Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức cấp Nhà nước Sri Lanka

0 nhận xét

Đây là lần đầu tiên Nguyên thủ nước ta sang thăm chính thức Srilanka kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 41 năm.

19h ngày 13/10 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã tới thủ đô Colombo bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanca theo lời mời của Tổng thống Mahinda Rajapaksa.

Tổng thống Mahinda Rajapaksa đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay

Tổng thống Mahinda Rajapaksa đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân được tổ chức trọng thể tại sân bay với nghi thức trọng thị và mang đậm nét văn hóa truyền thống của Sri Lanka.

Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa và Phu nhân cùng các quan chức cao cấp của Chính phủ đón Chủ tịch nước ta và đoàn tại chân cầu thang máy bay. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước xuống máy bay trong tiếng trống truyền thống Sri Lanka chào mừng và được choàng một dải hoa dành đón khách quý.

Bắt tay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Mahinda Rajapaksa coi đây là một ngày lịch sử trọng đại trong quan hệ giữa hai đất nước, đặt mốc quan trọng đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Sri Lanka bước vào giai đoạn phát triển mới.

Trên đường tiến về vị trí danh dự, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân được những vũ công trong trang phục dân tộc chào đón bằng điệu múa truyền thống của Sri Lanka.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang duyệt đội danh dự

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang duyệt đội danh dự

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục danh dự. Quốc thiều Việt Nam và Srilanka vang lên trong 21 loạt đại bác chào mừng. Sau khi Chủ tịch nước duyệt đột danh dự, một lần nữa Quốc thiều Việt Nam được cử lên hùng tráng.

Theo chương trình, sáng 14/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mahinda Rajapaksa sẽ hội đàm về biện pháp củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Sri Lanka./.

Lê Huy Nam (Theo VOV)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát phòng chống lũ lụt tại một số tỉnh phía Nam

0 nhận xét

Ngày 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại Long An, Đồng Tháp và An Giang, những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do đợt lũ vừa qua.

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ đang gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất khu vực kênh Ba Ánh, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ đang gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất khu vực kênh Ba Ánh, xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự

Chiều 12/10, tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Long An nhằm đưa các giải pháp khắc phục hậu quả của lũ lụt.

Thủ tướng cho rằng, so với trận lũ lịch sử năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long, năm nay chúng ta cơ bản đạt được yêu cầu theo mục tiêu đề ra, nhất là đã hạn chế được số người chết và mất tích; nhà ở bị ngập lụt ở mức thấp hơn nhiều, đi liền với đó, diện tích lúa bị mất trắng cũng thấp hơn năm 2000; cụm tuyến dân cư vượt lũ được xây dựng ngày càng phát huy tác dụng.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên đã tích cực đối phó với lũ lụt, xây dựng cuộc sống an toàn, bền vững cho cư dân trong những năm qua theo phương châm “Sống chung với lũ”.

Nhận định tình hình lũ lụt ở các tỉnh trong vùng vẫn còn diễn biến phức tạp, đỉnh lũ vẫn ở mức cao…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các địa phương trong vùng hết sức quan tâm tới việc đảm bảo tính mạng của nhân dân, nhất là trẻ em, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình làm tốt công tác giữ trẻ, duy trì và mở rộng các điểm giữ trẻ ở khu dân cư nhằm hạn chế tốt đa thiệt hại về người. Cùng với đó, cần hết sức chú ý công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dạy và học, không để mưa lũ làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục-đào tạo.

Trong sản xuất, phải bảo vệ tối đa các diện tích lúa chưa bị ngập bằng cách tiếp tục gia cố hệ thống đê bao bảo vệ ruộng đồng, chống sạt lở tuyến đê xung yếu; chuẩn bị tốt nguồn vốn, giống cây trồng, vật nuôi để tái sản xuất sau mưa lũ.

Các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ, chăm lo đời tốt cho sống người dân trong vùng nhất là những gia đình có nhà bị ngập, những hộ nghèo, người neo đơn…

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ; quy hoạch lại sản xuất, xác định rõ vùng nào có thể sản xuất được 3 vụ, vùng nào thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu hệ thống cấp thoát nước cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđồng tình với kiến nghị

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận, thị xã Hồng Ngự

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận, thị xã Hồng Ngự

của các địa phương về việc Trung ương hỗ trợ kinh phí gia cố, làm bờ đập, đê trọng yếu; kinh phí hỗ trợ về giống, nguồn vốn đối với những diện tích gieo trồng lúa bị mất trắng; hỗ trợ cho các hộ nghèo có nhà bị ngập… Thủ tướng đề nghị các địa phương làm việc cụ thể với các bộ, ngành chức năng để có hướng xem xét và giải quyết.

Trước đó, sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi kiểm tra chung tình hình lũ lụt tại một số huyện của 3 tỉnh thuộc vùng lũ đầu nguồn là Long An, Đồng Tháp và An Giang.

Thủ tướng và đoàn công tác đã thị sát các cụm tuyến dân cư vượt lũ, các xã bị ngập sâu trong lũ ở thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu (An Giang) và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Tại thị xã Tân Châu, Thủ tướng đã động viên các chiến sỹ lực lượng vũ trang, dân phòng và nhân dân xã Tân An đang gia cố bờ đập bị sạt lở của kênh Bẩy Xã; thăm Trạm Y tế và Trường Tiểu học xã Phú Lộc.

Tại thị xã Hồng Ngự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra khu vực sạt lở một đoạn đê sông Tiền tại xã Long Thuận; kiểm tra cụm tuyến dân cư vượt lũ và tới thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất lúa của kênh Ba Ánh tại xã An Bình B.

PV

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

0 nhận xét

Ngay sau khi đến Hà Nội, sáng nay Thủ tướng Angela Merkel đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với mục đích tăng cường hợp tác song phương. Bà Merkel từng nhiều năm được bình chọn là “Phụ nữ quyền lực nhất thế giới”.

Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay

Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay

Tháp tùng Thủ tướng Merkel là phái đoàn hùng hậu gồm 27 quan chức cấp cao của chính phủ Đức, 15 đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu của cường quốc kinh tế số một châu Âu, 21 phóng viên báo đài cùng 5 đại biểu quốc hội thuộc 5 đảng khác nhau trên chính trường Đức.

Sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Thủ tướng Merkel sẽ hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cùng ký kết các văn kiện. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel sẽ cùng nhà lãnh đạo Việt Nam bàn về các vấn đề hợp tác chính, gồm: chính trị và chiến lược; thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Thủ tướng Đức Angela Merkel

Sau đó bà Merkel hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Đức sẽ thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám và nhà máy dược B.Braun, trước khi tới thăm đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Bà Merkel cũng dành thời gian để gặp gỡ những người Việt Nam từng học tập và làm việc tại nước Đức, đại sứ quán tại Hà Nội cho biết.

Sáng 12/10, thủ tướng Đức bay vào thành phố Hồ Chí Minh để dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức. Chiều cùng ngày, bà Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.

Đức là đối tác thương mại trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam lao động và học tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra, có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm. Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975.

Phan Lê (Theo Vnexpress)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

0 nhận xét

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị.

Cùng dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự hội nghị Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp

Hội nghị đã nghe công bố quyết định số 39 của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011-2016. Theo quyết định 39 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương gồm 15 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm Trưởng ban.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Thị Thu Ba, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Quyền làm Phó Trưởng ban. Trong đó, bà Lê Thị Thu Ba làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Hội nghị cũng đã nghe công bố Quy định số 40 của Bộ Chính trị quy định về nhiệm vụ quyền hạn chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Các đại biểu cũng đã nghe và cho ý kiến về dự thảo quyết định phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo cùng quyết định kiện toàn Ban thư ký, thông qua chương trình làm việc năm 2011.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh các cơ quan tư pháp là bộ phận trong hệ thống pháp quyền Việt Nam, hoạt động của Ban Chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.

Chủ tịch nước yêu cầu các thành viên phụ trách lĩnh vực liên quan sớm có chương trình hoạt động cụ thể, trên tinh thần khẩn trương, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 49, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 về cải cách tư pháp.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011- 2016 (Ảnh: TH)

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2011- 2016 (Ảnh: TH)

Căn dặn bộ phận thường trực và ban thư ký của Ban Chỉ đạo những nội dung cần lưu ý triển khai trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của công tác cải cách tư pháp là tích cực tham gia phối hợp để đẩy nhanh việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn nhiệm kỳ tới, chương trình hoạt động toàn khóa của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ góp phần thiết thực đổi mới hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hội nhập./.

Nguyễn Anh

(Theo TDQ)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ ba

0 nhận xét

Sáng 3-10, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã khai mạc phiên họp thứ ba. Ðến dự, có đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Ðảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, và các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp; Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ, cùng đại diện Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và một số bộ, ngành hữu quan.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

Khai mạc phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ QH tiếp tục xem xét, cho ý kiến về những nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII sẽ được khai mạc vào ngày 20-10 này. Ðây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, trong đó QH sẽ quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012; kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về các báo cáo năm 2011 của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; cho ý kiến về 10 dự án luật, trong đó có bốn dự án dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII, sáu dự án QH cho ý kiến lần đầu; cho ý kiến về Chương trình hoạt động giám sát của QH, Ủy ban Thường vụ QH năm 2012 và Chương trình làm việc của kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII.

Ngay sau khai mạc, Ủy ban Thường vụ QH đã nghe và thảo luận các báo cáo công tác năm 2011 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (bao gồm cả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân); báo cáo của Chính phủ về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; công tác thi hành án; báo cáo về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2011.

PV

(Theo baomoi)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phú Yên: 6.000 sinh viên “Góp đá xây Trường Sa”

0 nhận xét

Sáng 3/10, Trường Đại học Xây dựng miền Trung, tỉnh Phú Yên đã tổ chức vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên hưởng ứng hoạt động “Góp đá xây Trường Sa”.

Các bạn sinh viên hưởng ứng hoạt động vì Trường Sa.

Các bạn sinh viên hưởng ứng hoạt động vì Trường Sa.

Sau lễ phát động, toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và gần 6.000 học sinh, sinh viên của trường đồng loạt soạn tin nhắn: “truong sa” gửi tới Tổng đài 1408.

Hoạt động góp một viên đá để xây dựng Trường Sa đang diễn ra sôi nổi trong cả nước, qua đó thể hiện tình yêu đất nước của mỗi người.

Đây cũng là dịp các bạn trẻ thể hiện vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dịp này, đại diện Báo Tuổi Trẻ đã trao Huy hiệu “Góp đá xây Trường Sa” cho Ban Giám hiệu và Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường Đại học Xây dựng miền Trung.

Nam Minh

(Theo chinhhpu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Bão tiến gần bờ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 110km

0 nhận xét

Hồi 4 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 110km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Vị trí và đường đi của bão số 6

Vị trí và đường đi của bão số 6

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km. Đến 4 giờ ngày 5/10, vị trí tâm bão ở trên phần phía Bắc vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, cách bờ biển Hà Tĩnh – Đà Nẵng khoảng 190km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 4 giờ ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía tây khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 6 ở Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Cao Phong

(Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Hơn 413 nghìn bài tham dự cuộc thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”

0 nhận xét

Tính đến 17h00 ngày 30/9, Ban Tổ chức Cuộc thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” thành phố Hà Nội đã thu được 413.111 bài dự thi, trong đó có hơn 660 bài thi được trình bày công phu, chất lượng.

Một số bài thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” ấn tượng của tuổi trẻ Thủ đô

Một số bài thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” ấn tượng của tuổi trẻ Thủ đô

Tại buổi hội thu tổ chức vào ngày 03/10, Ban Tổ chức cuộc thi đánh giá, mỗi bài thi là một tấm lòng, thể hiện tình cảm đối với Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Trong đó nhiều bài thi được trình bày bằng các mô hình độc đáo, sưu tầm hình ảnh phong phú, nhiều tư liệu quý hiếm. Câu luận số 5 được các thí sinh thể hiện sâu sắc bằng những cảm xúc, tình cảm trân trọng dành cho đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngoài 5 câu hỏi của cuộc thi, rất nhiều thí sinh đã trình bày thêm những hiểu biết khác nhằm tôn vinh các giá trị lịch sử của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Nhiều ý tưởng hay, độc đáo đã được các thí sinh dày công thể hiện như bài dự thi của Đoàn Thanh niên trường Đại học Lao động Xã hội, trường THCS Đoàn Thị Điểm (Từ Liêm, Hà Nội) làm bài dự thi dựa trên mô hình thuyền buồm với chất liệu tre, giấy, vải; bài dự thi của với sa hình, biểu đồ của trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình); bài dự thi của đồng chí Nguyễn Đức Tiến (Cán bộ ban Tuyên giáo Thành đoàn) thể hiện bài thi trên mô hình chiếc “Tầu không số” làm từ chất liệu fomec chịu lực, kích thước lớn…

Kết quả, Ban tổ chức đã thống nhất lựa chọn các giải thưởng gồm 1 giải đặc biệt, 01 giải nhất, 03 giải nhì, 05 giải ba, 10 giải khuyến khích, 01 giải thí sinh nhỏ tuổi nhất, 01 giải thí sinh cao tuổi nhất, 01 giải cho người nước ngoài có bài dự thi chất lượng… 10 giải phong trào dành cho các đơn vị có bài dự thi nhiều nhất, chất lượng nhất cũng sẽ được trao.

Minh Châu

(Theo ĐCS)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Hơn 413 nghìn bài tham dự cuộc thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”

0 nhận xét

Tính đến 17h00 ngày 30/9, Ban Tổ chức Cuộc thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” thành phố Hà Nội đã thu được 413.111 bài dự thi, trong đó có hơn 660 bài thi được trình bày công phu, chất lượng.

Một số bài thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” ấn tượng của tuổi trẻ Thủ đô

Một số bài thi “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển” ấn tượng của tuổi trẻ Thủ đô

Tại buổi hội thu tổ chức vào ngày 03/10, Ban Tổ chức cuộc thi đánh giá, mỗi bài thi là một tấm lòng, thể hiện tình cảm đối với Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Trong đó nhiều bài thi được trình bày bằng các mô hình độc đáo, sưu tầm hình ảnh phong phú, nhiều tư liệu quý hiếm. Câu luận số 5 được các thí sinh thể hiện sâu sắc bằng những cảm xúc, tình cảm trân trọng dành cho đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngoài 5 câu hỏi của cuộc thi, rất nhiều thí sinh đã trình bày thêm những hiểu biết khác nhằm tôn vinh các giá trị lịch sử của đường Hồ Chí Minh trên biển.

Nhiều ý tưởng hay, độc đáo đã được các thí sinh dày công thể hiện như bài dự thi của Đoàn Thanh niên trường Đại học Lao động Xã hội, trường THCS Đoàn Thị Điểm (Từ Liêm, Hà Nội) làm bài dự thi dựa trên mô hình thuyền buồm với chất liệu tre, giấy, vải; bài dự thi của với sa hình, biểu đồ của trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình); bài dự thi của đồng chí Nguyễn Đức Tiến (Cán bộ ban Tuyên giáo Thành đoàn) thể hiện bài thi trên mô hình chiếc “Tầu không số” làm từ chất liệu fomec chịu lực, kích thước lớn…

Kết quả, Ban tổ chức đã thống nhất lựa chọn các giải thưởng gồm 1 giải đặc biệt, 01 giải nhất, 03 giải nhì, 05 giải ba, 10 giải khuyến khích, 01 giải thí sinh nhỏ tuổi nhất, 01 giải thí sinh cao tuổi nhất, 01 giải cho người nước ngoài có bài dự thi chất lượng… 10 giải phong trào dành cho các đơn vị có bài dự thi nhiều nhất, chất lượng nhất cũng sẽ được trao.

Minh Châu

(Theo ĐCS)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Những viên đá đầu tiên đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa

0 nhận xét

Sau ba ngày thi công liên tục, chiều 2-10 những viên đá đầu tiên của bạn đọc ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” đã nhô lên khỏi mặt biển ở Trường Sa. Những dãy san hô chìm ở gần đảo Đá Tây đã thành đảo nổi.

Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Khu vực đảo chìm ở đảo Đá Tây, nơi xây dựng công trình “Góp đá xây Trường Sa”, nay đã nổi nhờ những viên đá của bạn đọc

Tranh thủ những ngày nắng đẹp, trước khi bị ảnh hưởng gió mùa và hoàn lưu bão số 6, ban chỉ huy công binh khung xây dựng đảo Đá Tây thuộc trung đoàn 131, Quân chủng Hải quân quyết định chia thành nhiều ca thay nhau làm việc. Mỗi ca sáu chiến sĩ với bốn chiếc xuồng máy liên tục hoạt động hết công suất.

Thuyền trưởng tàu Trường Sa 21, đại úy Nguyễn Tiến Dũng quyết định hỗ trợ công binh bằng cách thả hai xuồng máy công suất lớn của tàu tình nguyện tham gia kéo đá. Ba thuyền phó tàu Trường Sa 21 ngoài nhiệm vụ trực canh tàu, các anh còn đảm nhiệm luôn việc lái xuồng chở đá từ tàu vào nơi tập kết. Toàn bộ cán bộ chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 dừng mọi công việc cùng tham gia bốc đá hộc, đá chẻ chuyển qua ben cẩu và đưa xuống xuồng công binh.

Đảo Đá Tây những ngày qua là một công trường nhộn nhịp. Từng đoàn xuồng máy liên tục lướt sóng thay nhau chở đá vào đảo. Bên trên những chiến sĩ công binh thay nhau bốc dỡ những viên đá thả xuống mặt biển xanh. Những chiếc găng tay thấm nước mặn và bắt đầu bị bào mòn do ma sát liên tục với đá. Những đôi tay tím tái vì nước biển. Đến cuối chiều qua đã có hơn 100 lượt xuồng máy liên tục kéo đá từ tàu vào điểm xây dựng. Hơn 4.000 viên đá chẻ và hàng trăm ngàn viên đá hộc đã được đưa xuống biển để xây đảo.

Đảo chìm đã nổi giữa biển trời Trường Sa. Không giấu được nỗi vui mừng, những chiến sĩ trẻ đã lao thẳng từ gian nhà tạm bơi ra nơi mỏm đá nhô lên ngồi đùa sóng. Nhiều người đã nằm ngửa ngay trên gò đá nhô đầy gai góc mà hít thở.

Kỹ sư trẻ của Học viện Kỹ thuật quân sự Đại Quang Trung, người trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật thi công công trình này, tâm sự: “Dù biết rõ từng chi tiết của công trình trên bản vẽ, tất cả anh em kỹ thuật đều ngóng những viên đá nhô lên khỏi mặt nước. Bởi đó là tim chính của công trình, là cơ sở để tính toán thêm các số liệu thi công. Công trình trên biển có nhiều khác biệt và rất khó khăn”.

TẤN VŨ

(Theo tuoitre)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Tạp chí Science: Sẽ không đăng bài viết có “đường lưỡi bò”

0 nhận xét

Tạp chí Khoa Học (Science Journal) số ra ngày 30-9 thông báo từ nay sẽ không đăng bài viết nào có “đường lưỡi bò” mà người viết đưa vào nữa sau khi nhận được những ý kiến phản đối của các học giả Việt Nam.

    Phần “Ghi chú của ban biên tập” được đăng tải trên tạp chí Science liên quan tới bản đồ có đường lưỡi bò sai trái của nhà khoa học Trung Quốc

Phần “Ghi chú của ban biên tập” được đăng tải trên tạp chí Science liên quan tới bản đồ có đường lưỡi bò sai trái của nhà khoa học Trung Quốc

Từ Phần Lan, TS Lê Văn Út, hiện đang giảng dạy tại khoa toán Đại học Oulu, email cho Tuổi Trẻ biết sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt Nam về “đường lưỡi bò” phi pháp mà tác giả Trung Quốc đã sử dụng trong bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai (China’s demographic history and future challenges) ngày 29-7-2011, có trích dẫn tại [X. Peng, Science 333, 581 (2011)], tạp chí Science đăng tải ý kiến của mình trên mục Ghi chú của ban biên tập. Nội dung như sau:

Trung Quốc mất cơ hội lợi dụng khoa học

“Bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai trong số ra ngày 29-7, hình ảnh 1, phần Dân số đã có bản đồ của Nam Hải (biển Đông). Chúng tôi được biết một số độc giả đã diễn giải việc đăng tải bản đồ này là một tuyên bố của Science về đường biên giới lãnh hải được vẽ trên hình. Điều này là không đúng.

Quan điểm của Science, được ghi trên đầu trang của mỗi ấn bản, nêu rõ: “Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science – kể cả bình luận, tin tức, xã luận, điểm sách – được ký tên và thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, và không phải là quan điểm chính thức của Hiệp hội Khoa học tiên tiến của Mỹ (AAAS) hay của các cơ quan nghiên cứu của các tác giả liên quan. Science không đưa ra quan điểm liên quan đến đòi hỏi về quyền tài phán tại khu vực lãnh hải trong bản đồ. Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không tỏ ra ủng hộ hay có quan điểm trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ/tài phán”.

Đường link phần ghi chú này có thể tìm thấy tại http://utvle.files.wordpress.com/2011/10/science-2011-1824.pdf.

TS Út nhận định: “Như vậy sắp tới Trung Quốc sẽ không thể lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam nữa. Bởi lẽ khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học)”.

“Một trả lời không thỏa đáng”

Tuy nhiên, từ Úc, GS.TS Nguyễn Văn Tuấn thuộc Viện Garvan cũng cho Tuổi Trẻ biết ông và nhiều đồng nghiệp khác trong và ngoài Việt Nam đã thông tin cho tạp chí Science về việc làm sai trái của nhà khoa học Trung Quốc. Nhưng sau khi nhận được những ý kiến phản đối này, việc tạp chí Science thông tin lại với độc giả như vậy “là một cách trả lời không thỏa đáng”.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi nêu vấn đề khoa học, sai sót của bài báo, chứ không hỏi quan điểm của tạp chí Science là ủng hộ hay không ủng hộ đối với quan điểm của các bên về vấn đề trên biển Đông. Chúng tôi đã chỉ ra đây là một bản đồ vi phạm khoa học, không được tổ chức nào công nhận. Do đó, nếu một tạp chí khoa học đăng tải vấn đề như vậy là vi phạm đạo đức khoa học”.

Ông Tuấn cho rằng việc quan trọng tiếp theo là các nhà khoa học cần ngăn chặn những hiện tượng xuất bản sai trái tương tự trên các ấn phẩm quốc tế.

Trước đó, tháng 6-2011, tạp chí khoa học quốc tế Quản lý chất thải (Journal of Waste Management) đã tỏ ra sòng phẳng với độc giả hơn khi thông báo đính chính về việc đã đăng tải bài viết có kèm hình bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

Đích thân tổng biên tập, GS.TS Raffaello Cossu, khoa công nghệ môi trường Đại học Padova (Ý), đã thừa nhận sai sót của tạp chí sau khi các nhà khoa học Việt Nam cùng lên tiếng phản đối tấm bản đồ có đường lưỡi bò minh họa cho bài viết Thu gom phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn: một phân tích so sánh của các tác giả Trung Quốc trong số ra ngày 19-4-2011.

KHỔNG LOAN

(Theo tuoitre)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Tiến sĩ Dương Danh Huy: Cần chủ động ngăn chặn “đường lưỡi bò”

0 nhận xét

Việc người Trung Quốc đưa bản đồ thể hiện yêu sách đường lưỡi bò lên các ấn phẩm khoa học quốc tế, chẳng hạn các tạp chí Science và Nature, được hiểu là một phần của kế hoạch độc chiếm biển Đông. Tiến sĩ Dương Danh Huy trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này.

* Theo ông, tại sao một tạp chí uy tín như Science lại đăng bản đồ như vậy? Phải chăng đội ngũ bình duyệt của họ không biết về tranh chấp biển Đông?

Người bình duyệt cho một bài trên Science là những chuyên gia trong lãnh vực của bài đó chứ không nhất thiết am tường về tranh chấp lãnh thổ. Khả năng là họ từng nghe đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng khó đòi hỏi họ quen thuộc với những tranh chấp này, hay nhất là đòi hỏi họ tự thấy ngay ý nghĩa của các bản đồ lưỡi bò. Vì vậy, tôi nghĩ đó là do sơ suất.

    Bản đồ có đường lưỡi bò (ảnh nhỏ) của Trung Quốc đăng trên tạp chí Nature ngày 2.9.2010 - Ảnh: Chụp lại từ Nature

Bản đồ có đường lưỡi bò (ảnh nhỏ) của Trung Quốc đăng trên tạp chí Nature ngày 2.9.2010 - Ảnh: Chụp lại từ Nature

Vào năm 2008, ngay cả Hội đồng Olympic quốc tế, một cơ quan đáng lẽ phải có kiến thức về quan hệ quốc tế và tuyệt đối trung lập về tranh chấp lãnh thổ, cũng sơ suất để Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò lên bản đồ rước đuốc Olympic.

Nhưng bản thân chúng ta, bao gồm người dân và Nhà nước, là những người có trách nhiệm chính. Mình muốn người ta biết thì mình phải nói.

* Theo ông , vệc đăng bản đồ có đường lưỡi bò trên các tạp chí khoa học quốc tế như vậy gây ra cho Việt Nam (và cả những nước liên quan khác) những hiểm họa gì?

Việc gửi bản đồ có đường lưỡi bò đến các tạp chí khoa học không đơn giản là một chiến thuật mới mà là hệ quả tất nhiên từ chính sách có tính toán của Trung Quốc.

Thứ nhất, cách đây vài năm, nếu tôi nhớ không lầm thì là 2007, Trung Quốc ra chỉ thị tất cả các bản đồ Trung Quốc phải có đường lưỡi bò. Như vậy, khi một nhà khoa học dùng bản đồ Trung Quốc cho công trình của mình thì khả năng là nó sẽ có đường lưỡi bò.

Thứ nhì, chính sách của Trung Quốc là quảng bá cho đường lưỡi bò. Ví dụ năm 2008, Trung Quốc đã cho đường lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic, và anh Lê Minh Phiếu, một người được chọn rước đuốc, đã viết thư đến Hội đồng Olympic quốc tế để phản đối. Trong một số quả địa cầu của các nhà xuất bản Âu, Mỹ thì các nhà gia công Trung Quốc cũng chèn đường lưỡi bò vào. Như vậy, việc Trung Quốc lạm dụng các kênh học thuật nói riêng, hay tất cả những kênh khác, để quảng bá đường lưỡi bò là việc chúng ta phải biết là sẽ xảy ra.

Trước hết, những điều Trung Quốc làm là nhằm bình thường hóa đường lưỡi bò, vốn là một thứ bất thường và vô lý, trong nhận thức của thế giới. Thứ nhì, Trung Quốc sẽ nói rằng những ấn phẩm với đường lưỡi bò là sự công nhận của thế giới, và nói rằng không phản đối là thừa nhận. Thứ ba, chiến lược của Trung Quốc là chiếm biển Đông bằng kiểm soát trên thực tế, và quảng bá đường lưỡi bò sẽ góp phần tạo ấn tượng là Trung Quốc có kiểm soát trên thực tế. Tất cả những điều này đều có hại cho Việt Nam.

* Chúng ta phải làm gì để chặn việc quảng bá đường lưỡi bò trên các ấn phẩm và phương tiện khác ở tầm quốc tế? Hay chỉ đơn giản là “săn tìm” và lên tiếng?

Chúng ta phải xây dựng cơ sở hạ tầng để “phòng cháy”, “phát hiện”, và “chữa cháy”. “Phát hiện” thì chúng ta có gần 100 triệu người Việt trong nước và nhiều triệu người ở nước ngoài. Sau khi “phát hiện” thì cách “chữa cháy” hiệu nghiệm nhất là một cơ quan có thẩm quyền viết thư yêu cầu chỉnh sửa thông tin sai trái. Song song đó, cơ quan này phải “phòng cháy” bằng cách lưu ý đối tượng về rủi ro liên quan tới thông tin sai trái và nguyên tắc xử lý.

Cơ sở hạ tầng cho công việc trên chỉ cần một website hay địa chỉ e-mail và một vài nhân viên làm bán thời gian cho cơ quan nói trên để yêu cầu chỉnh sửa những thông tin sai trái. Ngoài ra, chúng ta phải “phòng cháy” rộng rãi hơn bằng cách nâng cao ý thức và kiến thức trên thế giới về Hoàng Sa, Trường Sa, về tranh chấp biển Đông.

Đỗ Hùng

(Theo Thanhnien)


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →