Nguyễn Thiện Nhân

Tiểu sử PTT Nguyễn Thiện Nhân

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Đọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đại sứ Ấn Độ

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae để trao đổi một số nội dung mà hai nước đang cùng hợp tác thực hiện Đọc thêm..

Nguyen Thien Nhan

Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Sáng 17/1, tại Hà Nội Viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các viện nghiên cứu trong nước và quốc tếĐọc thêm...

Nguyễn Thiện Nhân

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm Brazil

Từ ngày 16 - 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia chương trình khảo sát kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại Brazil do Văn phòng Ngân hàng Thế giớiĐọc thêm...

Nguyen Thien Nhan

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại các bệnh viện thuộc Bộ Công an

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thầy thuốc Việt Nam, chiều 26/2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm, chúc mừng ngày truyền thống của ngành y tế tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công anXem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Giáo viên bao giờ có thưởng Tết?

0 nhận xét

Sau một năm lao động vất vả, ai cũng muốn được thưởng Tết để về lo cho gia đình mình. Nhiều ngành nghề ít cũng được thưởng vài trăm nghìn, có người được thưởng hàng chục triệu đồng. Đó là thành quả lao động của cả năm. Nhưng với các thầy, cô giáo, nhất là vùng sâu, xa sau một năm vất vả gieo con chữ vùng cao thì việc đó là … mơ.


“Tự thưởng” cho mình.
         
Một ngày giáp Tết, khi các học sinh đã chuẩn bị nghỉ Tết, chúng tôi ngược dốc Thung Khe đến trường tiểu học Đồng Bảng (Mai Châu). Khi hỏi về việc chuẩn bị ăn Tết, ai cũng buồn. Chị Nguyễn Thị Sâm đã có 23 năm đứng lớp tâm sự: “Năm nào cũng vậy, chẳng bao giờ anh- chị em giáo viên trong trường dám nghĩ tới chuyện thưởng Tết cả. Ngay cả một tờ lịch của ngành cũng không có. Giáo viên nơi đây không được nhận thưởng Tết cũng thành quen rồi”. Việc nghĩ đến thưởng quả là quá xa vời. Đa số học sinh của trường đều thuộc diện con nhà nghèo. Các em đến lớp áo mặc chưa đủ ấm, cơm chưa đủ no. Cán bộ, giáo viên nhà trường không có nguồn thu nào khác ngoài lương của các giáo viên. Có giáo viên còn trích một phần lương ra mua bút mực cho các em. Thầy Bùi Xuân Hải, Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Bảng khi nói về vấn đề thưởng Tết cho các giáo viên chỉ cười trừ: “Năm nay, mỗi giáo viên được nhận 200.000 đồng tiền Tết trích từ nguồn kinh phí trích của quỹ công đoàn. Quỹ này do giáo viên đóng góp, cuối năm lấy ra động viên nhau vậy”.

Tết đến trong thâm tâm mỗi giáo viên, ai cũng muốn có một khoản thưởng để về sắm Tết chung vui của gia đình. Dù sao cũng chỉ là động viên. Một giáo viên trường tiểu học Tân Sơn chia sẻ: “Xem trên các phương tiện đại chúng thấy nhiều ngành thưởng ít cũng một tháng lương, nhiều vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng cũng thấy chạnh lòng. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề một đặc thù riêng. Với nghề giáo, mỗi lứa học sinh trưởng thành là niềm động viên, an ủi với giáo viên. Đó cũng là hạnh phúc lớn nhất để mình tiếp tục gắn bó với nghề, nhất là ở nơi miền núi cao bốn bề heo hút này…”. Qua tìm hiểu thêm, hầu hết ở các trường đều trích quỹ công đoàn để “tự thưởng” cho mình, có trường còn trích quỹ đi nghỉ mát (nghĩa là hàng tháng trích lương để đến hè đi nghỉ mát), thậm chí, hết quỹ có trường còn phải đi vay lãi ngoài để “động viên” giáo viên. Còn việc trả thì sang năm tính tiếp.

Động viên là chính.

Khác với những ngành nghề khác, cán bộ, giáo viên, trong ngành giáo dục từ trước đến nay không có tháng lương thứ 13. Cũng như những người làm các ngành khác trong xã hội, mỗi dịp Tết đến, người giáo viên cũng phải sửa soạn, mua sắm những vật dụng cần thiết cho bản thân và gia đình. Do đó, không ít giáo viên có tâm lý “sợ” Tết đến vì không biết “nhìn” vào khoản nào để trang trải, chi tiêu trong dịp Tết.

Đến Phòng Giáo dục huyện Mai Châu, ông Nguyễn Hùng Mạnh, Chủ tịch công đoàn đang chuẩn bị đi trao quà Tết cho các giáo viên. Ấy vậy mà khi nói đến Tết nhất với các giáo viên, ông lại không vui cho lắm: “Chỉ có 10 suất quà, mỗi suất trị giá 300.000 đồng để trao cho những giáo viên bị ốm đau, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thôi. Đây là danh sách mà các trường phải bình bầu mãi mới gạn được đấy. Số giáo viên còn lại là trên 1.500 người không ai được nhận cả”. Theo ông Mạnh, năm nào may mắn mà ngân sách huyện còn dư dả, giáo viên được ứng trước 1 tháng lương để ăn Tết. Mấy năm gần đây, ngay cả việc được nhận lương sớm cũng không thành.

Chưa có chính sách thưởng Tết cho giáo viên từ cấp trên, một số trường đã “sáng tạo” để dành các khoản chi trả tiền thừa giờ, chấm bài, văn phòng phẩm, tiền thưởng cho các danh hiệu thi đua phát vào dịp cuối năm để giáo viên có thêm khoản tiêu Tết. Một số trường lại cho phép giáo viên được tạm ứng tháng lương kế tiếp. Được cấp tháng lương tiếp theo, nhiều giáo viên có tâm trạng phấn khởi bởi có thêm được khoản tiền mua sắm mấy ngày Tết nhưng cũng canh cánh nỗi lo là sau Tết không biết trông vào khoản nào để chi tiêu lại phải rơi vào cảnh “no dồn, đói góp”.

Còn nhớ, trong dịp chuẩn bị đón Tết Kỷ Sửu năm 2009, Phó Thủ tướng - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân trong bức thư gửi lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước đã bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ nỗi thiệt thòi của đội ngũ nhà giáo mỗi dịp Tết về. Bức thư có đoạn viết: “Bộ GD&ĐT thiết tha đề nghị các đồng chí Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQ các tỉnh, thành phố, quận, huyện bằng khả năng tối đa của mình góp phần làm cho ngày Tết là những ngày vui hơn của gia đình các thầy, cô giáo tại quận mình, huyện mình, tỉnh mình, thành phố mình để ít đi những giọt nước mắt phải chảy ngược vào trong lòng mỗi khi Tết đến…”.

Đó cũng là mong muốn của những giáo viên ở những nơi vùng sâu, xa nhưng đến nay cũng vẫn chỉ là ước mơ mà thôi.
Continue reading →

29.000 tiến sĩ và chiến dịch xóa bỏ ‘xôi chấm xôi’

0 nhận xét
Tháng 6/2010 Chính phủ phê duyệt đề án 10 năm tới, đào tạo xong 20.000 tiến sĩ. Tháng 12/ 2011, Bộ GD-ĐT trình quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành, trong đó đáng chú ý có mục tiêu cũng tới  năm 2020 sẽ “cán đích” 29.000 giảng viên là tiến sĩ ở các trường đại học. Những con số mục tiêu giàu tham vọng này đang khiến các trường xôn xao vì…khó.

8 năm nữa, đại học Việt cần 29.000 tiến sĩ

Báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội (tháng 9/2011) cho thấy, cả nước hiện có 440 cơ sở GD ĐH, trong đó 304 trường thành lập mới hoặc nâng cấp lên từ năm 1998.

Ngành giáo dục đặt mục tiêu đến năm 2015 có 70% giảng viên ĐH là thạc sĩ, 30% là tiến sĩ. Trả lời chất vấn trước Quốc hội hồi tháng 11/2011, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, tỷ lệ có trình độ tiến sỹ trở lên toàn ngành hiện nay là 14%, thạc sỹ 35%.

Có đến hơn 50% giảng viên mới tốt nghiệp ĐH đang dạy ĐH - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Xã hội Trương Thị Mai cho rằng đó là vấn đề “không ổn, cần khắc phục”.

Làm thế nào nâng cao chất lượng đại học trong khi hơn 50% giảng viên ĐH chỉ có trình độ ĐH?

Tháng 6/2010, Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu trong 10 năm, từ năm 2010-2020, khoảng 10.000 tiến sĩ sẽ được đào tạo tại các trường đại học có uy tín trên thế giới và khoảng 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở trong nước. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam.

Khắc phục tình trạng "xôi chấm xôi", phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2009 - 2010 - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gợi mở, mỗi trường phải tự rà soát lại mình, tìm ra ít nhất một chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của thực tiễn; một ngành mũi nhọn trọng tâm để xây dựng thương hiệu tiến tới kế hoạch quốc tế hóa ĐH.

Tiếp đó, ngành giáo dục đặt điều kiện với các trường, khi mở ngành mới thì ngành phải có 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ. Không đạt chuẩn sẽ bị đình chỉ tuyển sinh. Cuối năm 2011, Bộ GD-ĐT đã “ra tay”, với quyết định đình chỉ tuyển sinh 12 ngành của 4 trường ĐH không đủ điều kiên.

Song song với "đề án 20.000 tiến sĩ" - Bộ vừa ban hành quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giao đoạn 2011-2020.

Theo đó, ngành giáo dục phấn đấu, đến năm học 2019-2020, bậc CĐ nhu cầu GV có trình độ thạc sĩ khoảng 27.000 người (60%), trình độ tiến sĩ khoảng 3.500 người (8%); bậc ĐH nhu cầu GV có trình độ thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%).

Khó cán đích 30% tiến sĩ?

GS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phân vân, chỉ tiêu 29.000 tiến sĩ không phải bàn nhiều vì chủ trương đã ban hành các trường phải triển khai. Tuy nhiên nâng tỷ lệ đạt 30% giảng viên trình độ tiến sĩ là bài toán các trường phải phấn đấu cận lực cũng khó đạt.

GS -TS Nguyễn Quang Dong, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nêu thực tế, Nhà nước rất quan tâm đến việc tạo nguồn giảng viên có chất lượng cho các trường ĐH.Tuy nhiên, cả nguồn đưa giảng viên ra nước ngoài đào tạo tiến sĩ và đào tạo trong nước đều gặp khó: giảng viên đủ điều kiện cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hàng năm rất ít, còn đào tạo trong nước thì ít người đăng ký.

Với nguồn đào tạo “tiến sĩ nội”, có một thực tế phổ biến: các trường đào tạo không hết chỉ tiêu.

Như ở Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm chỉ có 10 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nhưng không năm nào tuyển đủ, trung bình chỉ có 5-6 người. Đến năm 2011, trường xét tuyển chứ không thi tuyển như trước nên mới đủ chỉ tiêu.

Các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM cũng không nằm ngoài thực trạng này. Năm 2008 Trường ĐH Bách khoa có 20 chỉ tiêu nhưng đăng ký dự tuyển là 16 và chỉ có 7 trúng tuyển, năm 2010 tuyển được 22/30 chỉ tiêu. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên liên tiếp mấy năm gần đây số nghiên cứu sinh tuyển được khoảng 1/3 - 1/2 so với chỉ tiêu. Trường ĐH Kinh tế - Luật năm 2008 tuyển được 6/10 chỉ tiêu, năm 2009 được 8/12 chỉ tiêu và năm 2010 cũng chỉ tuyển được 6/12 chỉ tiêu…

Lý do giảng viên chê làm tiến sĩ trong nước, theo phân tích của GS Dong là do không có học bổng học. Còn kinh phí nhà nước cấp không thấm vào đâu (đào tạo tiến sĩ trong nước là 1,05 triệu đồng mỗi tháng). Trong khi đó, người đi học thường chỉ nhận chế độ cho “ cắt giảm giờ giảng, nhận lương theo quy định nhà nước”.

Để cải thiện tình trạng này, theo ông cần tăng chi phí đào tạo cho tiến sĩ trong nước. Một thay đổi quan trọng khác, cũng cần chuyển phương thức từ đào tạo tại chức sang chính quy.

Một vấn đề “tế nhị” nhưng không kém phần quan trọng, theo nhìn nhận của GS Nguyễn Thiện Tống,Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, đó là số trường đào tạo tiến sĩ trong nước có chất lượng chỉ đếm được trên đầu ngón tay; phần nhiều chương trình đào tạo ở các trường chưa đi vào thực chất, còn cả nể.

"Có nhiều nghiên cứu sinh không đạt nhưng hội đồng vẫn cho qua theo kiểu xí xóa. Đào tạo tiến sĩ trong nước hiện còn nửa vời, chưa đúng mức và chủ yếu chạy theo bằng cấp, danh hiệu là chính" - ông chia sẻ.

Còn với các ứng viên “tiến sĩ ngoại”, để cử một người đi học tiến sĩ ở nước ngoài cần phải giỏi cả chuyên môn và ngoại ngữ.Chưa kể, đi học về, xuất hiện tình trạng: làm trong trường đủ năm để “trả nợ giao kèo đào tạo”, sau đó nhảy ra ngoài.

Ở Trường ĐH Kinh tế quốc dân, khi tuyển đầu vào, giảng viên phải có tiếng Anh đạt 500 TOFEL, nhưng cũng phải mất khoảng 3 năm bồi dưỡng nữa mới cử đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài diện 322 được.

Ở tổng thể, có thể nhìn Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) để tiên liệu tính khả thi.

Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Vang cho biết, sau 10 năm thực hiện đề án, đã có 4.590 người ra nước ngoài học; trong đó, có 2.268 tiến sĩ.

"Đã có 3.017 người về nước, trong đó có 1.074 tiến sĩ", ông Vang cho biết. Như vậy mỗi năm, số giảng viên nhận bằng tiến sĩ có trên 100 người.

Nhìn nhận toàn cục, GS Nguyễn Quang Dong đưa giải pháp, vấn đề sử dụng cán bộ không nên chạy theo bằng cấp. Nếu công tác đề bạt cán bộ theo bằng cấp thì cả xã hội đi học và đi học không đúng chuyên ngành dẫn đến lãng phí, không đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần xem xét chế độ đãi ngộ phù hợp cho giảng viên đã được nâng chuẩn, ông Dong đề xuất.

Hiện nay, các trường đang phải đối mặt với việc khan hiếm giảng viên chất lượng cao.

Những giảng viên có năng lực thực sự thì thường được các công ty, doanh nghiệp thu hút hết. Năm nào, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng phải đối mặt với hiện tượng giảng viên nhảy việc. Chưa kể những giảng viên đi theo diện 322 sau 10 năm vẫn chưa về. “Không phải họ không hoàn thành nhiệm vụ mà xin gia hạn ở lại học và nghiên cứu tiếp nên trường đành phải chịu”, ông chia sẻ.
Kiều Oanh
Continue reading →