Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

0 nhận xét

Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ Viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã cùng tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc (ngoài cùng bên trái) nghe giới thiệu về Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc (ngoài cùng bên trái) nghe giới thiệu về Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ông Đới Bỉnh Quốc đã thăm nơi ở và làm việc trong 11 năm cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghe giới thiệu về cuộc đời giản dị nhưng vô cùng vĩ đại của Người.

Cho biết đây là lần thứ 2 trở lại di tích đặc biệt này, ông Đới Bỉnh Quốc bày tỏ sự kính trọng và ngưỡng mộ trước những hy sinh và đóng góp không thể to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam. Ông khẳng định Người mãi mãi là tấm gương sáng trong sự ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới.

Bày tỏ niềm kính trọng trước cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, tinh hoa của tinh thần đoàn kết quốc tế và cũng là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc nói trong niềm xúc động: “Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi trong trái tim tôi”.

Đoàn cấp cao Trung Quốc cũng bày tỏ xúc động khi biết các bác sĩ, lương y, bác sĩ riêng của của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cùng đội ngũ giáo sư Việt Nam đã tham gia chăm sóc Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng cuối đời của Người tại chính khu di tích lịch sử này.

Sáng cùng ngày, ông Đới Bỉnh Quốc cùng toàn đoàn đã đến tham quan và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bảo tàng mang tên Người.

Như đã đưa tin, từ ngày 5-9/9, Ủy viên Quốc vụ Viện Bỉnh Quốc sang thăm Việt Nam và cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Phiên họp thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Từ Lương (Theo Chính Phủ)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ông Nguyễn Thiện Nhân dự Phiên họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt – Trung

0 nhận xét

Ngày 6/9/2011, tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đã chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc

Chủ tịch Ủy ban phía Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban phía Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc

Tham dự Phiên họp còn có đại diện các Bộ, ngành, địa phương liên quan của hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu.

Hai bên đã tổng kết, đánh giá tình hình hợp tác quan hệ hai nước trong thời gian qua, đồng thời đi sâu trao đổi ý kiến về phương hướng, biện pháp làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, làm cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển tích cực, lành mạnh, ổn định.

Hai bên đánh giá cao vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương trong 5 năm qua, kể từ khi thiết lập Ủy ban năm 2006 đến nay.

Phiên họp thứ 4. Ảnh minh họa

Phiên họp thứ 4.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cơ chế của Ủy ban chỉ đạo trong thời gian tới.

Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ trong đó có vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.

Trước đó, trong ngày 5 và sáng ngày 6/9/2011, hai Tổng Thư ký Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc và đại diện các Bộ, ngành, địa phương liên quan của hai nước đã tiến hành các phiên họp trù bị. Các cuộc họp diễn ra trên tinh thần thẳng thắn, hữu nghị và xây dựng.

Từ Lương (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Đô đốc Mike Mullen công du Trung Quốc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông

0 nhận xét

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, ngày 10-7 đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc. Chuyến đi diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Mục đích chung của hai chuyến đi đều hướng đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông.

mike mullen

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Mỹ – Trung cùng muốn có hòa bình

Đô đốc Mullen là vị Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đầu tiên viếng thăm Trung Quốc từ năm 2007 tới nay. Dự kiến, ông sẽ hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và hội kiến với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.

Ông Mullen cũng sẽ thăm các binh chủng không quân, lục quân, hải quân và đơn vị pháo binh số 2 ở Bắc Kinh. Ông còn có bài phát biểu trước sinh viên tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Mục tiêu chuyến đi của Đô đốc Mullen nhằm thúc đẩy đối thoại an ninh Mỹ -Trung.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi Brunei thuộc khu vực biển Đông cùng với các đồng minh Nhật Bản và Australia. Để xoa dịu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, cuộc tập trận tại biển Đông lần này chỉ là ở “quy mô nhỏ”.

Phát biểu với các phóng viên trước khi gặp các quan chức Trung Quốc, ông Mullen nói quan hệ giữa hai nước – “những cường quốc Thái Bình Dương” – rất quan trọng. Ông nói thêm rằng hai bên cần làm việc nhiều hơn nữa về tính minh bạch và độ tin cậy về chiến lược. Đô đốc Mullen nói: “Sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực đã trở nên quan trọng cho các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như vậy”. Về các tranh chấp trên biển Đông, ông Mullen nói: “Chúng tôi chủ trương ủng hộ mạnh mẽ biện pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng”.

Cũng nhân chuyến thăm này, tờ China Daily có bài viết cho rằng chuyến thăm của ông Mullen gửi một thông điệp tích cực với thế giới. Trung Quốc và Mỹ phải hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Để duy trì phát triển bền vững, hai nước cần phải tôn trọng lẫn nhau đối với các lợi ích cốt lõi cũng như quan tâm chính của mỗi nước. Hai nước cần xử lý đúng đắn những bất đồng và các vấn đề nhạy cảm, tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược cũng như mở rộng lợi ích chung.

Trung Quốc – Philippines: Tuân thủ DOC

Chuyến thăm của Đô đốc Mỹ Mullen diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh. Trong bản Tuyên bố chung, hai Ngoại trưởng đồng ý là sẽ không để tranh chấp chủ quyền biển Đông ảnh hưởng đến “quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Philippines với Trung Quốc. Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Phủ Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng là sau bản tuyên bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Như vậy, sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên biển Đông, Philippines và Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhiệt.

Thông tin từ Phủ Tổng thống Philippines trước đó cũng cho biết Tổng thống Benigno Aquino sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 8 này.

Một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Mỹ không thể có chiến tranh với Trung Quốc do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.

Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu năm 2011 đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khánh Minh


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Trung Quốc-Philippines: Không ảnh hưởng vì tranh chấp biển Đông

0 nhận xét

Ngày 8/7, Trung QuốcPhilippines đã nhất trí sẽ không để những tranh chấp trên biển gần đây ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước.

trungquoc-philippines

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario

Đây là kết quả đạt được sau cuộc gặp kéo dài 3 giờ đồng hồ giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario đang ở thăm Bắc Kinh.

Tân Hoa xã dẫn một nguồn tin sau cuộc gặp cho biết, hai bên cam kết sẽ “cùng nỗ lực giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) đã được Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký kết.”

Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi hàng loạt vấn đề, trong đó có thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch, hợp tác quốc phòng, phối hợp chống tội phạm xuyên quốc gia cũng như những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.

Phát biểu tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì khẳng định Trung Quốc dành sự quan tâm lớn cho việc phát triển quan hệ với Philippines, sẵn sàng cùng Philippines duy trì các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị theo hướng ổn định và có lợi.

Theo ông Dương Khiết Trì, là hai quốc gia đang phát triển ở châu Á, Trung Quốc và Philippines có chung lợi ích trong nhiều vấn đề và phải có trách nhiệm thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Đáp lại, Ngoại trưởng Rosario khẳng định Philippines sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ song phương trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.

Chiều cùng ngày, ông Rosario cũng đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cao kết quả cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước, đồng thời khẳng định Trung Quốc đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với Philippines. Trung Quốc cam kết tiếp tục là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của Philippines.

Ông Rosario đang ở thăm Trung Quốc ba ngày từ 7-9/7 theo lời mời của ông Dương Khiết Trì./.

PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam

0 nhận xét

Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”. Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

tau hai giam

2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành “láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc “lớn tiếng” nhất. Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới – đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông – hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

day cap

Đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt ngày 26-5-2011

Bài xã luận nói Việt Nam “đe dọa”, “dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là “đe dọa” hay “dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.

Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11-6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam “dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, “nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại…” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt). Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11-6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là “người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa “nước lớn” và “nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương “tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa “trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế…, phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước… Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại. Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu “trùm chăn mà đánh” được! Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)? Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

lanh hai viet nam

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý ngày 26-5-2011

Bài xã luận đánh giá rằng, “Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Bắc Kinh” là đủ! Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: “mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi”. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Hoàng Trường


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam

0 nhận xét

Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”. Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

tau hai giam

2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành “láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc “lớn tiếng” nhất. Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới – đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông – hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

day cap

Đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt ngày 26-5-2011

Bài xã luận nói Việt Nam “đe dọa”, “dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là “đe dọa” hay “dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.

Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11-6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam “dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, “nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại…” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt). Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11-6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là “người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa “nước lớn” và “nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương “tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa “trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế…, phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước… Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại. Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu “trùm chăn mà đánh” được! Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)? Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

lanh hai viet nam

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý ngày 26-5-2011

Bài xã luận đánh giá rằng, “Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Bắc Kinh” là đủ! Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: “mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi”. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Hoàng Trường


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam

0 nhận xét

Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”. Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

tau hai giam

2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam, lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành “láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc “lớn tiếng” nhất. Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới – đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông – hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

day cap

Đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt ngày 26-5-2011

Bài xã luận nói Việt Nam “đe dọa”, “dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là “đe dọa” hay “dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ. Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.

Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11-6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam “dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, “nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại…” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt). Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11-6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là “người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa “nước lớn” và “nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương “tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa “trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế…, phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước… Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại. Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu “trùm chăn mà đánh” được! Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)? Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

lanh hai viet nam

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý ngày 26-5-2011

Bài xã luận đánh giá rằng, “Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Bắc Kinh” là đủ! Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: “mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi”. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Hoàng Trường


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

GS Đại học Hải quân Mỹ: Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế

0 nhận xét

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Peter Dutton

Giáo sư Peter Dutton phát biểu tại hội thảo

“UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.”

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm.”

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế “khai thác chung,” hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế./.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

GS Đại học Hải quân Mỹ: Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế

0 nhận xét

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Peter Dutton

Giáo sư Peter Dutton phát biểu tại hội thảo

“UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.”

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm.”

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế “khai thác chung,” hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế./.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt lo ngại tình hình Biển Đông

0 nhận xét

Liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt ngày 20/6 đã ra tuyên bố nói rằng những người bạn của Việt NamTrung Quốc quan ngại trước những sự việc gần đây ở Biển Đông.

Len Aldis

Ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt

Ông nêu rõ: “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Ông cho biết những người bạn của Việt NamTrung Quốc bày tỏ mong muốn vấn đề được giải quyết thông qua đàm phán trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn khác để mang lại mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trong khu vực Đông Nam Á./.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →