoạt động quản lý và sản xuất.

Bình Định cần chọn một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có triển vọng như du lịch, văn hóa, phát triển thị trường lao động… để đưa những ứng dụng CNTT vào khai thác.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bình Định không nên đầu tư vào xây dựng mạng trục, cáp quang về các xã, huyện, nên sử dụng chung hạ tầng mạng này của các doanh nghiệp CNTT đã có.

Trước tháng 8/2011, Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định có kế hoạch đăng ký tham gia vào các dự án CNTT cấp quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông để tạo kinh phí hoạt động hàng năm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ cần nghiên cứu sửa đổi và hướng dẫn các tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức vào cơ quan Nhà nước để hoạt động trong lĩnh vực CNTT, thời gian trong tháng 8/2011.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bình Định cần chủ động rà soát lại năng lực đào tạo nhân lực về CNTT, triển khai việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhất là đối với CNTT cho tỉnh nhà.

 

Pho Thu Tuong Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra ứng dụng CNTT trong sản xuất tại Công ty in Bình Định

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định, trong 26 cơ quan Nhà nước cấp tỉnh được điều tra có 100% cơ quan có mạng nội bộ (LAN), 83% cán bộ công chức có máy tính sử dụng thường xuyên.

Đối với cấp huyện, 100% UBND cấp huyện có mạng nội bộ,  62,8% cán bộ, công chức có máy tính sử dụng.

Tính đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị được trang bị hệ thống thư điện tử với tên miền binhdinh.gov.vn và số cán bộ công chức được cung cấp tài khoản thư điện tử là 1.405 tài khoản.

Công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thời gian qua đã có tác động tích cực, từng bước góp phần làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, chuyển dần sang phong cách làm việc mới thông qua môi trường mạng.

Tuy nhiên, kết quả điều tra thực tế cho thấy hầu hết hệ thống mạng LAN đã triển khai tại các cơ quan nhà nước đều được đầu tư và trang bị trong giai đoạn 2001-2005, do vậy nhiều trang thiết bị đã lạc hậu, một số hệ thống đã bị hỏng, cấu hình không đảm bảo cho các ứng dụng triển khai trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa được đầu tư thay thế.

Một trong những yếu tố làm chậm quá trình phát triển về CNTT của Bình Định là do nhận thức về vai trò của CNTT trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, CBCC vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ. Nhiều cán bộ vẫn không sử dụng máy tính và internet trong công việc.

 

Thu Tuong Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những sản phẩm in được sản xuất nhờ ứng dụng CNTT

Các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp (mức độ 1, 2). Hầu hết UBND cấp huyện đã xây dựng trang thông tin điện tử nhưng thông tin còn quá đơn giản và thiếu cập nhật; nhiều trang thông tin điện tử có cấu trúc và các yêu cầu về kỹ thuật chưa đảm bảo theo quy định.

Ban Chỉ đạo CNTT Bình Định kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ Bình Định xây dựng và hoàn thiện mô hình chính phủ điện tử trên nền tảng các phần mềm nguồn mở và công nghệ điện toán đám mây, hỗ trợ nguồn lực để Bình Định xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu nhằm đảm bảo triển khai thành công công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phổ biến, giới thiệu các mô hình mẫu về mô hình chính phủ điện tử đã được triển khai thành công tại các tỉnh thành trong và ngoài nước để các đơn vị học tập, rút kinh nghiệm.

Từ Lương



 


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tham dự Bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII

0 nhận xét

Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tham dự

nguyen-thien-nhan

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện nhân tham dự Bế mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII

Sau 14 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao, chiều qua, 6-8, tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội), kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã họp phiên bế mạc. Ðến dự có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; cùng các vị lão thành cách mạng, đại diện các đoàn ngoại giao.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã thành công tốt đẹp. QH kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao truyền thống yêu nước, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XI, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh (Toàn văn bài phát biểu đăng số báo hôm nay).

Quốc hội thông qua bốn Nghị quyết

Trước khi vào họp phiên bế mạc, các đại biểu QH đã tiến hành thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009. Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009; QH đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết này với kết quả  487 đại biểu tán thành, bằng  97,40% tổng số đại biểu QH.

Vào họp phiên bế mạc, QH đã thông qua ba nghị quyết quan trọng, đó là: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; Nghị quyết về việc triển khai chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; và Nghị quyết về việc ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về dự kiến  Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; QH đã thông qua nghị quyết nói trên với 480 đại biểu tán thành, bằng 96% tổng số đại biểu.

Tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. QH  đã  biểu quyết bằng bấm nút thông qua nghị quyết nói trên với 479 đại biểu tán thành, bằng 95,80% tổng số đại biểu.

QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu QH về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. Sau đó, QH đã biểu quyết thông qua nghị quyết này với 410 đại biểu tán thành, bằng 82% tổng số đại biểu.

Theo đó, QH đồng ý miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1-8-2011 đến hết ngày 31-12-2011 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân (thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuống được miễn thuế thu nhập cá nhân). Trong số các đối tượng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011, có đối tượng là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội…

Từng bước hạn chế nhập siêu

Tròn phiên họp buổi sáng ngày 6-8, tại hội trường, các đại biểu QH tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước sáu tháng đầu năm 2011, các giải pháp thực hiện kế hoạch trong sáu tháng cuối năm 2011.

Trong thảo luận, nhiều đại biểu tập trung phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát. Ðại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, các giải pháp chống lạm phát Chính phủ thực hiện thời gian qua đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nhiều giải pháp chưa phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Ðại biểu này đề nghị, chống lạm phát cần có chiều sâu, trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhập siêu, góp phần kiềm chế lạm phát.

Liên quan đến lãi suất tín dụng tăng cao tác động đến chỉ số lạm phát, đại biểu Hà Sĩ Ðồng (Quảng Trị) cho rằng, việc thắt chặt chính sách tài chính, tín dụng đã gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Việc quy định trần lãi suất đã dẫn đến tình trạng lãi suất ngầm, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, gây tiêu cực cho nền kinh tế. Ðại biểu này đề nghị, cần có chính sách ưu đãi tín dụng đối với nông dân, nông nghiệp và khu vực nông thôn. Ổn định lãi suất tín dụng ở mức hợp lý. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hệ thống ngân hàng thương mại để xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm, nhất là vi phạm trần lãi suất.

Trước những ý kiến của đại biểu về tình trạng nhập siêu dẫn đến lạm phát tăng cao, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (đại biểu tỉnh Lạng Sơn) phát biểu ý kiến làm rõ và cung cấp thêm thông tin. Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhiều năm qua Việt Nam vẫn nhập siêu, từ năm 2005 và năm 2007 trở lại đây, khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình nhập siêu có nhiều biến động. Nguyên nhân nhập siêu là do chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH-HÐH trong điều kiện chưa sản xuất đầy đủ máy móc, thiết bị, nên phải nhập khẩu và việc nhập khẩu là cần thiết. Trong tỷ trọng nhập khẩu hiện nay, 93% là nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu, nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa đến 7%. Bên cạnh đó, tâm lý trong bộ phận người tiêu dùng vẫn chuộng hàng ngoại dẫn đến nhập siêu. Mặc dù là nước thu nhập không cao nhưng ô-tô sang nhất, điện thoại đắt nhất vẫn xuất hiện ở Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua, với nỗ lực của Chính phủ và các ngành chức năng, tình hình nhập siêu đã có xu hướng giảm. Năm 2011, mặc dù Nghị quyết của QH cho phép tỷ lệ nhập siêu là 18%, nhưng Chính phủ quyết tâm phấn đấu đạt tỷ lệ nhập siêu chỉ ở mức 16%. Về phát triển các dự án thủy điện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng cho biết, Bộ Công thương đã kiểm tra rà soát, và đình chỉ 38 dự án thủy điện nhỏ không hiệu quả và gây ô nhiễm môi trường. Các địa phương cũng đình chỉ nhiều dự án thủy điện nhỏ không bảo đảm về môi trường.

Ðẩy mạnh đầu tư văn hóa, giáo dục

Các chính sách an sinh xã hội đang thực hiện được nhiều đại biểu  đặc biệt quan tâm, góp ý kiến. Ðại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Cạn) cho rằng, Chính phủ đã điều hành tốt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng quá tải tại các trường học vẫn diễn ra. Việc đào tạo nghề được tập trung khuyến khích nhưng chưa được triển khai cụ thể, kịp thời. Ðại biểu này đề nghị, Chính phủ cần sớm hoàn thiện cơ chế và xây dựng các đề án phát triển văn hóa, giáo dục. Ðổi mới toàn diện giáo dục, ngoài việc chú trọng đào tạo trình độ chuyên môn, cần quan tâm đến bồi dưỡng giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho học sinh, xây dựng nhiều cơ sở vui chơi lành mạnh cho giới trẻ.

Về tình hình trật tự an toàn xã hội, đại biểu Ðặng Thị Ngọc Thịnh (Vĩnh Long) cho rằng, mặc dù công tác bảo đảm an ninh trật tự thời gian qua có những hiệu quả tích cực, nhưng vi phạm trật tự kỷ cương xã hội vẫn đáng lo ngại. Theo thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, tình hình tội phạm sáu tháng đầu năm 2011 vẫn tăng so với cùng kỳ, đặc biệt tội phạm ma túy tăng 19%, tội phạm kinh tế và chức vụ tăng 13%. Tội phạm tại khu vực nông thôn có dấu hiệu phức tạp. Ðại biểu này đề nghị, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tội phạm. Ðối với công tác phòng, chống tội phạm tại nông thôn, cần được coi như một tiêu chí trong  Chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác bảo đảm an toàn giao thông được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý kiến. Ðại biểu Ðàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, mặc dù có nhiều biện pháp mạnh, nhưng số lượng người chết do tai nạn giao thông vẫn quá cao. Trong thời gian tới, Chính phủ cần xây dựng đề án và  chỉ đạo đặc biệt để giải quyết tình trạng tai nạn giao thông hiện nay. Theo đó, công tác bảo đảm an toàn giao thông phải được thực hiện đồng bộ từ phát triển hạ tầng, phương tiện, đặc biệt là nâng cao ý thức người tham gia giao thông  thông qua tuyên truyền giáo dục và nâng cao chế tài xử phạt.

Công tác cải cách hành chính được coi là khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua, tuy nhiên theo ý kiến của một số đại biểu, vẫn còn chi phí không chính thức trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Nhiều đại biểu đề nghị, công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới cần được đẩy mạnh hơn nữa theo xu hướng tinh giản bộ máy hành chính, giảm thời gian thực hiện và tăng chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính. Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu chống quan liêu, tham nhũng trong đội ngũ công chức, đặc biệt là những vị trí, những ngành có nhiều điều kiện tham nhũng, cần thường xuyên luân chuyển cán bộ.

Tại buổi thảo luận, Chủ tịch HÐQT Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa (đại biểu tỉnh Quảng Ninh) đã phát biểu ý kiến về việc lập dự án làm đường và cơ chế vận chuyển quặng, thành phẩm tại hai nhà máy Alumin nhôm tại Tân Rai và Nhân Cơ trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Một số đại biểu đề nghị, QH nên ban hành Nghị quyết về vấn đề Biển Ðông để tạo niềm tin trong nhân dân; tăng cường công tác đối ngoại; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và có các giải pháp xử lý nhằm tạo môi trường xã hội ổn định.

Tổng kết buổi thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, các đại biểu đã phát biểu với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm cao, đề xuất nhiều kiến nghị, góp phần giúp công tác điều hành đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

Tiếp tục đổi mới các hoạt động của QH

Ngay sau phiên họp bế mạc, đã diễn ra cuộc họp báo về kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và các Phó Chủ tịch QH: Nguyễn Thị Kim Ngân, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp báo.

Tham dự buổi họp báo có đông đảo phóng viên của gần 100 cơ quan báo chí trong nước và 22 hãng tin nước ngoài.

Tại cuộc họp báo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết: Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII đã thành công tốt đẹp sau 14 ngày làm việc khẩn trương. Kết quả này có sự đóng góp công sức của nhiều cấp, nhiều ngành, từ sự chỉ đạo, lãnh đạo đến việc tổ chức thực hiện cũng như công tác tham mưu phục vụ. Ðặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao của các vị đại biểu QH trong việc phát huy trí tuệ, thảo luận dân chủ, sáng suốt lựa chọn và quyết định đối với tất cả những vấn đề nêu ra trong chương trình nghị sự; sự bắt nhịp nhanh chóng với thủ tục hoạt động nghị trường của các đại biểu mới trúng cử. Tại kỳ họp thứ nhất vừa qua, QH đã nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (sau đây được gọi là cuộc bầu cử); nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trong cuộc bầu cử vừa qua; thành lập Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu và thông qua Nghị quyết về việc xác nhận tư cách của 500 đại biểu QH khóa XIII.

Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp, thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau như: Cử tri đi bầu đạt tỷ lệ rất cao (99,51%); tinh thần dân chủ trong mỗi khâu, mỗi công đoạn của quy trình bầu cử được phát huy; công tác chuẩn bị và triển khai đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm. Kết quả bầu cử thể hiện rõ ý thức chính trị của cử tri, thể hiện lòng tin của cử tri đối với sự lãnh đạo của Ðảng và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Công tác bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của kỳ họp thứ nhất. Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng QH, hoạt động này chiếm tới gần 87% thời lượng các phiên họp toàn thể tại kỳ họp. Ðây là công việc rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong suốt cả nhiệm kỳ…

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Cuộc sống đặt ra yêu cầu phải đổi mới. QH khóa XIII có thuận lợi là đã kế thừa những kết quả và thành tựu của QH 12 khóa trước. Nhiệm kỳ nào cũng thực hiện nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong nhiều khóa gần đây tích cực phục vụ sự nghiệp đổi mới của Ðảng và nhân dân ta, tiếp tục nỗ lực đổi mới các hoạt động của QH. Thời gian tới, bên cạnh từng bước đổi mới chức năng, nhiệm vụ của mình, QH cần quan tâm đổi mới cách làm, cách thức thực hiện để hoạt động mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn…

Chủ tịch QH đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên tham dự cuộc họp báo.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phóng sự Con Đường Nam Quốc Sơn Hà Kỳ 1

0 nhận xét

Kỳ 1: Từ cột mốc đến con đường chiến lược

Đường tuần tra biên giới ra đời không chỉ từ khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên, no ấm mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn đọc hình dung được sự ra đời của con đường này…

Từ sự cố cái cột mốc…

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người từng dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng con đường từ những ngày đầu. Qua điện thoại, khi tôi đặt vấn đề, nghe nói đến con đường, giọng ông sôi nổi: Đó là con đường chiến lược quốc gia! Một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã, trong căn phòng nhỏ ở Trạm khách 66, ông đã kể về sự ra đời của con đường…

“Cuối thập niên 80, tôi đang làm Tư lệnh Quân khu 3. Nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi rất băn khoăn khi nhận thấy, còn nhiều nơi sâu vào nội địa 5-7km không có dân ở. Trong khi đó, bên kia biên giới, dân cư ở rất sầm uất và họ còn thả cả trâu bò sang đất ta. Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên không hề thấy bóng dáng một người dân. Tự nhiên trong tôi xuất hiện cảm giác chống chếnh, bất ổn. Đó là chưa kể gần các cột mốc, đường biên chỉ có trục đường ra theo trục ngang. Từ đó, định hình ý tưởng phải đưa dân ra sát biên giới, rồi từ ý tưởng trở thành quyết tâm lớn của tôi. Mà muốn đưa dân ra được thì phải có đường đi.

Nhưng đó là mình nghĩ vậy, còn tâm tư nguyện vọng của dân thì sao? Tôi nhiều lần đi nắm tình hình, gặp người dân dò hỏi. Bà con nói rằng, rất muốn ra biên giới, sinh sống gần đường biên nhưng còn “ngại”, phần vì mìn còn chưa gỡ hết, phần vì…

bo doi

Đoạn đường tuần tra biên giới ở Bù Gia Mập (Bình Phước) năm 2008...

Thế rồi, lại thêm một “sự cố” xảy ra. Đầu năm 1988, tại một cuộc họp Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Biên phòng báo cáo bị mất một cột mốc ở Quảng Ninh. Bộ đội Biên phòng và Quân khu 3 nhận lệnh phải đi tìm bằng được. Cuối cùng, người tìm ra cột mốc là một già làng 78 tuổi. Câu chuyện ấy càng thôi thúc tôi ý tưởng đưa dân ra biên giới. Tôi bàn với lãnh đạo Quân khu, đưa bộ đội ra trước, tổ chức rà mìn, làm nương rẫy. Sau đó, xin ý kiến của tỉnh Quảng Ninh để đưa dân về các bản cũ sát biên giới. Từ một xã thí điểm, dần mở rộng ra 2-3 xã. Người dân được làm nhà, giao đất, giao rừng quản lý, đồng thời cũng “giao” cho dân phối hợp với bộ đội quản lý đường biên, cột mốc. Dự án vùng kinh tế – quốc phòng ở Tiên Yên, Ba Chẽ đã hình thành. Ý tưởng làm đường càng thôi thúc. Tôi đặt vấn đề với Bộ Quốc phòng và được đồng ý. Thế là, chúng tôi triển khai xây dựng những đoạn “đường vành đai biên giới” đầu tiên. Sau đó, anh Tư Sang (đồng chí Trương Tấn Sang – Thường trực Ban Bí thư – PV) và một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra đường tại Quảng Ninh đều đánh giá, khen ngợi cách làm này rất tốt, rất cần nhân rộng”.

Từ đoạn đường đầu tiên đó, các địa phương khác cũng từng bước xây dựng đường “vành đai biên giới”, tuy chỉ là đường nhỏ hẹp, cấp phối hoặc rải đá dăm nhưng rất thiết thực. Tính đến năm 2005, đã có 21 dự án dài 484 km do Bộ đội Biên phòng các tỉnh thực hiện.

…Đến “khoảng rừng nóng” Bù Gia Mập

Mùa hè năm 2004, vụ gây rối diễn ra ở Tây Nguyên. Đại tướng Phạm Văn Trà vào tìm hiểu tình hình, càng thấy rõ đòi hỏi hàng đầu đặt ra lúc này là phải có đường tốt hơn phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới. “Khó khăn nhất là từ Bình Phước đi Đắc Nông không có đường đi, phải xuyên qua rừng hoặc đi vòng 200km mới ra được biên giới. Lúc đó, tôi đã quyết định phải làm cho được đoạn đường gần 60km ở Đắc Nông, nhờ đó thông suốt tuyến biên giới từ Tây Ninh tới Đắc Nông. Tôi giao cho Bộ đội Công binh làm nhanh, với cơ chế đặc thù như xây dựng các công trình chiến đấu. Cùng với đó, yêu cầu xây dựng, hoàn thiện một đề án tổng thể về đường tuần tra biên giới đặt ra cấp bách và được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất ủng hộ. Theo tôi, đó là một bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta”- Đại tướng Phạm Văn Trà kể.

Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý dự án 47 khi đó là Tư lệnh Binh chủng Công binh nhận lệnh vào Tây Nguyên khảo sát, nhớ lại: “Chúng tôi tới rừng quốc gia Bù Gia Mập thuộc xã Đắc Ơ, là địa bàn có nhiều người vượt biên trái phép. Để làm gấp đoạn đường Bù Gia Mập, tôi đã chọn Trung đoàn Công binh 293, một trong những “quả đấm thép” của binh chủng. Sau một năm trời, với bàn tay miệt mài của người lính công binh 293, tuyến đường đầu tiên màu đất đỏ ba-dan như một sợi chỉ đỏ vắt ngang rừng đại ngàn”.

“Bản vẽ” con đường mang dáng hình đất nước

Thời gian này, việc xây dựng đề án tổng thể đường tuần tra biên giới được triển khai gấp rút. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, lúc đó là Phó tổng tham mưu trưởng, Phó ban chỉ đạo Đường tuần tra biên giới liên tục đi khảo sát dọc biên cương. Thiếu tướng Hoàng Kiền nhớ lại: “Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 cuộc họp nghe lãnh đạo Bộ Quốc phòng báo cáo đề án con đường này. Lúc đầu, do nhiệm vụ cấp bách, Bộ Quốc phòng chỉ chuẩn bị phương án làm đường nhỏ, nền đường 3m, trải nhựa cấp phối hoặc đá dăm, đủ cho xe u-oát đi hoặc chỗ nào khó hơn thì đủ cho người, ngựa biên phòng đi tuần tra”. Đất nước còn nghèo, dù nhiệm vụ bảo vệ biên cương rất quan trọng, người lính không dám đòi hỏi sự ưu tiên, nhưng Chính phủ cùng các bộ, ngành lại có một câu hỏi được bàn thảo khá nhiều: “Nếu làm đường chỉ đủ đi tuần tra thì hơi phí? Liệu có thể làm một con đường lớn hơn, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh được không?”.

duong bien gioi

Đường Biên Giới năm 2010

Ngày 4-11-2004, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị thường trực Chính phủ nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo kế hoạch củng cố và xây dựng tuyến đường biên giới đất liền đến năm 2010. Sau khi nghe Thượng tướng Phùng Quang Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng báo cáo, Thủ tướng đã kết luận: “Đã làm thì làm cho “đàng hoàng”, kết hợp tốt giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh. Không làm đường rộng 3m nữa mà phải làm đường lớn hơn”.

Đại tá Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Phó tư lệnh Công binh, được giao làm giám đốc đầu tiên của Ban quản lý dự án 47 kể: “Sau đó, chúng tôi đã xác định quyết tâm năm 2005 sẽ lập xong dự thảo đề án. Hàng loạt đơn vị khảo sát thiết kế tinh nhuệ nhất của Bộ Quốc phòng vào cuộc khẩn trương nên đến đầu tháng 8-2005 đã khảo sát được gần 5000km biên giới, dù xăng dầu, kinh phí chưa bảo đảm. Một phương án tuyến của con đường từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) đã ra đời. Có phương án tuyến, chúng tôi lại lên đường đi khảo sát cụ thể nhiều khu vực trọng điểm. Đoàn cán bộ, đa số đã kinh qua đánh Mỹ, dạn dày với mưa bom bão đạn, nay lại khoác ba lô trèo đèo, lội suối, băng rừng xác định từng cọc mốc, từng hướng tuyến sao cho ngắn nhất, hợp lý nhất, kinh tế nhất. Suốt mấy tháng trời, chúng tôi đi từ Bình Phước, dọc theo dòng suối sát biên, từ bìa rừng Bù Gia Mập sang Đắc Nông, đến những cánh rừng khộp Gia Lai, nơi còn in dấu đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Hết Tây Nguyên, chúng tôi lại ra Nghệ An, Thanh Hóa. Tới Sơn La, ngược dòng sông Mã, chúng tôi đi từ Chiềng Khương sang Sốp Cộp, từ Sông Mã sang Điện Biên rồi lại về biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Càng đi càng thấy đất nước ta hùng vĩ, dân tộc ta anh hùng, nhân dân ta cần cù chịu khó. Chúng tôi hiểu sứ mệnh của mình. Đau, yếu, sai khớp, chuột rút, có đồng chí bị ngã vì núi cao, đường trơn nhưng không ai chịu bỏ cuộc”.

Dự thảo đề án ở mức hoàn chỉnh hơn ra đời. Con đường bây giờ là đường ô tô có thể chạy suốt dọc dài biên giới, nền đường rộng 5,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng; các công trình trên đường làm bằng thép và bê tông cốt thép.

Một ngày cuối năm 2005, tại Hội nghị thường trực Chính phủ, nghe Bộ Quốc phòng báo cáo dự thảo đề án, Thủ tướng Phan Văn Khải khá hài lòng. Phát biểu kết luận, ông nhấn mạnh: “Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng giao cho Bộ Quốc phòng, làm sao cho “nhanh, bền, tốt, rẻ, không có tiêu cực”. Thủ tướng giao cho Bộ Quốc phòng sớm bổ sung hoàn chỉnh đề án.

Con đường theo đề án phác thảo dài 14.250km, trong đó xây dựng mới hơn 10.196km, qua 25 tỉnh, dài hơn cả Vạn Lý Trường Thành, dự kiến sẽ phải làm trong hàng chục năm mới hoàn thành. Từng có nhiều cuộc tranh luận khác nhau về hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu? Nhưng đây là con đường sẽ được làm trong điều kiện vô cùng gian khó mà có lẽ chỉ những người lính Bộ đội Cụ Hồ với truyền thống “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” mới có thể gánh vác. Vì vậy, khi lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép xác định đây là công trình quốc phòng an ninh, quản lý theo cơ chế đặc thù, sử dụng lực lượng quân đội thi công theo hình thức chỉ định thầu, Thủ tướng tán thành. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nói ngay: Việc này không thể một mình cá nhân Thủ tướng quyết được mà phải có một nghị quyết của Chính phủ.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 12-2006, Chính phủ đã ra Nghị quyết về đường tuần tra biên giới, nhất trí với đề nghị trên. Ngày 14-3-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định mang số 313/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

Quyết định của Thủ tướng đã trở thành một cột mốc quan trọng, khẳng định tầm vóc chiến lược quốc gia của đường tuần tra biên giới, con đường mang dáng hình đất nước…

PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020

0 nhận xét

Gia đình là tế bào xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do vậy xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 là việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế công tác gia đình còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với nhiều thách thức.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc

Nguyên nhân của tình hình trên có phần do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình; một số vấn đề bức xúc về gia đình chưa được nhìn nhận đúng đắn để xử lý kịp thời; công tác giáo dục trước và sau hôn nhân, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, các kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều thách thức mới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trong thời gian tới nếu chúng ta không có sự quan tâm củng cố, ổn định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình Việt Nam.

Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chuẩn bị Đề án theo hướng cô đọng hơn nữa, với những quan điểm cụ thể, rõ ràng hơn. Ngành giáo dục cần bổ sung vào chương trình giảng dạy THPT hợp phần bảo vệ và xây dựng gia đình.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần xây dựng và hình thành hệ thống tư vấn cho người chuẩn bị lập gia đình. Bên cạnh đó, cần xây dựng chương trình truyền thông mang tầm quốc gia về gia đình Việt Nam.

Phó Thủ tướng đề nghị, cuối tháng 6/2011, các bộ, ngành hoàn chỉnh các ý kiến đóng góp với Chiến lược, trên cơ sở đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng bản dự thảo Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam cuối tháng 7/2011.

Từ Lương


(Theo www.nguyenthiennhan.net)
Continue reading →