Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế

0 nhận xét

Tiếp tục chương trình khảo sát tình hình ứng dụng khoa học công nghệ tại các bộ, ngành, chiều 2/7, Đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế.

Ngành Y tế đã có nhiều nghiên cứu cơ bản, ứng dụng nhiều kỹ thuật công nghệ tiến tiến, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, giai đoạn 2006-2010 tổng kinh phí cho các hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) là trên 380 tỷ đồng, trong đó 55,95% dành chi trực tiếp cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 22,63% chi cho tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm nghiên cứu.

nguyen-thien-nhan
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế

Thời gian qua, ngành Y tế đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong việc phát huy thế mạnh của KHCN, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 

Trong giai đoạn 2006 – 2010, có thể kể tới một số kết quả ứng dụng khoa học và công nghệ nổi bật của ngành như triển khai thực hiện thành công kỹ thuật ghép tạng, ghép tim, kỹ thuật chẩn đoán và can thiệp tim mạch, phát triển kỹ thuật nội soi và vi phẫu thuật nội soi trong chuyên khoa thần kinh, sọ não, tai mũi họng, nhãn khoa, tiêu hóa, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Bước đầu ngành đã có những nghiên cứu cơ bản về biệt hóa tế bào gốc, ứng dụng tế bào gốc tạo máu trong lĩnh vực huyết học. Ngành đã nghiên cứu và chủ động sản xuất vaccine tiêm chủng khá hiệu quả và đã được xếp vào danh sách các nước có thế mạnh của thế giới.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nguồn lực dành cho KHCN còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển rất nhanh của kỹ thuật y khoa tiên tiến trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, công tác quản lý về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, bảo hộ phát minh, sáng chế rất đặc thù của ngành vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và toàn diện.

“Quan điểm coi KHCN là nền tảng và động lực để phát triển như đã được khẳng định trong Nghị quyết của Đảng vẫn chưa được đề cập đúng mức khi xây dựng kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của từng đơn vị của Bộ Y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.

Một thực tế cho thấy trong nhiều năm qua không ít đơn vị thuộc Bộ Y tế không mặn mà với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước vì thủ tục, đặc biệt là các thủ tục thanh toán giữa các nhà khoa học với các cơ quan quản lý còn nhiều phức tạp. Vì vậy, công tác nghiên cứu khoa học cơ bản trong ngành Y tế gặp nhiều hạn chế. Việc áp dụng chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu vào thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động KHCN còn thấp.

Tại buổi làm việc, Bộ Y tế kiến nghị việc đầu tư xây dựng Phòng thí nghiệm trọng điểm về nghiên cứu phát triển thuốc mới do Bộ quản lý cũng như sớm ban hành Phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ KHCN chủ yếu giai đoạn 2011-2015, làm cơ sở  triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ của các Bộ, ngành nói chung và của ngành y tế nói riêng, nhằm sớm có kết quả nghiên cứu phục vụ công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Bộ Y tế cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để tạo động lực cho các nhà nghiên cứu của ngành, hạn chế tối đa các rào cản không đáng có giữa nhà khoa học và cơ quan quản lý, qua đó, khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN.

 


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khởi công Trung tâm Ung bướu – Tim mạch trẻ em

0 nhận xét

Ngày 2/7, Bệnh viện Bạch Mai làm lễ khởi công công trình Trung tâm Ung bướu – Tim mạch trẻ em với quy mô 21 tầng, có 500 giường bệnh. Đến dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và một số ban, ngành liên quan.

Sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2015, Trung tâm Ung bướu – Tim mạch trẻ em sẽ đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

nguyen-thien-nhan-ung-buou-timmanh

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu động thổ khởi công xây dựng công trình.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc xây dựng Trung tâm là hết sức cần thiết trước thực trạng còn nhiều trẻ sơ sinh, trẻ mắc bệnh tim mạch bẩm sinh bị tử vong trong thời gian chờ mổ do thiếu các cơ sở có khả năng phẫu thuật và nhiều bệnh nhân bị ung thư chưa được hưởng dịch vụ chăm sóc tốt do tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

Phó Thủ tướng mong muốn Trung tâm sẽ trở thành nơi điều trị và khám chữa bệnh về ung bướu – tim mạch chất lượng cao tại ViệtNam. Phó Thủ tướng nêu rõ, mặc dù trong bối cảnh hàng loạt công trình dự án phải đình lại do thiếu ngân sách, song Chính phủ vẫn phê duyệt dự án này bởi tính chất quan trọng của công trình nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho trẻ em.

Được biết, Trung tâm Ung bướu – Tim mạch trẻ em nằm trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) được đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 1.400 tỷ đồng


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo chí sau phiên họp

0 nhận xét

Ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế – xã hội trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
nguyen-tan-dung
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo chí sau khi kết thúc phiên họp. Ảnh: TTXVN.

Phóng viên: Trước hết, xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian trả lời báo chí về các vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm.

Thưa Thủ tướng, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Xin Thủ tướng cho biết đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2011?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong năm 2011. Sau 6 tháng nỗ lực thực hiện, đã đạt được một số kết quả tích cực.

Mức tăng giá tiêu dùng đã chậm lại (tháng 4 là 3,32%, tháng 5 là 2,21%, tháng 6 là 1,09%) và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Thị trường ngoại tệ và vàng được quản lý, kiểm soát có hiệu quả, tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng; lãi suất ngân hàng đã từng bước được kiểm soát, tính thanh khoản của ngân hàng có bước được cải thiện. Xuất khẩu tăng trên 30%, nhập khẩu được quản lý chặt hơn, nhập siêu 6 tháng giảm còn 15,72%.

Việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách và cắt giảm đầu tư công được thực hiện nghiêm túc cùng với việc thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã đưa tổng vốn đầu tư xã hội giảm còn 38,3% GDP so với mức 45,6% cùng kỳ năm 2010. Thu ngân sách đạt trên 55% dự toán năm, tăng gần 23% so cùng kỳ, bảo đảm nhu cầu chi. Mức bội chi ngân sách 6 tháng bằng 23% mức bội chi kế hoạch cả năm. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, kinh tế vẫn tăng trưởng 5,57% so với cùng kỳ là một nỗ lực rất lớn của cả nước ta.

Những kết quả nêu trên là đáng mừng nhưng mới chỉ là bước đầu. Không được chủ quan. Tình hình 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn phức tạp. Lạm phát và mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao; nhập siêu vẫn còn lớn; sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn phải được tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu.

Phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả; kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm dưới 20% và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15 – 16%. Nâng cao chất lượng và hướng tín dụng vào việc phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp và sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt việc cho vay bất động sản, không để đổ vỡ, tiêu cực. Tăng cường kiểm soát và kéo giảm dần lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. Duy trì tỷ giá hợp lý, quản lý tốt hơn thị trường ngoại hối và thị trường vàng.

Kết hợp tốt hơn chính sách tài khóa thắt chặt với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Phấn đấu kiểm soát nhập siêu cả năm khoảng 15% – 16%. Tiếp tục rà soát, điều chuyển, cắt giảm vốn đầu tư công theo kế hoạch và các tiêu chí đã đề ra và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước để góp phần giảm cầu và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thực hiện nghiêm việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, dùng khoản tiết kiệm này để chi cho an sinh xã hội. Giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP. Bảo đảm cân đối cung – cầu các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý. Phấn đấu kiểm soát lạm phát (CPI) ở mức 15% – 17%. Cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả để có mức tăng trưởng hợp lý (khoảng 6% cả năm) để có nguồn lực thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.

Phóng viên: Thưa Thủ tướng, bảo đảm an sinh xã hội cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Xin Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm và mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và phải phấn đấu giảm bội chi nhưng Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Cùng với việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện những chương trình, dự án và chính sách hiện có, nhiều chính sách mới đã được thực hiện nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát.

Sáu tháng đầu năm, đã chi hơn 9.000 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi và hộ nghèo; nâng mức tiền ăn cho chiến sỹ lực lượng vũ trang; hỗ trợ hộ nghèo khi điều chỉnh giá điện; điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách; miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập.

Điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách đối với người cao tuổi, đã tăng mức hỗ trợ và có thêm khoảng 600 nghìn người được hưởng trợ cấp thường xuyên; hỗ trợ có mục tiêu cho 7 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như 62 huyện nghèo. Sáu tháng đầu năm đã tạo việc làm cho trên 720 nghìn lao động. Đã kịp thời đưa toàn bộ lao động Việt Nam ở Libya về nước an toàn và hỗ trợ họ từng bước ổn định đời sống. Tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Điều chỉnh nâng mức tín dụng cho học sinh, sinh viên vay để học tập. Tổng dư nợ cho vay các chương trình, chính sách an sinh xã hội đến 30/6/2011 ước đạt gần 95 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ. Hỗ trợ trên 56 nghìn tấn gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, tăng gần 9% so cùng kỳ năm ngoái. Đã ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020.

Mặc dù vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người nghèo, công nhân lao động có thu nhập thấp.

Trong 6 tháng cuối năm, chúng ta phải nỗ lực làm tốt hơn nữa để thực hiện bằng được các mục tiêu nhiệm vụ về an sinh xã hội đã đề ra cho cả năm 2011, trong đó tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới; riêng 62 huyện nghèo giảm 4%.

Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, các chương trình quốc gia hướng đến vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người có công, người nghèo và đối tượng khó khăn trong xã hội. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phải kiên quyết thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo vùng cho khu vực doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/10/2011.

Chính phủ sẽ quyết định giãn (cho phép chậm nộp) số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 khoảng 13 nghìn tỷ đồng và sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khoảng 7.000 tỷ đồng. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Tổ chức có hiệu quả hơn các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục. Tập trung nguồn lực để phòng chống thiên tai, khôi phục nhanh sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các chương trình, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội để thực hiện cho giai đoạn 2011 – 2015.

Phóng viên: Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xin Thủ tướng khái quát những nét nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại nửa năm qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thời gian qua, Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo các công tác này. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, ổn định chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Chúng ta đã kiên quyết thực hiện các giải pháp thích hợp để bảo đảm an ninh trật tự ở huyện Mường Nhé và bảo đảm chủ quyền quốc gia trên biển Đông. Nhiều sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức thành công tốt đẹp.

Thời gian tới, chúng ta phải đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ trọng yếu và có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng này của đất nước. Không giây phút nào được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Phải hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia.

Phóng viên: Cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm 2011, xin Thủ tướng cho biết những định hướng cơ bản để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong khi phải tập trung sức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011, chúng ta phải triển khai thực hiện những giải pháp có tính cơ bản, lâu dài để bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Phải khẩn trương thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại.

Đây là đòi hỏi khách quan vừa cơ bản, vừa cấp thiết của quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 cũng sẽ góp phần thiết thực tạo thêm các tiền đề cho nhiệm vụ quan trọng này.

Thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm đã khẳng định Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ là đúng đắn, phù hợp. Kết quả đạt được là công sức chung của cả nước.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là rất nặng nề. Phải tiếp tục thực hiện nhất quán, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cùng nhau chung sức đồng lòng, phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém, làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, nỗ lực phấn đấu, vượt qua thách thức khó khăn, thực hiện với quyết tâm cao nhất các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2011, tạo tiền đề để phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: xây dựng Trung tâm Ung bướu-Tim mạch rất cần thiết

0 nhận xét

Hôm nay 2/7, Bệnh viện Bạch Mai làm lễ khởi công công trình Trung tâm Ung bướu – Tim mạch trẻ em với quy mô 21 tầng, có 500 giường bệnh. Trung tâm Ung bướu- Tim mạch trẻ em nằm trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) được đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 1.400 tỷ đồng.

nguyen-thien-nhan-ung-buou
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự khởi công Trung tâm Ung bướu-Tim mạch trẻ em

Sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2015, Trung tâm Ung bướu – Tim mạch trẻ em sẽ đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế kỹ thuật cao.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc xây dựng Trung tâm là hết sức cần thiết trước thực trạng còn nhiều trẻ sơ sinh, trẻ mắc bệnh tim mạch bẩm sinh bị tử vong trong thời gian chờ mổ do thiếu các cơ sở có khả năng phẫu thuật và nhiều bệnh nhân bị ung thư chưa được hưởng dịch vụ chăm sóc tốt do tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn Trung tâm sẽ trở thành nơi điều trị và khám chữa bệnh về ung bướu – tim mạch chất lượng cao tại Việt Nam.

Phó Thủ  tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, mặc dù trong bối cảnh hàng loạt công trình dự án phải đình lại do thiếu ngân sách song Chính phủ vẫn phê duyệt dự án này bởi tính chất quan trọng của công trình nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho trẻ em.

Từ Lương


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Anh Võ Văn Thưởng tham gia Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

0 nhận xét

Chiều ngày 28/6, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X ( khóa IX) đã bế mạc sau 2 ngày làm việc. Tại hội nghị lần này đã kiện toàn nhân sự với việc tiến hành bầu bổ sung 8 Ủy viên Ban Thường vụ và 10 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX.

Bế mạc hội nghị, Ban chấp hành đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban thường vụ Trung ương Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; kế hoạch tổ chức Đại hội đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10.

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Đa số ý kiến thống nhất với 4 nội dung lớn trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng. Trong đó, cuộc vận động Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới là một trọng tâm hành động. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng cho biết, từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên TW Đảng – Bí thư thứ nhất TW Đoàn nhấn mạnh: Chúng ta quyết tổ chức Đại hội Đoàn tất cả các cấp trong cùng 1 năm 2012, nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ sở Đoàn từ trung ương tới địa phương. Nhưng phải tính toán tới yếu tố đặc thù, tới những loại hình tổ chức cơ sở Đoàn khác nhau. Trong chuẩn bị nhân sự cho đại hội phải nâng cao chất lượng của BCH các cấp, đ/c mong muốn rằng trong đội ngũ cán bộ Đoàn phải chủ động, tiến công, kiên trì để có một đội ngũ cán bộ Đoàn sắp tới phải là những người gần gũi với thanh niên, hiểu thanh niên biết lắng nghe có khả năng đối thoại với thanh niên và dẫn dắt thanh niên đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đoàn trong tổ chức thực hiện các phong trào…. Bên cạnh đó, nên tổ chức bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Trong đó, một số tỉnh, thành Đoàn sẽ được chọn thí điểm.

Về kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, dự kiến tổ chức vào tháng 12/2012 tại Hà Nội với 1 nghìn 200 đại biểu chính thức. PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Anh Võ Văn Thưởng tham gia Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

0 nhận xét

Chiều ngày 28/6, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X ( khóa IX) đã bế mạc sau 2 ngày làm việc. Tại hội nghị lần này đã kiện toàn nhân sự với việc tiến hành bầu bổ sung 8 Ủy viên Ban Thường vụ và 10 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX.

Bế mạc hội nghị, Ban chấp hành đã thông qua báo cáo tiếp thu và giải trình ý kiến của Ban thường vụ Trung ương Đoàn về chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11; kế hoạch tổ chức Đại hội đoàn các cấp, đề án tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, một số nội dung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung điều lệ Đoàn, một số nội dung cần nghiên cứu để xây dựng Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10.

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Bế mạc Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ X

Đa số ý kiến thống nhất với 4 nội dung lớn trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng. Trong đó, cuộc vận động Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới là một trọng tâm hành động. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng cho biết, từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, để cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết, trong thời gian tới đội ngũ cán bộ Đoàn phải hiểu thanh niên, gần gũi, đối thoại được với thanh niên, có ý tưởng, kỹ năng tổ chức phong trào, dẫn dắt thanh niên tham gia phong trào.

Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên TW Đảng – Bí thư thứ nhất TW Đoàn nhấn mạnh: Chúng ta quyết tổ chức Đại hội Đoàn tất cả các cấp trong cùng 1 năm 2012, nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ sở Đoàn từ trung ương tới địa phương. Nhưng phải tính toán tới yếu tố đặc thù, tới những loại hình tổ chức cơ sở Đoàn khác nhau. Trong chuẩn bị nhân sự cho đại hội phải nâng cao chất lượng của BCH các cấp, đ/c mong muốn rằng trong đội ngũ cán bộ Đoàn phải chủ động, tiến công, kiên trì để có một đội ngũ cán bộ Đoàn sắp tới phải là những người gần gũi với thanh niên, hiểu thanh niên biết lắng nghe có khả năng đối thoại với thanh niên và dẫn dắt thanh niên đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đoàn trong tổ chức thực hiện các phong trào…. Bên cạnh đó, nên tổ chức bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Trong đó, một số tỉnh, thành Đoàn sẽ được chọn thí điểm.

Về kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, dự kiến tổ chức vào tháng 12/2012 tại Hà Nội với 1 nghìn 200 đại biểu chính thức. PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương

0 nhận xét

Chiều 29/6, Đoàn công tác của Chính Phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương nhằm đánh giá về hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP  về cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ, các tổ chức khoa học ngành Công Thương đã tích cực chuyển đổi mô hình, tổ chức theo hướng tinh gọn, tự chịu trách nhiệm.

Kinh phí Nhà nước chi cho hoạt động khoa học công nghệ của ngành Công Thương đã tăng khá mạnh từ 87 tỷ đồng năm 2006 lên 214,2 tỷ đồng năm 2010.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, thành công của một số viện nghiên cứu cho thấy, cần có các chương trình khoa học công nghệ gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước phải có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để các tổ chức khoa học công nghệ được ưu tiên tham gia thực hiện hoặc cung cấp các sản phẩm, từ đó từng bước làm chủ công nghệ, thay thế công nghệ nhập.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Quỳnh Hoa


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương

0 nhận xét

Chiều 29/6, Đoàn công tác của Chính Phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương nhằm đánh giá về hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP  về cơ chế tự chủ , tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ, các tổ chức khoa học ngành Công Thương đã tích cực chuyển đổi mô hình, tổ chức theo hướng tinh gọn, tự chịu trách nhiệm.

Kinh phí Nhà nước chi cho hoạt động khoa học công nghệ của ngành Công Thương đã tăng khá mạnh từ 87 tỷ đồng năm 2006 lên 214,2 tỷ đồng năm 2010.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, thành công của một số viện nghiên cứu cho thấy, cần có các chương trình khoa học công nghệ gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước phải có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để các tổ chức khoa học công nghệ được ưu tiên tham gia thực hiện hoặc cung cấp các sản phẩm, từ đó từng bước làm chủ công nghệ, thay thế công nghệ nhập.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

Quỳnh Hoa


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

0 nhận xét

Hoạt động KHCN của ngành Công Thương đã góp phần giải quyết các yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khảo sát, đánh giá các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tại Viện nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương và Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, đã nghiên cứu làm rõ trữ lượng dầu khí toàn khu vực  thềm lục địa và lãnh thổ Việt Nam, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

0 nhận xét

Hoạt động KHCN của ngành Công Thương đã góp phần giải quyết các yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần sắp xếp lại các đơn vị nghiên cứu cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Dầu khí

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khảo sát, đánh giá các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tại Viện nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công thương và Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Với đặc thù quản lý đa ngành, Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc ngành hiện quản lý nhiều trường đào tạo, viện nghiên cứu.

Hiện nay, hoạt động khoa học công nghệ của ngành đã khẳng định được vai trò, góp phần giải quyết các yêu cầu của sản xuất. Cụ thể, trong lĩnh vực chế tạo, ngành đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện công suất lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản luyện kim, hóa chất, đã làm chủ công nghệ cơ giới hóa khai thác, sử dụng dàn chống tự hành đối với điều kiện địa chất  các vỉa có độ dốc 35 độ.

Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, đã nghiên cứu làm rõ trữ lượng dầu khí toàn khu vực  thềm lục địa và lãnh thổ Việt Nam, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, việc thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh  nghiệp khoa học công nghệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các hướng dẫn và sự chuyển đổi về cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ. Các viện vẫn chưa được giao đất và tài sản, do đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để thực hiện các hợp đồng đòi hỏi vốn lớn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả hoạt động khoa học của ngành Công Thương như nghiên cứu trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, dầu khí, năng lượng, khai khoáng…

Đồng tình với chiến lược 5 năm tới 2011-2015 về phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ cần tính toán đánh giá và sắp xếp  lại  các viện nghiên cứu thuộc bộ và các viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn, Tổng công ty cho phù hợp  với nhu cầu, đồng thời giao nhiệm vụ và có định hướng chi tiết cụ thể cho các viện.

Phó Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới các kiến nghị của các viện, trường và các doanh nghiệp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ trong thời gian tới.

Trong đó, cần chú ý rà soát lại danh mục cơ cấu vốn và chế độ ưu đãi vốn cho các viện nghiên cứu.

PV


(Theo website Nguyễn Thiện Nhân)
Continue reading →