Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu chỉ đạo khảo sát an ninh mạng các báo điện tử

0 nhận xét

Tại Thông báo số 167/TB-VPCP ban hành ngày 13/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các đơn vị chuyên môn về an ninh mạng tiến hành khảo sát, đánh giá sự an toàn và mất an toàn của các báo điện tử, các trang thông tin điện tử của các báo thuộc các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.

Kết quả khảo sát được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30/8/2011.

Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn các cơ quan liên quan triển khai ngay các giải pháp khả thi để nâng cao độ an toàn của các báo điện tử, có kế hoạch khắc phục sự cố hiệu quả.

Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống báo chí giai đoạn 2011 - 2015.

Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống báo chí giai đoạn 2011 - 2015.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số và Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các Bộ, cơ quan liên quan sớm hoàn thiện, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực lĩnh vực báo chí đến năm 2020. Chủ động phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo báo chí và các cơ quan báo chí, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ những người làm báo về lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các cơ quan chủ quản báo chí cần chủ động xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống báo chí của mình trong giai đoạn 2011-2015, đảm bảo sự gắn kết hài hòa và phù hợp giữa quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành mình với quy hoạch, chiến lược phát triển chung của lĩnh vực thông tin – truyền thông.

Các cơ quan báo chí cần tạo điều kiện và cơ chế khuyến khích phóng viên gắn bó với thực tiễn cuộc sống, bám sát địa phương, cơ sở để kịp thời phát hiện, tích cực tuyên truyền, cổ vũ, nhân rộng các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt và phản ánh trung thực, với ý thức xây dựng các kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; đồng thời kiên quyết lên án, phê phán và đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

Các cơ quan báo chí cũng cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng số báo, từng ấn phẩm, từng chương trình, nhằm bảo đảm thông tin, tuyên truyền thường xuyên, liên tục, chính xác và có hệ thống về các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, về các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội.

Đức Nam


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu khảo sát máy tính của học sinh, sinh viên, giáo viên

0 nhận xét

Phiên họp diễn ra chiều 13/7 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo. Xây dựng nhiều phương án tài chính phù hợp với học sinh, sinh viên nghèo, chương trình đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2011-2017 sẽ phân phối khoảng 1 triệu máy tính xách tay giá rẻ.

Ý tưởng về chương trình này với tên gọi “Máy tính xách tay kết nối băng thông rộng cho học sinh, sinh viên” được Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày tại phiên họp giao ban thường kỳ quý II/2011 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT nhanh chóng khảo sát nhu cầu máy tính cũng như khả năng chi trả của học sinh, sinh viên, giáo viên.

Trong 5 năm qua, tại Việt Nam đã có một số dự án, chương trình máy tính giá rẻ, ưu đãi cho nhiều đối tượng như thanh niên, học sinh, sinh viên hay các đối tượng ở nông thôn do các cơ quan, đơn vị khác nhau tổ chức.

Có thể kể đến dự án “1 triệu máy tính cá nhân giá rẻ dành cho cộng đồng” của liên minh G6 (bao gồm các công ty Ben, Mai Hoàng, Vĩnh Trinh, máy tính Hà Nội, Trần Anh và Phúc Anh) hay thương hiệu máy tính giá rẻ mang tên “Thánh Gióng” của các hãng FPT, CMS. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn khác nhau nên các dự án nói trên chưa thực sự thành công.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, dự án máy tính giá rẻ này mang tính nhân văn cao và sẽ đem lại hiệu quả lớn, song có quy mô lớn, việc triển khai đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

Chương trình đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2011-2017 sẽ phân phối khoảng 1 triệu máy tính xách tay tới học sinh, sinh viên. Dự án sẽ xây dựng nhiều phương án tài chính phù hợp để các em học sinh, sinh viên nghèo dễ dàng tiếp cận với máy tính giá rẻ.

Cấu hình máy tính xách tay giá rẻ dự kiến sẽ có đầy đủ hệ điều hành, phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác theo hướng nguồn mở hoặc các phần mềm có bản quyền. Học sinh, sinh viên tham gia chương trình khi mua 1 máy tính xách tay của dự án sẽ được tặng kèm 1 USB 3G hỗ trợ truy cập Internet.

Kinh phí để thực hiện chương trình có thể huy động từ các nguồn như Quỹ Viễn thông công ích, tài trợ từ các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp, vốn vay ODA và các nguồn khác.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra việc ứng dụng CNTT tại Bình ĐỊnh

Phát biểu tại buổi giao ban, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, sản phẩm máy tính giá rẻ cần đáp ứng, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu giảng dạy, học tập, quản lý giáo dục và giải trí lành mạnh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia nhanh chóng điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng máy tính cũng như khả năng chi trả của học sinh, sinh viên, giáo viên, từ đó đáp ứng được nhu cầu thực tế của các đối tượng này.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị trong quý III/2011, Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin tập trung rà soát Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông và chương trình phát triển nguồn nhân lực cao của quốc gia.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời chú trọng công tác bảo mật an toàn, an ninh mạng cho các Cổng thông tin điện tử, các website của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo về vệ sinh ATTP

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có văn bản đồng ý thay đổi 2 thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Theo đó, Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thay bà Ngô Thị Thanh Hằng; ông Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thay ông Hà Phúc Mịch, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Quyết định 408/QĐ-TTg ngày 31/3/2009, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đảm nhiệm. Phó Trưởng Ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp trong quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP.

Ban Chỉ đạo còn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về vệ sinh ATTP. Trường hợp công tác vệ sinh ATTP có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng, Ban Chỉ đạo cần kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.

Quốc Hà


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Viện Khoa học xã hội Việt Nam

0 nhận xét

Chiều nay 12/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác đã thăm và làm việc với Viện Khoa học xã hội Việt Nam; kiểm tra tình hình hoạt động khoa học công nghệ của Viện giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển khoa học giai đoạn 2011-2015.

 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Trong giai đoạn 2006-2010, Viện triển khai đồng bộ và toàn diện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về khoa học xã  hội, khoa học nhân văn và quan hệ quốc tế.

Các kết quả nghiên cứu của Viện góp phần làm rõ hơn bản chất và đặc trưng của CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; hệ quan điểm phát triển bền vững theo định hướng XHCN của đất nước giai đoạn 2011-2020; mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…

Trong giai đoạn này, Viện đã thực hiện thành công dự án hợp tác quốc tế “Hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam  và Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào”.

Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và tư vấn chính sách của Viện giai đoạn 2006-2010 có bước chuyển biến tích cực về chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của Viện vẫn là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các cán bộ đầu ngành đều tuổi cao. Chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ khác chưa thực sự hấp  dẫn cán bộ trẻ về Viện. Các mức chi cho cho nghiên cứu khoa học vẫn còn mang tính hành chính.

Cơ sở vật chất tuy được cải thiện nhưng vẫn thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu của Viện.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, trong giai đoạn tới Viện Khoa học xã hội Việt Nam cần nghiên cứu và cụ thể hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước.

Đồng thời, Viện phải vừa nghiên cứu những vấn đề mới để cung cấp những luận cứ khoa học cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Các viện thuộc khối Khoa học xã hội và  nhân văn cần tập trung nghiên cứu để cụ thể hóa các nội dung và giải pháp chiến lược, đặc biệt là một số nội dung và giải pháp đột phá đã được Đại hội XI của Đảng quyết định để thực hiện phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, Viện cần xây dựng chương trình cụ thể để thu hút đội ngũ các nhà khoa học trẻ, giải quyết khó khăn về nguồn nhân lực bởi hiện nay, chất lượng đầu vào của ngành Khoa học xã hội còn yếu do chế độ đãi ngộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, Viện cũng cần chú trọng quản lý, đánh giá đầu ra chất lượng các sản phẩm nghiên cứu.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc với Viện Khoa học công nghệ Việt Nam

0 nhận xét

Tiếp tục chương trình khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động khoa học công nghệ, hôm nay 12/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm và làm việc với Viện Khoa học công nghệ Việt Nam

Ông Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, hiện nay Viện đang quản lý 32 viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có 25 viện nghiên cứu quốc gia.

nguyen-thien-nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các cán bộ, lãnh đạo Viện Khoa học công nghệ Việt Nam

Trong năm 5 qua, Viện  đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ có giá trị trên các lĩnh vực, từ nghiên cứu cơ bản kết hợp với đào tạo nhân lực trình độ cao, kết quả điều tra cơ bản, đến các nghiên cứu phát triển các công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin, tự động hóa và công nghệ vũ trụ, khoa học công nghệ vật liệu, năng lượng, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Phó Thủ  tướng đề nghị trong thời gian tới Viện tiếp tục tăng cường hơn nữa số lượng, chất lượng các công trình khoa học làm nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ của Viện, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai theo các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia như chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, chương trình khoa học công nghệ vũ trụ, chương trình biến đổi khí hậu…

Trước một số kiến nghị của Viện như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài…, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu,  tháo gỡ khó khăn để Viện phát huy hiệu quả nhất vai trò của mình.

Phó Thủ tướng cũng tán thành với quan điểm trong thời gian tới nhà nước sẽ quan tâm và đặt hàng, giao nhiệm vụ, giao chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ lớn của nhà nước cho Viện thực hiện.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc với Viện Toán học

0 nhận xét

Hôm nay 12/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm và làm việc với Viện Khoa học công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ông Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, hiện nay Viện đang quản lý 32 viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có 25 viện nghiên cứu quốc gia.

nguyen-thien-nhan-

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Toán học

Trong năm 5 qua, Viện  đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ có giá trị trên các lĩnh vực, từ nghiên cứu cơ bản kết hợp với đào tạo nhân lực trình độ cao, kết quả điều tra cơ bản, đến các nghiên cứu phát triển các công nghệ trọng điểm như công nghệ thông tin, tự động hóa và công nghệ vũ trụ, khoa học công nghệ vật liệu, năng lượng, phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

Phó Thủ  tướng đề nghị trong thời gian tới Viện tiếp tục tăng cường hơn nữa số lượng, chất lượng các công trình khoa học làm nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ của Viện, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai theo các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia như chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, chương trình khoa học công nghệ vũ trụ, chương trình biến đổi khí hậu…

Trước một số kiến nghị của Viện như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài…, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu,  tháo gỡ khó khăn để Viện phát huy hiệu quả nhất vai trò của mình.

Phó Thủ tướng cũng tán thành với quan điểm trong thời gian tới nhà nước sẽ quan tâm và đặt hàng, giao nhiệm vụ, giao chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ lớn của nhà nước cho Viện thực hiện.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thăm các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam là Viện Toán học, Viện Vật lý địa cầu.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Philippines đề xuất Liên hợp quốc phân xử tranh chấp ở biển Đông

0 nhận xét

Hãng Reuters ngày 11/7 đưa tin, Philippines đang đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) phân xử tranh chấp ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila cũng cho hay, ông đã nêu ý tưởng này với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua tòa án quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước của LHQ về Luật Biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không?”.

Albert del Rosario

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Được biết, trước khi thăm Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Philippines trong đó có Ngoại trưởng Alber del Rosario và Tổng thống Benigno Aquino từng khẳng định lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng các nước nên cùng hợp tác, thăm dò tài nguyên tại các khu vực tranh chấp này để bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bính Đức cho biết ông và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen đã thảo luận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông.

PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Con đường Nam quốc sơn hà Kỳ 3: Khi bộ đội thời bình hóa “Bộ đội Trường Sơn”

0 nhận xét

Kỳ 3: Khi bộ đội thời bình hóa “Bộ đội Trường Sơn”

Trên đường tuần tra biên giới đang mở, bên cạnh mái đầu hoa râm của những người lính từng mở đường trong những năm chống Mỹ, hầu hết là những gương mặt trẻ. Họ đã lớn lên như lửa thử vàng, như “rõ mình” hơn ở nơi còn in bóng dáng một thời thế hệ cha anh “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”…

Những vùng đất “đệ nhất khổ”

Chỉ nhìn nước da đen sạm, bộ quân phục loang lổ vết muối mồ hôi trong cái nắng bỏng rát Tây Nguyên cũng đủ biết Thượng úy Đặng Văn Tuấn, 33 tuổi, quê Hải Phòng, chỉ huy trưởng công trường Công ty 145 (Binh đoàn 12) tại xã Đắc Long, huyện Đắc Glây (Kon Tum) phải lăn lộn với con đường này ra sao. Đã bốn năm rồi, anh và đồng đội mở núi để làm đường trên bình độ 1500m. Chỉ có 8km đường mà họ đã phải đào tới hơn 1,2 triệu mét khối đất đá trong 2 năm qua. Về thăm vợ vừa sinh đứa con đầu lòng được 3 ngày thì Tuấn khoác ba lô vào Kon Tum nhận nhiệm vụ. Anh đã có tới hai lần thoát chết trong gang tấc. Lần đầu đi nhận tuyến, cả nhóm như đàn khỉ leo lên vách đá cheo leo. “Rắc”, mỏm đá Tuấn bám trượt vỡ, anh lăn xuống, nghĩ mình chắc chết thì may bám vào được một dây leo. Lần khác, Tuấn ở lại trực Tết trên công trường năm 2009. Chiều mồng 2 Tết, xa nhà, buồn tê tái, anh em rủ nhau ra làm… khai xuân và cũng để vơi đi nỗi buồn. Tuấn cùng cậu Hiệp lên đỉnh dốc nổ mìn phá đá. Hai anh em đã đào một công sự ẩn nấp. “Ầm”, “ục, ục, ục”, đá từ trên đỉnh lũ lượt lăn xuống. “Chạy mau”, Tuấn chỉ vội hét lên rồi kéo Hiệp nhảy khỏi công sự. Cả hai nhanh trí nhìn thấy cái máy đào đỗ gần đó, vội vàng chui vào gầu máy lánh nạn. “Binh!” – tảng đá khổng lồ lao thẳng đè lên gầu máy đào rồi khựng lại. Suốt chiều hôm ấy, anh em đào bới mới đẩy được đá, cứu hai người ra. Nếu không có cái máy đào, có lẽ cả hai đã tan xương nát thịt.

bua com trua

Bữa cơm của công nhân trẻ tại Kon Tum trong những ngày mưa thiếu thực phẩm.

28 tuổi, Trung úy Phạm Văn Tuấn là phó giám đốc xí nghiệp trẻ nhất của Công ty xây dựng Lũng Lô. Ngày 1-6-2009, Tuấn vừa nhận quyết định bổ nhiệm chức phó giám đốc thì nhận lệnh gói ghém ba lô đi làm đường tuần tra biên giới. Nhanh đến mức, anh cũng chưa biết con đường này nó hình thù ngang dọc ra sao. Và rồi, nơi anh tới là một xứ “khỉ ho cò gáy”: Gói thầu ở Đắc Sú (Kon Tum) sát biên giới nước bạn Cam-pu-chia. Đường vào tuyến không có, phải nhờ nước bạn, làm một con đường công vụ 15km để đưa vật liệu, xăng, dầu vào. Nhưng đường công vụ cũng dốc dựng đứng, mọi thứ lại phải tập kết ở đầu đường, rồi dùng xe ủi ra “cõng” từng thứ. Tiếng là phó giám đốc, nhưng Tuấn chủ yếu đi bộ, đi xe máy, họa hoằn đường tốt mới được ngồi xe u-oát mà có lẽ tuổi đời của nó còn lớn hơn cả tuổi Tuấn.

Chỉ có trên đường tuần tra biên giới

Ăn khổ, ở khổ, ngày nào cũng dãi dầu cái nắng như thiêu nên khi gặp dòng suối nước trong vắt, cánh lính trẻ Công ty Đồng Tân (Quân khu 7), đang thi công tuyến đường ở nam sông Ia Đrăng, huyện Chư Prông (Gia Lai) sướng “phát điên”. Chiều muộn, cậu Nam, kỹ sư cầu đường rủ cậu Hùng, cán bộ vật tư đi tắm, thì thầm bảo nhau: “Cuối tuần về thăm nàng, người ngợm phải “tươm tươm” tý. Lính thì phải “tráng”, lại giữa rừng già, chẳng một bóng phụ nữ, tội gì không… tắm tiên. Hai chàng nhảy xuống suối, hí hửng vẫy vùng.

“Cứu… cứu… em”… “Cứu em”!

Những tiếng kêu thảng thốt khiến anh Dũng, chỉ huy trưởng công trường cùng anh em đang ăn cơm quẳng bát đũa chạy ra. Trên bờ suối, hai chàng trần như nhộng, tay tóm chặt chỗ kín nhảy tưng tưng, mặt còn lộ vẻ kinh hoàng, máu tuôn ra đỏ lòm cả bàn tay.

- Chúng mày bị làm sao thế?

- Các anh ơi! Con gì nó đớp, đớp… ấy chúng em!

- Chết! Đớp mất rồi à, có còn tý nào không? Quân y đâu?

Quân y chạy ra, nhưng không tài nào cầm máu được. May mà “phần quan trọng” của hai chàng vẫn còn, chỉ bị thương. Anh em vội vàng đưa hai chàng lên cáng, phủ chăn, chạy bộ ra Trung tâm y tế gần đó. Bác sĩ cho biết, họ đã bị cá cóc, một loài cá rất độc ở vùng Ia Đrăng cắn vào hạ bộ. Loài cá này khi chết phình to như quả bóng, con vật nào ăn phải nó cũng chết luôn. Nó cắn ai thì cầm máu rất khó, nếu không có thuốc đặc trị có thể mất máu mà chết. Hùng và Nam thoát nạn. Từ ấy, anh em chấp nhận là những kẻ “kém tắm”, không ai dám bén mảng tới bờ suối nọ.

“Làm giám đốc không cần phải biết nấu cơm” – Trung tá Đỗ Quang Tiến, Giám đốc xí nghiệp 9 (Công ty 319) giờ đây đã phải ân hận vì quan niệm này. Năm 2008, anh vào chỉ huy làm đường bên bờ sông Sa Thầy, tỉnh Gia Lai, khí thế bừng bừng. Được một tháng, công việc đang ngon ăn thì 5, 10, 15, 20 rồi đến… 50 anh chàng to như trâu mộng cứ thế lăn đùng ra sốt rét. Quân y, thủ kho, rồi cấp dưỡng sốt rét hết. Chỉ còn mình Tiến phải vào bếp nấu ăn phục vụ mấy… “ông trẻ”. Khổ thân anh, từ bé đến giờ chưa một lần… cầm dao, phải vừa vào bếp, vừa ra giường hỏi mấy chú em đang rên hừ hừ cách chế biến. Sau đợt ấy, anh em gọi đùa gói thầu đồn 721 là gói thầu “bảy hai sốt”.

Đoàn cán bộ của Trung tâm Tư vấn khảo sát thiết kế công trình quốc phòng đi khảo sát tại Bù Gia Mập thì bất ngờ chạm trán một đàn voi rừng. Con voi đầu đàn rất hung dữ, xông thẳng tới đoàn. Trước tình huống nguy cấp ấy, Lê Văn Ngọc, chàng trai trẻ nhất đã nhanh trí ra hiệu cho mọi người ngồi xuống nấp. Riêng cậu thì dũng cảm chạy sang hướng khác gây sự chú ý của đàn voi, giúp mọi người an toàn.

chien si

Cán bộ chiến sĩ đơn vị công binh H8 (Quân chủng Phòng không – Không quân) thường treo hàng loạt điện thoại di động trên dây phơi để đón “sóng rơi, sóng vãi”.

Mùa mưa, đường vào tuyến nhão nhoẹt, khi vào công trường, bạn sẽ bắt gặp những chiếc xe máy nom vô cùng quái dị. Bánh xe được quấn thêm một lớp xích xe đạp chằng chịt để tăng độ bám. Bộ đội làm đường nhìn như chàng Đông-ki-sốt, đánh vật với chiếc xe như con ngựa bất kham vùng vẫy giữa dòng sông bùn. Đó cũng là phương tiện giao thông duy nhất tồn tại được trong mùa mưa.

Xác ô tô, xác xe máy cũng ngổn ngang dọc các cung đường. Mới có mấy năm ra quân, nhưng đã có tới hàng chục ô tô, xe máy thành sắt vụn vì gặp sự cố hoặc hỏng hóc do đường quá xấu.

Đến doanh trại của Lữ đoàn 28, Công ty 319, 789 và nhiều nơi khác, chúng tôi bắt gặp những chiếc điện thoại di động treo lơ lửng trên cành cây hay dây thép trước hiên nhà. Anh em đã dò tìm, nơi ấy, chỗ ấy có “sóng rơi, sóng vãi” của Viettel. May mắn hôm nào trời quang mây tạnh, sóng khỏe thì lõm bõm đàm thoại được dăm ba câu. Còn bình thường, điện thoại cứ treo đó, tin nhắn sẵn rồi, khi có sóng thì máy tự gửi đi!

Báo chí là thứ quý hiếm, anh em đọc đến nát nhàu. Thượng úy Nguyễn Xuân Hưng, Công ty 789 kể, có hôm vào thăm anh em, mua ít thịt chó cho anh em cải thiện. Thịt chó gói giấy báo, lấy thịt ra rồi, cánh lính trẻ phơi báo cho khô, rồi vuốt thẳng để đọc cho đỡ phí!

Chó là con vật được nuôi khá nhiều trên các tuyến đường. Chúng vừa đuổi rắn, vừa canh trộm. Anh em hầu như không bao giờ giết chó mình nuôi mà có khi còn được chúng… nuôi lại. Như con chó của kỹ sư Cường ở công ty 789 từng lập công khi phát hiện một con lợn rừng bị thương xuống suối uống nước. Anh em nhờ thế được… “một bữa no”!

Niềm tin, trăn trở và kỳ vọng

Đường tuần tra biên giới đã thực sự là nơi “lửa thử vàng”, có khá nhiều kỹ sư trẻ đã trở thành lãnh đạo các xí nghiệp mạnh. Cũng đã có rất nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân, chiến sĩ… được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ công trường gian khổ này. Theo Đại tá Nguyễn Công Linh, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án 47, mỗi năm có tới hàng chục bạn trẻ được các chi bộ đội sản xuất, trung đội, đại đội công binh đề nghị kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng suy nghĩ là làm thế nào để có nhiều bạn trẻ tài giỏi đến với con đường chiến lược này thì vẫn là một bài toán cần giải. Từ năm 2007 đến nay, Ban quản lý dự án 47 đã tuyển dụng hơn 20 kỹ sư trẻ vào làm việc. Nhiều người không sợ khó, sợ khổ nhưng do mức lương còn thấp, chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, rất chênh lệch so với làm việc ở thành phố và ở các đơn vị bên ngoài nên nhiều người đã xin chuyển công tác. Ở các đơn vị như đoàn 299, 239, 543, 83, 131, mỗi gói thầu đều có hàng chục chiến sĩ trẻ ngày đêm miệt mài làm đường. Là chiến sĩ nghĩa vụ nên họ không có lương, chỉ có vài trăm nghìn đồng phụ cấp mỗi tháng. Rất ít người trong số họ có cơ hội được đi học sĩ quan hay chuyển sang chế độ chuyên nghiệp.

Năm 2009, khi đến làm việc với Ban quản lý Dự án 47, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã ghi nhận, cho phép thực hiện cơ chế tuyển dụng và đãi ngộ đặc thù để thu hút nhiều nhân tài tham gia xây dựng đường tuần tra biên giới. Tuy nhiên, theo Đại tá Nguyễn Công Linh, vì nhiều lý do, chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” đó vẫn chưa được cụ thể hóa để trở thành hiện thực.

Từ thực tế tìm hiểu hoạt động của bộ đội làm đường tuần tra biên giới ở miền Trung, Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân, cựu sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp đã liên hệ cách thu hút giới trẻ tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bai-kan – A-mua xuyên Xi-bê-ri mà ông và bạn bè từng trải qua. Công trường thanh niên cộng sản này được coi là điểm đến, là niềm tự hào của tuổi trẻ, thôi thúc hàng triệu sinh viên các trường đại học trên toàn Liên Xô tình nguyện tham gia. Đường tuần tra biên giới, con đường chiến lược nếu như gắn với việc phát động một phong trào tuổi trẻ rộng khắp, chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều bạn trẻ có tài, có đức, cống hiến và trưởng thành!

PV.


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Đại tướng Lê Hồng Anh ghi nhận thành tích cống hiến của lực lượng ANND

0 nhận xét

Ngày 11/7, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh mà Đảng, Nhà nước tặng thưởng Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II; Huân chương Quân công tặng thưởng 4 đồng chí; kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946 – 12/7/2011). Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ gửi lẵng hoa chúc mừng

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách công tác nội chính của Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã tới dự. Tới dự Lễ còn có Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của Thủ tướng Chính phủ; Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an;  Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

le hong anh

Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Cờ truyền thống Tổng cục An ninh II. Ảnh: Công Gôn.

Tới dự còn có các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Công an: Trung tướng Phạm Tâm Long, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; đồng chí Trần Đông, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Thượng tướng Lê Thế Tiệm, nguyên Ủy viên TW  Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía khách mời có các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Tới dự còn có đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục trực thuộc Bộ; các đồng chí lão thành Công an nhân dân (CAND)…

Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Tô Lâm nêu rõ: Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng ANND luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, mưu trí dũng cảm, sáng tạo chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; lập nhiều chiến công xuất sắc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, lực lượng ANND đã phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG); được sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ của Quân đội nhân dân và các ngành, các cấp đã đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ANQG và trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh mà Đảng, Nhà nước đặt ra trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ghi nhận những thành tích, cống hiến của lực lượng ANND, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II; Huân chương Quân công hạng Nhất cho Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an; Huân chương Quân công hạng Ba cho các đồng chí Trung tướng Lê Quý Vương, Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I.

Sau khi trân trọng gắn Huân chương tặng các tập thể và cá nhân nêu trên, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Lê Hồng Anh nhiệt liệt chúc mừng những chiến công, thành tích xuất sắc mà lực lượng ANND đạt được trong 65 năm qua.

Nêu rõ tình hình trong nước và quốc tế liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), Đại tướng Lê Hồng Anh nhấn mạnh: Để góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong tình hình mới, yêu cầu đối với lực lượng ANND là tiếp tục phát huy bản chất cách mạng, nắm chắc thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt công tác Công an, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn quân giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ ANTT, tạo môi trường hòa bình, thuận lợi để phát triển đất nước. Chủ động đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, không để bị động, bất ngờ. Chú trọng xây dựng thế trận ANND, nhất là thế trận lòng dân vững chắc, bảo đảm giữ vững ổn định ANTT ngay từ cơ sở, góp phần xây dựng lực lượng (XDLL) CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH.

Thực hiện yêu cầu trên là cả một quá trình, trước mắt, Đại tướng Lê Hồng Anh nêu rõ cần tập trung thực hiện các công tác trọng tâm là: Quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy Công an TW, Bộ Công an nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công tác đảm bảo ANQG trong tình hình mới. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ để củng cố bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các Cuộc vận động và các phong trào thi đua trong lực lượng CAND. Tổ chức tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá tình hình, tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, quyết sách chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ ANQG. Nhạy bén, sáng tạo trong công tác, chiến đấu, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh.

Đại tướng Lê Hồng Anh chỉ rõ chú trọng hoàn thiện tổ chức, bộ máy; tập trung chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, trang bị phương tiện nghiệp vụ, đảm bảo yêu cầu bảo vệ ANQG thời kỳ hội nhập; XDLL chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…

Công Gôn – Việt Hưng


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố

0 nhận xét

Ngày 11/7, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TW – NQ 26)

nguyen-thien-nhan

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố

Đầu tư mạnh cho nông nghiệp, nông thôn

Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất cho rằng NQ 26 mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay, được dư luận kỳ vọng về một thời kỳ mới cho khu vực này với tương lai phát triển mạnh mẽ.

Nhìn lại gần 3 năm triển khai thực hiện NQ 26, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, trong bối cảnh thu ngân sách vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhà nước vẫn ưu tiên tăng mạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Dự toán ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực này năm 2011 cao gấp hơn 2,2 lần so với năm 2008, tỷ trọng chi cho nông nghiệp – nông thôn so tổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 32,8% năm 2008 lên 39,8% năm 2011.

Tính chung 3 năm 2009-2011, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn đạt gần 290.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ.

Đến năm 2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện, 13/14 tiêu chí của NQ 26 đã cơ bản đạt được

Năm 2009, nông nghiệp đạt mức tăng GDP là 1,83%, năm 2010 đạt 2,78%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,36%/năm, vượt mục tiêu 3,2%/năm do Đại hội Đảng X đề ra.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2010 đạt 19,53 tỷ USD, tăng 3,46 tỷ USD so với năm 2008, vượt 81% so với mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD).

Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực, đến năm 2010, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế của khu vực nông thôn.

nguyen-thien-nhan-hoi-nghi

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố

Sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền, đã dần dần hình thành được mô hình nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH trên thực tế theo cấp độ xã và thôn, bản ở các vùng.

Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 16,2% năm 2008 xuống còn 11,3% năm 2010. Chính phủ cũng đã tập trung hỗ trợ 62 huyện nghèo nhất để giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong việc triển khai thực hiện NQ 26 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như, nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân về Nghị quyết và Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới còn chưa đầy đủ; nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống hoặc chưa tạo ra chuyển biến trên thực tế…

Đưa thu nhập của nông dân tăng 1,8 – 2 lần

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ngay sau khi được ban hành, NQ 26 đã được triển khai khá đồng bộ, nhiều nội dung của Nghị quyết đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo sự chuyển biến rõ rệt, nhất là những nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, để xây dựng được nông thôn mới, trước hết phải quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi… đi liền với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; trồng, chăn nuôi các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, có sức cạnh tranh và lợi thế trên thị trường…

Lãnh đạo của các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh  Hóa, Điện Biên, An Giang… chia sẻ những kinh nghiệm hay, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện NQ 26.

Các địa phương khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong việc tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng các nội dung của NQ 26, trong đó có quyết tâm xây dựng nông thôn mới với tiêu chí cụ thể đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Nhiều địa phương phấn đấu đạt cao hơn mục tiêu 20%, như Hà Nội quyết tâm thực hiện mục tiêu 40%.

Đi liền với đó, lãnh đạo các địa phương cũng khẳng định quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu xóa nhà tạm, mục tiêu còn chưa đạt được trong số 14 tiêu chí đến năm 2010 của NQ 26.

Mục tiêu tổng quát được đề ra trong giai đoạn 2011 – 2015 là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; xây dựng nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; từng bước xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại;…

Từ mục tiêu tổng quát, một số mục tiêu cụ thể đến năm 2015 cũng được xác định, cụ thể là đưa tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước đạt 17-18%; hàng năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn; thu nhập của người dân nông thôn tăng từ 1,8-2 lần so với năm 2010; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 20%…

Tam nông là vấn đề chiến lược

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề chiến lược, hệ trọng của đất nước, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, nhiệm vụ đặt ra tiếp theo là phải tiếp tục quán triệt, triển khai đưa NQ 26 đi vào cuộc sống và trở thành phong trào cách mạng sâu rộng của quần chúng nhân dân.

Theo đó, các địa phương cần bám sát vào các nội dung của NQ 26 để tiếp tục cụ thể hóa triển khai thực hiện trong điều kiện cụ thể của địa phương. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền gắn với các chương trình, hành động cụ thể của các ngành, các cấp. Triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”; đồng thời, đẩy mạnh việc thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết. Các Bộ, ngành, địa phương tính toán cân đối nguồn lực, huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghiệp chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm để nâng cao đời sống của cư dân nông thôn.

Bên cạnh đó, hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn; quy hoạch về xây dựng nông thôn mới; tăng cường nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần thường xuyên quan tâm tới giáo dục đào tạo ở vùng nông thôn bởi yếu tố con người là yếu tố quyết định. Trong giáo dục đào tạo, cần hết sức lưu ý tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng.

Cùng với đó, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở thực sự vững mạnh, gắn liền với đó là giữ vững an ninh trật tự khu vực nông thôn

Một điểm nữa mà người đứng đầu Chính phủ lưu ý các Bộ, ngành, địa phương là phải tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt hiện NQ 26 trong đó có kiểm tra, đôn đốc, có các báo cáo, sơ kết định kỳ 6 tháng, hàng năm; đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nếu có trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →